Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2008 - 2015
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN MỘNG GIAO
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN BÌNH XUYÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2008 - 2015
LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý Đất đai
Mã số: 60.62.16
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ích Tân
HÀ NỘI - 2008
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích
dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./
Tác giả luận văn
Nguyễn Mộng Giao
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn ích Tân đã
tận tình giúp đỡ hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài,
cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Sau Đại
học, khoa Đất và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường,
phòng Thống kê, phòng Kinh tế huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Cán bộ và Nhân dân địa phương nơi
tôi tiến hành điều tra nghiên cứu đề tài, đã giúp đỡ tôi để tôi hoàn
thành công việc. Trân trọng cảm ơn bàn bè đồng nghiệp đã khích lệ
tôi thực hiện đề tài.
Trân trọng cảm ơn những người thân trong gia đình, đặc biệt
là người vợ trẻ và các con đã luôn tạo điều kiện về mọi mặt động
viên tôi trong cuộc sống, học tập, thực hiện và làm hoàn chỉnh luận
văn này.
Tác giả luận văn
Nguyễn Mộng Giao
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1L 1 lúa
2L 2 lúa
1M 1 màu
2M 2 màu
BQ Bình quân
CN- TTCN Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
CNH - HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
ctv Cộng tác viên
ĐVT Đơn vị tính
FAO Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới
GO Giá trị sản xuất
HĐND Hội đồng nhân dân
Hs Giá trị gia tăng trên ngày công lao động
IC Chi phí trung gian
LĐ Lao động
LĐNN Lao động nông nghiệp
LM Lúa mùa
LX Lúa xuân
NVA Thu nhập hỗn hợp
QL Quốc lộ
T.T Thị trấn
Tr.đ Triệu đồng
VA Giá trị gia tăng
GTSX Giá trị sản xuất
GTSX N-L-N
Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư ngiệp
GTSX CN+XD Giá trị sản xuất công ngiệp + Xây dựng
GTSX dịch vụ Giá trị sản xuất dịch vụ
TT Thị trường
GDP Thu nhập quốc dân
iv
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích yêu cầu 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1. Đất và vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp 4
2.2. Sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững 7
2.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng
và Tỉnh Vĩnh Phúc 20
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG 26
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1. Đối tượng nghiên cứu: 26
3.2. Phạm vi nghiên cứu: 26
3.3. Nội dung nghiên cứu: 26
3.4. Phương pháp nghiên cứu: 27
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh
Phúc. 29
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 29
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 42
4.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2007 huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh
Phúc 59
4.2.1. Cơ cấu diện tích các loại đất 59
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất theo đơn vị hành chính 61
4.2.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Bình Xuyên 61
4.2.4. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 62
4.2.5. Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp 63
4.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Bình Xuyên 79
v
4.3.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp 79
4.3.2. Tiềm năng sản xuất nông nghiệp 81
4.3.3. Dự kiến chu chuyển các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trong
tương lai. 83
4.3.4. Những giải pháp thực hiện. 93
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 96
5.1. Kết luận 96
5.2. Đề nghị 98
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1:Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện Bình Xuyên qua các năm .. 46
Bảng 4.2: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện qua 3 năm
(2005- 2007)................................................................................................. 47
Bảng 4.3. Diện tích – Năng suất - Sản lượng một số cây trồng chính của
huyện Bình Xuyên – Vĩnh Phúc ................................................................... 49
Bảng 4.4: Cơ cấu giá trị ngành trồng trọt qua 3 năm ( 2005- 2007)............ 50
Bảng 4.5: Tình hình phát triển ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản của
huyện qua 3 năm (2005- 2007)..................................................................... 54
Bảng 4.6: Cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi và thuỷ sản qua 3 năm.................... 55
