Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát phát thải khí lò hơi tại các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh: Luận văn thạc sĩ - Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và Môi trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN TRẦN BẢO TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT PHÁT THẢI KHÍ
LÒ HƠI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TỈNH TÂY NINH
Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Mã chuyên ngành: 60.85.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường
Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày 11 tháng 7 năm 2021
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. Lương Văn Việt - Chủ tịch Hội đồng
2. TS. Lê Hoàng Anh - Phản biện 1
3. TS. Nguyễn Chí Hiếu - Phản biện 2
4. PGS.TS. Bùi Xuân An - Ủy viên
5. Trần Thị Thu Thủy - Thư ký
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG VIỆN KHCN&QL MÔI TRƯỜNG
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Trần Bảo Trường MSHV: 17001161
Ngày, tháng, năm sinh: 15/3/1984 Nơi sinh: tỉnh Tây Ninh
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã chuyên ngành: 60.85.01.01
I. TÊN ĐỀ TÀI:
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát phát thải khí lò hơi tại các khu
công nghiệp tỉnh Tây Ninh
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Đánh giá hiện trạng phát thải khí lò hơi tại các nhóm nhà máy thuộc 02 KCN
Phước Đông và Thành Thành Công.
- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại 02 khu công nghiệp
được khảo sát.
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát thải khí lò hơi.
- Dự báo tải lượng phát thải bụi và khí thải lò hơi tại các khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh.
- Đề xuất giải pháp kiểm soát phát thải bụi và khí thải lò hơi tại các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: theo Quyết định số 847/QĐ-ĐHCN ngày 10 tháng
7 năm 2020.
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/07/2021
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20 21
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)
PGS.TS Nguyễn Thanh Bình
VIỆN KHCN&QL MÔI TRƯỜNG
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát
phát thải khí lò hơi tại các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh”, tôi đã nhận được rất
nhiều sự động viên, giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình, người đã trực
tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, hỗ trợ và cho tôi những lời khuyên vô cùng quý giá
về kiến thức chuyên môn trong suốt quá trình thực hiện luận văn của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh, Công ty
Cổ phần Khu công nghiệp Thành Thành Công, Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn
VRG, các doanh nghiệp tại 2 khu công nghiệp Thành Thành Công và khu công
nghiệp Phước Đông đã giúp đỡ cung cấp số liệu và tạo điều kiện thuận lợi trong
suốt quá trình khảo sát, lấy mẫu phục vụ đề tài.
Cuối cùng, tôi cũng muốn bày tỏ sự biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp vì đã
luôn động viên và khuyến khích tôi trong suốt những năm học tập và trong thời gian
thực hiện đề tài này.
Với thời gian nghiên cứu hạn chế, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất
mong nhận được các ý kiến đóng góp để tôi có thể chỉnh sửa, hoàn thiện đề tài của
mình.
Xin chân thành cảm ơn.
ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Từ khóa: lò hơi, không khí xung quanh, phát thải lò hơi, kiểm soát phát thải.
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát phát thải khí lò hơi
tại các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh” được tiến hành tại 02 khu công nghiệp
(KCN) Phước Đông và Thành Thành Công; thời gian thực hiện từ tháng 07/2020
đến tháng 07/2021. Mục tiêu: Đánh giá hiện trạng phát thải và các yếu tố ảnh hưởng
đến phát thải khí lò hơi, hiện trạng chất lượng không khí KCN, dự báo thải lượng
bụi, khí thải lò hơi và đề xuất giải pháp kiểm soát phát thải tại các KCN. Kết quả
