Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Tại Thành Phố Lào Cai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lý rác thải sinh hoạt tại Thành phố Lào Cai / Phạm Hồng Ngân; GVHD:
Kiều Thị Dƣơng 2011. LV7897.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay phát triển bền vững đã trở thành trung tâm của sự phát triển ở
mọi lĩnh vực trong xã hội. Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng ngày càng trở thành
vấn đề đáng lƣu tâm song song với sự đi lên nhanh chóng của nền kinh tế.
Tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, thu
nhập của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện, mức sống dần đƣợc nâng lên đã
đồng thời làm cho môi trƣờng ngày càng bị tác động xấu, gây ô nhiễm ngày
càng nghiêm trọng. Bên cạnh đó là tình hình dân số ngày càng gia tăng đã
khiến cho các vấn đề môi trƣờng đặc biệt là vấn đề rác thải trở nên vô cùng
bức xúc, đáng lƣu tâm nhất là tại các đô thị, nơi tập trung đông dân cƣ và các
nhà máy, cơ sở sản xuất, dịch vụ….
Ngày nay nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng do chất thải gây ra đang trở
thành vấn đề cấp bách đối với hầu hết các đô thị trong cả nƣớc, đòi hỏi phải
có các biện pháp quản lý, khắc phục để đảm bảo môi trƣờng và phát triển bền
vững. Việc quản lý chất thải đô thị ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới đang
đặt ra thách thức lớn chƣa từng có. Việc áp dụng các chính sách đặc thù cho
mỗi quốc gia để quản lý chất thải là biện pháp hữu hiệu, cần thiết để đối phó
với tình trạng này.
Trong những năm gần đây, kinh tế Lào Cai có sự phát triển mạnh mẽ
theo cơ chế thị trƣờng. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội,
lƣợng rác thải trên địa bàn thành phố Lào Cai cũng gia tăng, kéo theo nó là
các vấn đề môi trƣờng và sức khỏe do rác thải sinh ra. Những khó khăn trong
quản lý, quy hoạch, xử lý rác thải cộng với sự thiếu ý thức của một bộ phận
ngƣời dân đã khiến nhiều khu vực trên địa bàn thành phố bị ô nhiễm vì rác
thải, đặc biệt là rác thải sinh hoạt. Chính vì vậy vấn đề quản lý rác thải đang
đƣợc các cấp, các ngành, chính quyền địa phƣơng và mọi tầng lớp hết sức
quan tâm.
2
Với mục đích nghiên cứu, tìm hiểu rõ về tình trạng rác thải tại thành
phố Lào Cai cũng nhƣ hiện trạng quản lý rác thải tại đây, từ đó làm cơ sở cho
việc đề xuất các giải pháp quản lý môi trƣờng bền vững, tôi đã tiến hành thực
hiện đề tài tốt nghiệp “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp nâng
cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Lào Cai ”.
3
Chƣơng I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những khái niệm liên quan đến chất thải rắn
Có nhiều quan điểm khác nhau về chất thải rắn tùy thuộc vào từng
vùng, từng địa phƣơng và từng lĩnh vực khác nhau.
Theo quan niệm chung trƣớc kia: chất thải rắn là toàn bộ những loại
vật chất do con ngƣời loại bỏ trong hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao
gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng
đồng loài ngƣời…). Trong đó, quan trọng nhất là các loại chất thải phát sinh
từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con ngƣời (http://www.scribd.com/
doc/6899004/5-O-nhiem-chat-thai-ran).
Theo Nghị định 59/2007/NĐ-CP: Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn,
đƣợc thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các
hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thƣờng và chất thải
rắn nguy hại. Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi
công cộng đƣợc gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt (http://www.moc.gov.vn/
site/moc/legal?v=detail-doc&id=18560).
Theo quan niệm ngày nay: chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô
thị) đƣợc định nghĩa là vật chất mà ngƣời tạo ra ban đầu vứt bỏ ở khu vực đô
thị mà không đòi hỏi sự bồi thƣờng cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải
đƣợc coi là chất thải đô thị nếu chúng đƣợc xã hội nhìn nhận nhƣ một thứ mà
thành phố có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy. Theo quan điểm này, chất thải
rắn đô thị mang các đặc trƣng sau: bị vứt bỏ trong khu vực đô thị và thành
phố có trách nhiệm phải thu gom, thu dọn (Nguyễn Thị Hảo, 2008).
1.2. Đặc điểm của chất thải rắn sinh hoạt đô thị
1.2.1. Nguồn phát sinh
Dựa vào đặc điểm của đô thị để xác định các nguồn phát sinh rác thải.
