Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại trong lĩnh vực kinh doanh xăng
PREMIUM
Số trang
59
Kích thước
3.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1992

đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại trong lĩnh vực kinh doanh xăng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

- Trang 1 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương

MSSV: 5013069

MỞ ĐẦU



Trong những năm gần đây Nha Trang có sự phát triển mạnh về mặt kinh tế

xã hội, chủ yếu là du lịch, thương mại và công nghiệp đã làm gia tăng lượng nhiên

liệu sử dụng. Để đáp ứng được lượng nhiên liệu này, hoạt động kinh doanh xăng

dầu cũng không ngừng gia tăng làm phát sinh nhiều vấn đề môi trường, ảnh hưởng

nhất định đến chất lượng môi trường xung quanh và cuộc sống sinh hoạt của người

dân sống gần các cơ sở kinh doanh xăng dầu. Trong quá trình kinh doanh, hơi xăng

dầu phát sinh từ hoạt động xuất, nhập xăng dầu từ bồn chứa, hoạt động bơm hút từ

cây xăng, súc rửa các bồn chứa xăng dầu... đã làm phát sinh các loại khí thải mà

thành phần chủ yếu là hydrocarbon (HC) hay còn gọi là chất hữu cơ bay hơi, nước

thải nhiễm dầu (nước thải có chứa dầu mỡ khoáng), đặc biệt chất thải rắn phát sinh

từ hoạt động súc rửa các bồn chứa xăng dầu mà thành phần chính là cặn dầu có

chứa nhiều chất thải nguy hại... có nguy cơ làm giảm chất lượng môi trường và ảnh

hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân nếu không có biện pháp xử lý và

giảm thiểu phù hợp.

Cho đến nay, ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa chưa có số liệu thống

kê hoặc nghiên cứu nào về điều tra, đánh giá hiện trạng chất thải nguy hại từ hoạt

động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố Nha Trang để có giải pháp quản

lý phù hợp. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải

pháp quản lý chất thải nguy hại trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tại thành

phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” được tiến hành nhằm đánh giá hiện trạng chất

thải nguy hại trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố Nha

Trang. Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của chất thải nguy

hại từ hoạt động kinh doanh xăng dầu đến chất lượng môi trường và đời sống sinh

hoạt của người dân

- Trang 2 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương

MSSV: 5013069

Nội dung nghiên cứu đề tài:

+ Điều tra, thu thập các số liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu

của các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố Nha Trang như: số lượng

trạm (cây) xăng dầu; lượng xăng dầu bán ra hàng ngày ở các cây xăng dầu; chất

lượng môi trường tại các cây xăng dầu; lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt

động kinh doanh xăng dầu; công tác quản lý, xử lý chất thải nguy hại từ hoạt động

súc rửa bồn chứa….

+ Đánh giá hiện trạng chất thải nguy hại từ hoạt động kinh doanh xăng dầu

trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa;

+ Đề xuất một số giải pháp quản lý phù hợp, nhằm giảm thiểu những tác

động của chất thải nguy hại từ hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành

phố Nha Trang đến chất lượng môi trường và đời sống sinh hoạt của người dân.

- Trang 3 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương

MSSV: 5013069

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN



1.1. Khái quát chung về chất thải nguy hại từ hoạt động kinh doanh xăng dầu

1.1.1. Một số khái niệm chung

- Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về chất thải nguy hại tùy thuộc

vào sự phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước

trên thế giới. Tại Việt Nam, theo Điều 3, Chương 1 Luật Bảo vệ môi trường số

52/2005/QH1 chất thải nguy hại được định nghĩa như sau: Chất thải nguy hại là

chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm,

gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác. [6]

- Về việc phân loại chất thải nguy hại, theo Điều 5, Chương 1 Thông tư số

12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về Quy

định về Quản lý chất thải nguy hại: Việc phân định, phân loại CTNH được thực

hiện theo quy định tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này và Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT về Ngưỡng chất thải nguy hại ban hành kèm theo

Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ

Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (sau

đây viết tắt là QCVN 07:2009/BTNMT). [2],[3]

Nguyên tắc phân định CTNH bao gồm:

+ Xác định một chất thải là CTNH căn cứ vào quy định về

ngưỡng CTNH;

+ Hỗn hợp chất thải được phân định là CTNH khi có ít nhất một chất thải

thành phần trong hỗn hợp chất thải là CTNH;

+ Loại chất thải có khả năng là CTNH (ký hiệu *) quy định tại Phụ lục 8 kèm

theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT khi chưa phân định được là không nguy hại

theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT thì phải quản lý theo quy định như đối

với CTNH. [2],[3]

 Như vậy đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu mà đề tài nghiên cứu thì

chất thải nguy hại chính là dầu thải, các chất thải chứa hay nhiễm dầu bao gồm cặn

- Trang 4 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương

MSSV: 5013069

dầu, các loại rẻ lau dính dầu nhớt, các thùng và các bao bì dính dầu nhớt, xăng dầu

vung vãi trong quá trình hoạt động kinh doanh, nước thải nhiễm dầu… Lượng chất

thải nguy hại này có khối lượng rất lớn vì theo nguyên tắc nếu một bao bì có dính

chất thải nguy hại thì có thể xem cả khối lượng bao bì đó cũng là chất thải nguy hại.