nghiên cứu cho thấy: Số lượng doanh nghiệp sử dụng lò hơi chiếm 14% (KCN
Thành Thành Công) và 36% (KCN Phước Đông). Doanh nghiệp sử dụng đa số là
loại lò ghi xích ống lửa hoặc ống nước, công suất nhỏ đến vừa dao động từ 1 – 35
tấn hơi/h. Nhiên liệu chủ yếu là than đá (41,4%) và củi (trấu, gỗ ép) (35%). Hiện
trạng phát thải bụi và khí thải lò hơi tại các KCN hiện nay vẫn còn thấp, chưa có tác
động đáng kể cho môi trường không khí. Chất lượng môi trường không khí KCN
vẫn được duy trì tốt, chưa gây áp lực cho công tác quản lý ô nhiễm môi trường
không khí và kiểm soát phát thải khí thải. Kết quả đánh giá cho thấy, lò hơi sử dụng
than đá có nồng độ bụi cao nhất, tiếp theo là lò hơi sử dụng sinh khối và thấp nhất là
lò hơi sử dụng DO; nồng độ CO, SO2 lò hơi sử dụng DO cao hơn các loại còn lại
(than, sinh khối), thấp nhất lò hơi sử dụng than. Nồng độ CO lò hơi ống lửa cao hơn
các loại còn lại, thấp nhất lò dầu truyền nhiệt. Theo ước tính, tải lượng các chất gây
ô nhiễm trong khói thải lò hơi hiện nay tại 02 KCN tương đối thấp, đóng góp vào
lượng phát thải khí nhà kính tỉnh Tây Ninh khoảng 0,81 triệu tấn CO2 mỗi năm. Dự
báo đến năm 2025, lượng phát thải tăng khoảng 1,3 lần so với năm 2020. Các giải
pháp được đề xuất để tăng cường kiểm soát phát thải khí lò hơi tại các KCN gồm:
Giám sát các hoạt động quan trắc và kiểm kê phát thải bụi và khí thải lò hơi. Định
hướng các phương án sử dụng lò hơi và xử lý khí thải cho các doanh nghiệp mới
đầu tư vào các KCN tỉnh. Nhóm giải pháp kỹ thuật tập trung vào giải pháp tiết kiệm
năng lượng trong quá trình vận hành lò hơi, giải pháp thay thế nhiên liệu để giảm
phát thải ô nhiễm và các giải pháp hỗ trợ tăng hiệu quả xử lý bụi và khí thải lò hơi
để đạt mức phát thải thấp.
iii
ABSTRACT
Keywords: Boiler, ambient air, emission of boiler, emission control.
Thesis “Assess status and propose solutions that control emission of boiler at
industrial zones in Tay Ninh province” has conducted at Phuoc Dong industrial
zone and Thanh Thanh Cong industrial zones in Tay Ninh province. The
implementation time of this thesis is from July 2020 to July 2021. Objectives:
Assess to emission status of boiler and factors that affect emission of boiler, of
ambient air at industrial zones; forecast the concentration of dust, exhaust gas from
industrial boiler; proposing solutions that control the boiler emissions at industrial
zone. The study result show: Percentage of enterprises using boilers has been about
14% (Thanh Thanh Cong Industrial zone) and 36% (Phuoc Dong Industrial zone).
Kind of boilers that use mainly has been fire tube boiler or water tube boiler. These
boilers has small and medium capacity that ranging from 1-35 tons of steam/h. Kind
of fuels that use mainly has been coal (41.4%) and firewood (rice husk, pressed
wood) (35%). In current, dust and gas exhaust from boiler has been still low. It has
not significant impacted on air quality in industrial zones yet. The boiler using coal
that have the highest dust concentration, followed by the boiler using biomass and
the lowest is the boiler using DO; The concentration of CO, SO2 in the boiler using
DO is higher than the other types, the lowest in the boiler using coal. CO
oncentration of fire tube boiler was higher than the other and was lowest in steam
boiler. It is estimated that volume of pollutants in gas emission from boiler has been
low, contributing about 0.81 million tons of CO2 per year into GHG emission in
Tay Ninh province. In 2025, emissions will increase about 1.3 times compared to
2020. Solutions is proposed that help emission control from boiler in industrial
zones include: inspect the monitoring activities for dust and exhaust gas of boiler,
inventor dust and and exhaust gas of boiler, Orient for using boilers and treating
emission for new enterprises in industrial zones. Technical solutions focus on
saving energy during boiler operation, replacing fuel to reduce emissions and
applying the support technology to increase efficiency of dust and exhaust gas.