Nhìn chung rác thải sinh hoạt đô thị đƣợc phát sinh từ các nguồn thải sau:
4
- Khu dân cƣ: hộ gia đình, biệt thự, chung cƣ…
- Khu thƣơng mại: nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, các trạm sửa
chữa…
- Cơ quan công sở: trƣờng học, bệnh viện, văn phòng chính phủ..
- Công trình xây dựng: khu nhà xây dựng mới, nâng cấp đƣờng phố…
- Dịch vụ công cộng đô thị: hoạt động vệ sinh đƣờng phố, công viên, khu
vui chơi giải trí…
- Khu công nghiệp: công nghiệp xây dựng, chế tạo, công nghiệp nặng,
nhẹ…
- Nông nghiệp: đồng cỏ, vƣờn cây ăn quả, nông trại, đồng ruộng…
1.2.2. Thành phần
Tùy vào từng khu đô thị khác nhau, mức độ phát triển khác nhau mà
thành phần và tính chất của chất thải rắn có khác nhau rõ rệt. Thành phần của
chất thải rắn có thể đƣợc chia ra làm 3 loại cơ bản nhƣ sau:
- Các chất cháy đƣợc: giấy, cỏ, gỗ, củi, rơm rạ, thực phẩm, chất dẻo, da và
cao su.
- Các chất không cháy đƣợc: kim loại (kim loại đen và kim loại màu), phi
kim, thủy tinh, đá và sành sứ.
- Các chất hỗn hợp: tất cả các vật liệu khác, không phân loại ở trên. Chúng
đƣợc chia làm 2 loại: kích thƣớc nhỏ hơn 5mm và lớn hơn 5mm.
Theo các nguồn tài liệu thu đƣợc từ các nghiên cứu về rác thải đô thị ở
Việt Nam thấy rằng trong thành phần rác thải đô thị nƣớc ta thì rác thải hữu
cơ chiếm lƣợng lớn nhất, trung bình tại các khu đô thị thành phần chất hữu cơ
chiếm đến 55% tổng lƣợng rác thải (Nguyễn Thị Hảo, 2008).
1.2.3. Tỷ trọng
Tỷ trọng cũng nhƣ lƣợng phát sinh rác thải dao động rất lớn giữa các
nƣớc khác nhau: Ở các nƣớc đang phát triển có tỷ trọng rác thải cao hơn các
nƣớc phát triển. Ở Mỹ, tỷ trọng này là 100 kg/m3
, ở Anh là 150 kg/m3
, ở
5
Singapore là 175 kg/m3
, ở Thái Lan là 250 kg/m3 …còn ở Ấn Độ, Việt Nam
là 500 kg/m3
. Tùy từng đô thị mà tỷ trọng của rác thải cũng khác nhau, nhƣ ở
Hà Nội là 480 kg/m3
; Hải Phòng: 580 kg/m3
; Thành phố Hồ Chí Minh: 500
kg/m3
, các đô thị còn lại: 530 kg/m3
(số liệu năm 1992). Tỷ trọng của chất
thải rắn quyết định việc lựa chọn các trang thiết bị vận chuyển, thu gom
…(Đinh Thị Thu, 2010).
1.3. Công tác quản lý rác thải sinh hoạt đô thị trên Thế giới và Việt Nam
* Khái niệm về quản lý chất thải rắn
Theo Nghị định 59/2007/NĐ-CP: Hoạt động quản lý chất thải rắn bao
gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tƣ xây dựng cơ sở quản lý chất
thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lƣu giữ, vận chuyển, tái sử dụng,
tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có
hại đối với môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời (http://vea.gov.vn/VN/
vanbanphapquy/quyphamphapluat).
Các đô thị khác nhau trên thế giới thì có những hoạt động quản lý rác
thải khác nhau. Tuy nhiên, quản lý chất thải rắn nói chung có hiệu quả phải
bao gồm các hoạt động chính sau: giảm thiểu nguồn phát sinh, thu gom, tái sử
dụng tái chế, thu hồi năng lƣợng từ chất thải rắn, chôn lấp hợp vệ sinh. Rác
thải sinh hoạt cũng là một loại chất thải rắn và cũng cần phải đƣợc quản lý
một cách hiệu quả nhằm bảo vệ môi trƣờng trong sạch và sự phát triển bền
vững. Sau đây chúng tôi xin đƣa ra một số tìm hiểu chung về công tác quản lý
chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam.
1.3.1. Quản lý rác thải đô thị trên thế giới
Hiện nay trên thế giới việc quản lý chất thải nói chung và quản lý chất
thải rắn nói riêng đã và đang đƣợc quan tâm cao, nhằm giải quyết vấn đề chất
thải, đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng cho sự phát triển bền
vững.
6
Thành phần và tính chất của rác thải sinh hoạt có biến động lớn giữa
các đô thị khác nhau. Do vậy hoạt động quản lý rác thải là công việc phức tạp
và có đặc điểm khác nhau ở những đô thị khác nhau.