Chất thải được gọi là “dầu thải” khi thành phần dầu chiếm tỷ trọng ưu thế

trong chất thải (lớn hơn hoặc bằng 50%); tên gọi chất thải có hoặc lẫn dầu khi thành

phần dầu chiếm tỷ trọng kém ưu thế hơn so với các thành phần khác trong chất thải

(nhỏ hơn 50%). [2]

Theo nguyên tắc phân định, phân loại trên thì chất thải nguy hại xăng dầu

thuộc nhóm nguồn 17: Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu

cơ, môi chất lạnh và chất đẩy (propellant); thuộc phân nhóm chất thải 04, 05, 06:

Dầu đáy tàu, chất thải từ thiết bị tách dầu/nước, nhiên liệu lỏng thải; Cụ thể loại

chất thải có mã số chất thải bao gồm:

+ 17 04 02: Dầu đáy tàu từ nước thải cầu tàu;

+ 17 05 01: Chất thải rắn từ buồng lọc cát sỏi và các bộ phận khác từ thiết

bị tách dầu/nước;

+ 17 05 02: Bùn thải từ thiết bị tách dầu/nước;

+ 17 05 03: Bùn thải từ thiết bị chặn dầu;

+ 17 05 04: Bùn thải từ thiết bị tách dầu/nước;

+ 17 05 05: Nước lẫn dầu thải từ thiết bị tách dầu nước;

+ 17 05 06: Hỗn hợp chất thải từ buồng lọc cát sỏi và các bộ phận khác

của thiết bị tách dầu/nước;

+ 17 06 01: Dầu nhiên liệu và dầu diesel thải;

+ 17 06 02: Xăng dầu thải;

+ 17 06 03: Các loại nhiên liệu thải khác (bao gồm cả hỗn hợp).

Nhóm nguồn 18: Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu

lọc và vải bảo vệ; thuộc phân nhóm 02: Chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau và vải bảo

vệ thải; Cụ thể loại chất thải có mã số chất thải:

- Trang 5 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương

MSSV: 5013069

+ 18 02 01: Chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm cả vật liệu lọc dầu chưa

nêu tại các mã khác), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại. [2]

1.1.2. Khái quát về chất thải nguy hại xăng dầu

- Có rất nhiều dạng chất thải nguy hại xăng dầu, mỗi dạng có đặc tính, tính

chất riêng; từ đó cũng gây sự ảnh hưởng khác nhau đến môi trường và sức khỏe của

cộng đồng theo một cách tiêng biệt. Điển hình cho chất thải nguy hại xăng dầu là

một số dạng sau:

+ Hơi xăng dầu từ quá trình xuất nhập, tồn trữ, vận chuyển qua các đường

ống, bơm và bồn chứa (Các hợp chất hydrocacbon CxHy);

+ Khói thải từ các phương tiện giao thông vận tải như môtô, ôtô, xe bồn…

(Khói chứa hydrocacbon, CO, NOx, SOx, aldehyde);

+ Tiếng ồn từ hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải ra vào xuất

nhập xăng dầu với mức độ và chấn động khác nhau;

+ Nước thải nhiễm dầu: Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh

xăng dầu thường bao gồm các công đoạn nhập khẩu, tồn trữ xăng dầu, vận chuyển,

phân phối tới người tiêu dùng thông qua mạng lưới cửa hàng xăng dầu. Trong quá

trình hoạt động, vận hành tại các kho xăng dầu và cửa hàng kinh doanh xăng dầu lẻ

có phát sinh nước thải nhiễm dầu cần phải xử lý do những nguyên nhân sau: Xúc

rửa bể chứa định kỳ tại các kho xăng dầu nhằm đảm bảo chất lượng nhiên liệu; Xả

nước đáy bể sau khi kết thúc quá trình nhập dầu vào bể chứa trong kho; Sử dụng

nước sạch để vệ sinh công nghiệp định kỳ và sau khi kết thúc sữa chữa công nghệ,

thiết bị trong kho xăng dầu; Nước mưa rơi vãi trên khu vực nền bãi có khả năng

nhiễm dầu tại kho và cửa hàng xăng dầu; Nước thải ra do phun làm mát tự động các

bồn chứa nhiên liệu.

 Trên cơ sở phân tích nguồn và nguyên nhân phát sinh nước thải nhiễm dầu

cho thấy khối lượng nước thải nhiễm dầu không thường xuyên và đều đặn, phụ

thuộc vào các quy định liên quan đến xúc rửa bể chứa, tần suất nhập hàng, vệ

sinh… các thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải tại các kho xăng dầu gồm:

COD, chất thải rắn lơ lửng, dầu mỡ khoáng;

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!