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các kết quả nghiên
cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Học viên
Nguyễn Trần Bảo Trường
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ..........................................................................ii
ABSTRACT.......................................................................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................iv
MỤC LỤC ..............................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ẢNH....................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................xi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3
2.1 Mục tiêu tổng quát.............................................................................................3
2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................3
3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................3
3.2 Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.........................................................3
4.1 Ý nghĩa khoa học của luận văn ..........................................................................3
4.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn...........................................................................4
CHƯƠNG 1TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................5
1.1 Tổng quan về công nghệ lò hơi sử dụng trong các ngành công nghiệp...............5
1.1.1 Tổng quan về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lò hơi ................................5
1.1.2 Phân loại lò hơi...............................................................................................7
1.2 Tổng quan về khí thải lò hơi và công nghệ xử lý..............................................10
1.2.1 Tổng quan về các loại nhiên liệu sử dụng cho lò hơi.....................................10
1.2.2 Tổng quan về phát thải khói lò hơi................................................................14
1.2.3 Tổng quan về công nghệ xử lý khói thải lò hơi .............................................17
1.2.4 Tổng quan về các biện pháp quản lý/ kiểm soát phát thải khói lò hơi............21
vi
1.2.5 Tổng kết .......................................................................................................22
1.3 Tình hình hoạt động và phát triển của các KCN tỉnh Tây Ninh ........................23
1.3.1 Hiện trạng hoạt động công nghiệp tỉnh Tây Ninh..........................................23
1.3.2 Hiện trạng hoạt động và định hướng phát triển của các KCN tỉnh Tây Ninh .24
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................27
2.1 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................27
2.1.1 Đánh giá hiện trạng phát thải khí lò hơi tại các nhóm nhà máy thuộc 02 KCN
Phước Đông và Thành Thành Công.......................................................................27
2.1.2 Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại 02 khu công nghiệp
được khảo sát ........................................................................................................27
2.1.3 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát thải khí lò hơi .................27
2.1.4 Dự báo tải lượng phát thải bụi và khí thải lò hơi tại các khu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Tây Ninh ............................................................................................27
2.1.5 Đề xuất giải pháp kiểm soát phát thải bụi và khí thải lò hơi tại các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh..........................................................................28
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................28
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin và khảo cứu tài liệu.....................................28
2.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa .....................................................................29
2.2.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu........................................................29
2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu hiện trạng............................................................39
2.2.5 Phương pháp xử lý thống kê dự báo số liệu...................................................40
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................46
3.1 Đánh giá hiện trạng phát thải bụi, khí thải lò hơi tại 02 KCN Phước Đông và
Thành Thành Công................................................................................................46
3.1.1 Bụi tổng và bụi PM10...................................................................................46
3.1.2 Các thành phần khí CO, SO2, NO2 ................................................................48
3.2 Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại 02 KCN Phước Đông
và Thành Thành Công ...........................................................................................52
3.2.1 Bụi tổng và bụi PM10...................................................................................52
3.2.2 Các thành phần khí CO, SO2, NO2 ................................................................54
3.3 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát thải khí lò hơi tại 02 KCN Phước