Hiện nay, có nhiều loại công nghệ khác nhau để xử lý chất thải rắn đô
thị, tùy vào trình độ phát triển của từng quốc gia mà có những biện pháp khác
nhau. Và mỗi công nghệ có khả năng ứng dụng tốt nhất trong những phạm vi
nhất định. Ở những nƣớc phát triển, ngƣời ta thƣờng tập chung xử lý chất thải
bằng cách kết hợp những quy trình công nghệ xử lý khác nhau. Những công
nghệ thƣờng đƣợc áp dụng với chất thải rắn đô thị bao gồm:
* Phân loại và xử lý cơ học: biện pháp này sẽ làm tăng hiệu quả tái chế
và xử lý ở các bƣớc tiếp theo. Các công nghệ dùng trong phân loại và xử lý
chất thải nhƣ cắt, nghiền, sàng, tuyển cử, tuyển khí nén…Gồm các giai đoạn
chính sau:
- Tách lấy kim loại, thủy tinh, giấy, chất dẻo ra khỏi chất thải.
- Làm khô bùn bể phốt (sơ chế).
- Đốt chất thải không cho thu hồi nhiệt.
- Lọc, tạo rắn đối với các chất thải bán lỏng.
* Công nghệ thiêu đốt là quá trình ôxi hóa chất thải ở nhiệt độ cao.
Phƣơng pháp này có ƣu điểm là phù hợp với các loại chất thải nguy hại nhƣ
cao su, nhựa dẻo, da vụn, giấy, cặn dầu… thế năng tận dụng nhiệt cao, xử lý
triệt để khối lƣợng, sạch sẽ và không tốn diện tích đất để chôn lấp… Phƣơng
pháp này có ý nghĩa rất quan trọng vì nó làm giảm đến mức nhỏ nhất lƣợng
chất thải cho xử lý.
* Công nghệ xử lý hóa lý: là sử dụng các quá trình biến đổi hóa lý
nhằm làm thay đổi tính chất thải, nhằm giảm thiểu khả năng nguy hại của chất
thải đối với môi trƣờng. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ mang lại hiệu quả kinh
tế và môi trƣờng nếu có công nghệ hiện đại. Một số biện pháp nhƣ sau:
7
- Trích ly: là tách các cấu tử ra khỏi hỗn hợp nhờ dung môi có khả năng
hòa tan chọn lọc một số chất có trong hỗn hợp đó.
- Chƣng cất: là tách các hỗn hợp chất lỏng bay hơi thành những cấu tử
riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau, ở những nhiệt độ sôi khác nhau.
- Kết tủa, trung hòa: dựa vào phản ứng tạo sản phẩm kêt tủa lắng giữa
các chat bẩn và hóa chất để tách các chất kết tủa ra khỏi hỗn hợp.
- Oxi hóa khử: là quá trình sử dụng các tác nhân oxi hóa khử để tiến
hành phản ứng OXH-K, chuyển các chất độc hại thành những chất độc hại
hoặc ít độc hơn.
* Phƣơng pháp sinh học: bao gồm các giai đoạn chính nhƣ sau:
- Chế biến phân phủ sinh học.
- Mê tan hóa trong các bể thu hồi khí sinh học.
* Phƣơng pháp chôn lấp hợp vệ sinh: là phƣơng pháp kiểm soát sự
phân hủy của chất rắn khi chúng đƣợc chôn nén và phủ lấp bề mặt. Đây là
phƣơng pháp đơn giản, chi phí thấp và đƣợc áp dụng phổ biến ở các nƣớc
đang phát triển. Tuy nhiên phƣơng pháp này đòi hỏi có diện tích đất lớn và có
nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng cao.
1.3.2. Quản lý rác thải sinh hoạt đô thị tại Việt Nam
Ở Việt Nam công tác quản lý rác thải sinh hoạt chủ yếu là do các công
ty môi trƣờng đô thị đảm nhận. Mặc dù trong những năm gần đây hoạt động
của các công ty đã có nhiều tiến bộ đáng kể, phƣơng thức quản lý đã có nhiều
cải tiến nhƣng vấn đề rác thải sinh hoạt đô thị vẫn là vấn đề đáng lo ngại đối
với môi trƣờng của chúng ta hiện nay. Nói chung, công tác quản lý bao gồm
các hoạt động thu gom, tái sử dụng, tái chế, tiêu hủy và các vấn đề về quản lý
gồm chính sách, thể chế, tài chính và ngân sách.
1.3.2.1.Vấn đề quản lý rác thải
Hiện nay chính phủ đã ban hành các khung hành lang pháp lý nhằm
điều chỉnh các hoạt động bảo vệ môi trƣờng cho phù hợp với sự phát triển của