(2005 - 2007)................................................................................................ 55
Bảng 4.7: Tổng dân số và lao động của huyện qua 3 năm (2005-2007)........ 57
Biểu đồ 4.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Bình Xuyên năm 2007Bảng 4.8:
Hiện trạng sử dụng đất huyện Bình Xuyên năm 2007................................... 59
Bảng 4.8: Hiện trạng sử dụng đất huyện Bình Xuyên năm 2007 ................. 60
Bảng 4.9. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Bình Xuyên............... 61
Bảng 4.10. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất về hệ thống cây trồng huyện
Bình Xuyên năm 2007.................................................................................. 64
Bảng 4.11. Hiệu quả sử dụng đất của các loại cây trồng chính ..................... 68
Bảng 4.13. Mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên ngày công lao
động của các LUT hiện trạng ....................................................................... 74
Bảng 4.14. Hiện trang và đinh hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Bình
Xuyên........................................................................................................... 87
Bảng 4.15. Dự kiến chu chuyển các loại hình sử dụng đất trong tương lai.... 88
Bảng 4.16: Dự kiến năng suất, sản lượng của các cây trồng chính................ 90
Bảng 4.17 . So sánh giá trị sản lượng một số cây trồng chính huyện Bình
Xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2007-2015.......................................................... 91
vii
Bảng 4.18 : So sánh diện tích và giá tri sản xuất hiện trạng và định hướng... 92
Phụ lục1: Một số yếu tố khí hậu nông nghiệp huyện Bình Xuyên............... 102
Phụ lục 2. Hiện trạng sử dụng đất theo đơn vị hành chính.......................... 103
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Diễn biến một số yếu tố khí hậu của huyện Bình Xuyên .......... 32
Biểu đồ 4.4 Giá trị ngày công của các loại cây trồng chính .......................... 69
Biểu đồ 4.5 Thu nhập hỗn hợp của các loại hình sử dụng đất ....................... 71
Biểu đồ 4.6 Mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên ngày công lao
động của các LUT hiện trạng ....................................................................... 75
Biểu đồ 4.7 So sánh diện tích đất nông nghiệp trước và sau khi định hướng .... 89
Biểu đồ 4.8 So sánh thu nhập và thu nhập hỗn hợp trên công lao động trước
và sau định hướng ........................................................................................ 93
1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là thành phần quan trọng của môi trường sống, là tài nguyên vô
giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người để phát triển nông nghiệp. Đất là
tư liệu sản xuất là đối tượng lao động rất đặc thù bởi tính chất độc đáo mà không
thể vật thể tự nhiên nào có được “Đó là độ phì nhiêu”. Chính nhờ tính chất tự
nhiên này mà các hệ sinh thái đã, đang tồn tại phát triển và xét cho cùng, cuộc
sống của loài người cũng đang phụ thuộc vào tính chất độc đáo này của đất.
Đất và con người đã đồng hành qua các nền văn minh nông nghiệp từ
nông nghiệp thô sơ vào buổi bình minh của con người đến nền nông nghiệp đầy
ắp các tiến bộ khoa học kỹ thuật như ngày nay. Đất đai quý giá là vậy nhưng
không ít người thờ ơ đối với thiên nhiên, với đất. Do đó trên phạm vi toàn cầu và
ở nước ta diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, do bị thoái hoá ô
nhiễm, chuyển mục đích sử dụng. Bởi vậy vấn đề quan trọng là phải xem xét lại
mối quan hệ giữa con người với tài nguyên đất, trên cơ sở những giải pháp điều
chỉnh tác động tới đất trên quan điểm phát triển bền vững có cân nhắc tất cả các
khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.
Đặc biệt trong thời gian qua do nhận thức và hiểu biết về đất đai của nhiều
người dân còn hạn chế, đã lợi dụng và khai thác không hợp lý dẫn đến nhiều
diện tích đất đai bị thoái hoá, hoang mạc làm mất đi từng phần hoặc toàn bộ tính
năng sản xuất, làm cho nhiều loại đất vốn màu mỡ lúc ban đầu, nhưng sau một
thời gian canh tác đã trở thành những loại đất “có vấn đề”, có nhiều hạn chế vì
vậy để sử dụng chúng có hiệu quả cần thiết phải đầu tư cải tạo và bảo vệ, rất tốn
kém và trong nhiều trường hợp chưa chắc đã thành công.
Đứng trước vấn đề trên việc sử dụng đất nông nghiệp hợp lý tiết kiệm và có
hiệu quả kinh tế cao trên quan điểm bền vững là vấn đề quan trọng mà các nước trên
thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển cũng như Việt Nam đang quan tâm.