Đông và Thành Thành Công..................................................................................60
vii
3.3.1 Hiện trạng sử dụng lò hơi tại 02 KCN Phước Đông và Thành Thành Công...60
3.3.2 Hiện trạng xử lý khí thải lò hơi .....................................................................65
3.3.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát thải khí lò hơi tại 02 KCN Phước
Đông và Thành Thành Công..................................................................................66
3.4 Dự báo tải lượng phát thải bụi và khí thải lò hơi tại các KCN trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh ...............................................................................................................82
3.4.1 Dự báo tải lượng bụi phát sinh từ các nhóm lò hơi........................................82
3.4.2 Dự báo tải lượng khí thải phát sinh từ các nhóm lò hơi .................................83
3.4.3 Tổng kết .......................................................................................................86
3.5 Đề xuất giải pháp kiểm soát phát thải bụi và khí thải lò hơi tại các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh..........................................................................87
3.5.1 Tóm tắt các vấn đề chính trong hiện trạng phát thải bụi và khí thải lò hơi.....87
3.5.2 Đề xuất giải pháp kiểm soát phát thải bụi và khí thải lò hơi tại các KCN tỉnh
Tây Ninh ...............................................................................................................89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................97
1. Kết luận.........................................................................................................97
2. Kiến nghị.......................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................100
PHỤ LỤC............................................................................................................107
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG………………………………………………………147
viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Sơ đồ hoạt động của lò hơi........................................................................6
Hình 1.2 Các loại nhiên liệu than đốt lò hơi phổ biến ............................................10
Hình 1.3 Các dạng nhiên liệu củi, mùn cưa ép (Công ty TNHH Cleanwrap Latex) 11
Hình 1.4 Thanh trấu ép (Công ty TNHH Kou Yuen Tây Ninh)..............................12
Hình 1.5 Bộ sấy khí của lò hơi đốt trấu (Công ty TNHH Kou Yuen, KCN Thành
Thành Công) .........................................................................................18
Hình 2.1 Vị trí lỗ lấy mẫu......................................................................................36
Hình 2.2 Đồ thị lựa chọn số điểm lấy mẫu tối thiểu theo phương ngang (bao gồm
lấy mẫu bụi) ..........................................................................................37
Hình 3.1 Nồng độ bụi tổng trong khí thải lò hơi.....................................................46
Hình 3.2 Nồng độ bụi PM10 trong khí thải lò hơi. ..................................................47
Hình 3.3 Nồng độ CO trong trong khí thải lò hơi...................................................48
Hình 3.4 Nồng độ CO trong trong khí thải lò hơi...................................................49
Hình 3.5 Nồng độ SO2 trong khí thải lò hơi. ..........................................................50
Hình 3.6 Nồng độ NO2 trong trong khí thải lò hơi. ................................................51
Hình 3.7 Nồng độ bụi tổng tại 2 KCN. ..................................................................52
Hình 3.8 Nồng độ bụi PM10 tại 2 KCN. .................................................................53
Hình 3.9 Nồng độ CO trong không khí xung quanh tại 2 KCN. .............................54
Hình 3.10 Nồng độ SO2 trong không khí xung quanh tại 2 KCN. ..........................56
Hình 3.11 Nồng độ NO2 trong không khí xung quanh tại 2 KCN...........................57
Hình 3.12 Nồng độ bụi và thành phần khí tại các doanh nghiệp sử dụng lò hơi......59
Hình 3.13 Nồng độ bụi tổng trong khí thải lò hơi phân theo nhiên liệu sử dụng.....68
Hình 3.14 Nồng độ CO trong khí thải lò hơi phân theo nhiên liệu sử dụng. ...........69
Hình 3.15 Nồng độ SO2 trong khí thải lò hơi phân theo nhiên liệu sử dụng. ..........70
Hình 3.16 Nồng độ NOX trong khí thải lò hơi phân theo nhiên liệu sử dụng. .........71
Hình 3.17 Nồng độ bụi tổng trong khí thải lò hơi phân theo công nghệ sử dụng. ...74
Hình 3.18 Nồng độ CO trong khí thải lò hơi phân theo công nghệ sử dụng............75
Hình 3.19 Nồng độ SO2 trong khí thải lò hơi phân theo công nghệ sử dụng...........76
ix
Hình 3.20 Nồng độ NOX trong khí thải lò hơi phân theo công nghệ sử dụng..........77
Hình 3.21 Nồng độ bụi tổng trong khí thải lò hơi phân theo công nghệ xử lý.........78
Hình 3.22 Nồng độ CO trong khí thải lò hơi phân theo công nghệ xử lý................79
Hình 3.23 Nồng độ SO2 trong khí thải lò hơi phân theo công nghệ xử lý. ..............80
Hình 3.24 Nồng độ NOX trong khí thải lò hơi theo công nghệ xử lý khói thải........81
x
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Hệ số phát thải khí thải lò hơi theo nhiên liệu sử dụng............................16
Bảng 1.2 Đặc trưng của các hệ thống xử lý bụi khói lò hơi....................................19
Bảng 1.3 Đặc trưng của các hệ thống xử lý khí gây ô nhiễm trong khói lò hơi.......20
Bảng 1.4 Số lượng CSSX đang hoạt động tại các KCN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh24
Bảng 2.1 Vị trí lấy mẫu khí thải.............................................................................31
Bảng 2.2 Phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu và quy chuẩn so sánh ...................34
Bảng 2.3 Thông số kỹ thuật chung của máy đo khí thải Testo 350.........................39
Bảng 2.4 Hệ số phát thải bụi trong khói thải lò hơi công nghiệp ............................40
Bảng 2.5 Hệ số phát thải khí thải trong khói thải lò hơi công nghiệp .....................40
Bảng 2.6 Hệ số quy đổi khối lượng nhiên liệu tiêu thụ...........................................41
Bảng 2.7 Cách thức ước tính tải lượng các thành phần ô nhiễm của khói lò hơi.....43
Bảng 3.1 Số lượng lò hơi phân theo từng ngành nghề............................................61
Bảng 3.2 Phân loại lò hơi theo nhiên liệu sử dụng .................................................63
Bảng 3.3 Phân loại lò hơi theo công suất sử dụng..................................................64
Bảng 3.4 Phân loại lò dầu theo công suất sử dụng .................................................64
Bảng 3.5 Số lượng lò hơi phân theo từng loại công nghệ .......................................65
Bảng 3.6 Tóm tắt hiện trạng hệ thống xử lý khí thải lò hơi. ...................................66
Bảng 3.7 Tải lượng TSP khí thải lò hơi KCN Phước Đông, Thành Thành Công....82
Bảng 3.8 Tải lượng PM10 và PM2.5 khí thải lò hơi..................................................83
Bảng 3.9 Tải lượng CO2 khí thải lò hơi KCN Phước Đông, Thành Thành Công....83
Bảng 3.10 Tải lượng CO khí thải lò hơi KCN Phước Đông,Thành Thành Công ....84
Bảng 3.11 Tải lượng SO2 khí thải lò hơi KCN Phước Đông,Thành Thành Công ...84
Bảng 3.12 Tải lượng SO3 khí thải lò hơi KCN Phước Đông, Thành Thành Công ..85
Bảng 3.13 Tải lượng NOx khí thải lò hơi KCN Phước Đông, Thành Thành Công..85
Bảng 3.14 Hệ số không khí dư tiêu chuẩn trong vận hành lò hơi công nghiệp........93
Bảng 3.15 So sánh chi phí các loại nhiên liệu lò hơi ..............................................96
xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
BĐKH Biến đổi khí hậu
CCN Cụm công nghiệp
CNG Compressed Natural Gas - Khí nén thiên nhiên
CP Cổ phần
CSSX Cơ sở sản xuất
DN Doanh nghiệp
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
GSMT Giám sát môi trường
HTXLKT Hệ thống xử lý khí thải
KCN Khu công nghiệp
KBM Kế hoạch bảo vệ môi trường
KH Ký hiệu
KPH Không phát hiện
NG Natural Gas – Khí thiên nhiên
SX Sản xuất
TM Thương mại
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TN & MT Tài nguyên và Môi trường
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
XLNT Xử lý nước thải
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Tây Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời cũng là tỉnh
cửa khẩu (với 3 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam) trên tuyến đường
Xuyên Á nối thành phố Hồ Chí Minh với thủ phủ Phnom Penh, Campuchia và các
nước ASEAN. Vì vậy, vị trí địa lý có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế từ các mối
quan hệ kết nối lan tỏa kinh tế vùng với các tỉnh thành lân cận gồm TP.HCM, Bình
Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, cũng như kết nối giao lưu kinh tế với các
nước thuộc khu vực ASEAN. Từ trước năm 2005, Tây Ninh là một tỉnh thuần nông,
chủ yếu phát triển nông nghiệp và thương mại cửa khẩu, nhưng tính đến hết năm
2020, toàn tỉnh đã có 6 khu công nghiệp, 2 khu kinh tế cửa khẩu, 7 cụm công
nghiệp đang hoạt động [1]. Các khu công nghiệp tập trung chủ yếu ở 2 huyện Trảng
Bàng và huyện Gò Dầu, hiện có 313 doanh nghiệp đầu tư, chủ yếu thuộc các nhóm
ngành nghề sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất hàng may mặc, sản xuất da và
các sản phẩm có liên quan, chế biến gỗ, sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất, sản
xuất đồ uống, dệt nhuộm, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy. Trong đó, số lượng
doanh nghiệp thuộc ngành chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, sản xuất trang phục, chế
biến gỗ chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 69%), đây lại là các ngành có nhu cầu sử dụng
lò hơi công nghiệp cao. Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh
Tây Ninh, hiện có khoảng 70 cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp đang có sử dụng
lò hơi [2].
Lò hơi công nghiệp là thiết bị cung cấp nhiệt được sử dụng rất rộng rãi trong các
ngành chế biến thực phẩm (cung cấp nhiệt cho công đoạn sấy các sản phẩm trước
khi đóng gói trong chế biến bánh kẹo, thức ăn gia súc; cung cấp nhiệt đun nấu,
thanh trùng các sản phẩm trong sản xuất nước giải khát, nước mắm, dầu ăn), ngành
dệt, nhuộm (cung cấp nhiệt trong công đoạn nhuộm, sấy khô sản phẩm), ngành chế
biến gỗ (sấy gỗ, hấp mây tre đan,...) [3]. Lò hơi thường sử dụng các loại nhiên liệu
đốt như DO, FO, than, sinh khối, khí gas, hiện nay một số lò hơi được thiết kế vận