2
Nước ta đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ
chế quản lý về đất đai theo chủ chương của Đảng và Nhà nước (Luật đất đai
1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998). Quá trình
khai thác sử dụng đất đai phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
của từng vùng, hình thức sử dụng đất. Tình trạng đất đai ở một số nơi bị khai
thác một cách cạn kiệt, mà không chú ý đến việc cải tạo và bồi dưỡng nên đất bị
giảm chất lượng và dần bị thoái hoá. Bên cạnh đó một số nơi đã biết khai thác và
sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, người dân đã biết kết hợp
giữa khai thác và bồi dưỡng cải tạo đất làm cho độ phì nhiêu của đất ngày càng
nâng cao.
Những năm gần đây, nông nghiệp ở nước ta có sự tăng trưởng khá, sức
sản xuất của nông dân dần được giải phóng, tiềm năng đất nông nghiệp dần được
phát huy. Bên cạnh đó nước ta đất chật người đông, dân cư sống chủ yếu phụ
thuộc vào kết quả sản xuất nông nghiệp. Đòi hỏi khai thác đất đai hợp lý nhằm
phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và phát triển nông nghiệp
bền vững.
Bình Xuyên là một huyện bán sơn địa nằm ở phía nam tỉnh Vĩnh Phúc
đang trong quá trình đô thị hoá đã làm cho diện tích đất dùng trong sản xuất
nông nghiệp có xu hướng giảm. Để đảm bảo cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế
kỹ thuật, trong khi vẫn tiếp tục phát triển sản xuất nông nghiệp và an ninh lương
thực cho huyện, trong giai đoạn sắp tới, cần phải đầu tư thâm canh trong sản
xuất nông nghiệp, tiếp tục mở rộng và khai thác nguồn đất đai chưa sử dụng để
bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác.
Để sử dụng hợp lý đất nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá với hiệu
quả kinh tế cao và phát triển bền vững, vì vậy việc tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Bình
Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2015”.
3
1.2. Mục đích yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá thực trạng đất đai của huyện Bình Xuyên để có kế hoạch khai
thác và sử dụng vào các mục đích nông nghiệp.
- Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp để làm cơ sở hoạch định chiến
lược phát triển kinh tế xã hội cho các năm tiếp theo.
1.2.2. Yêu cầu.
- Xác định những lợi thế và những khó khăn về các điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội ảnh hưởng đến việc phát triển nông nghiệp của huyện.
- Lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp trên địa bàn huyện Bình
Xuyên theo hướng đa dạng hoá với hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững.
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên, nhân dân nhất là nông dân
huyện Bình Xuyên về tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp của huyện trong
công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Đất và vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp
2.1.1. Khái niệm về đất và đất sản xuất nông nghiệp
Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến những khái niệm, định
nghĩa về đất. Khái niệm đầu tiên của học giả người Nga Docutraiep năm 1886
cho rằng: “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả quá
trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất đó là: sinh vật, đá mẹ, khí
hậu, địa hình và thời gian” [6]. Tuy vậy, khái niệm này chưa đề cập đến khả
năng sử dụng và sự tác động của các yếu tố khác tồn tại trong môi trường xung
quanh. Do đó sau này một số học giả khác đã bổ sung các yếu tố: nước của đất,
nước ngầm và đặc biệt là vai trò của con người để hoàn chỉnh khái niệm về đất
nêu trên. Ngoài ra, còn có một số học giả khác cũng có những khái niệm về đất
như sau:
- Học giả người Anh V.RWiliam đã đưa ra khái niệm “Đất là lớp mặt tơi
xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây trồng”[17].
- Học giả E.Mitscherlich (1923) cho rằng “Đất chỉ là cái giá đỡ, cái kho
cung cấp chất dinh dưỡng” và “Đất là cái khối hỗn hợp gồm các phân tử nhỏ,
cứng rắn, nước, không khí cần thiết cho thực vật”. Các Mác cho rằng: “Đất đai là
tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, điều
kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ người kế
tiếp nhau” [3].
Theo quan điểm của các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam
cho rằng “Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”
và đất được hiểu theo nghĩa rộng như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề
mặt trái đất bao gồm các cấu thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và
dưới bề mặt đó như: khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước (hồ, sông
suối…), các dạng trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong