Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ hệ thực vật bậc cao khu vực bãi bồi thuộc hạ lưu sông thu bồn, thành phố hội an.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LÊ THỊ THẮM
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP BẢO VỆ HỆ THỰC VẬT BẬC CAO
KHU VỰC BÃI BỒI THUỘC HẠ LƯU
SÔNG THU BỒN, THÀNH PHỐ HỘI AN
Chuyên ngành : SINH THÁI HỌC
Mã số : 60.42.01.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng - Năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. VÕ VĂN MINH
Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Khoa Lân
Phản biện 2: TS. Chu Mạnh Trinh
.
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 26
tháng 12 năm 2015.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng;
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vùng cửa sông là nơi chuyển tiếp giữa sông và biển, nơi
thường xuyên có sự biến đổi mực nước, độ mặn theo hoạt động của
thủy triều. Ở nước ta hầu hết các con sông đều đổ ra biển lại phân bố
ở địa hình khác nhau tạo nên vùng cửa sông các đầm phá, đất ngập
nước, cồn cát,… Chính những khu hệ khác nhau này cùng với sự pha
trộn giữa môi trường nước biển và nước ngọt đã tạo ra nguồn lợi thủy
sản vô cùng đa dạng và phong phú [31].
Ở các khu vực bãi bồi vùng cửa sông ven biển, thực vật bậc
cao có vai trò quan trọng đối với nhiều loài sinh vật: nơi sinh sống và
kiếm ăn của nhiều loài chim biển, trong đó có nhiều loài chim di cư,
nơi đẻ trứng của nhiều loài thủy sinh vật. Bên cạnh các giá trị về mặt
sinh học, hệ thực vật bậc cao khu bãi bồi ở vùng cửa sông ven biển
còn có vai trò trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ bờ, hạn chế bão lũ,
triều cường, xâm nhập mặn và bảo vệ nước ngầm [35].
Thế nhưng đây cũng là vùng vô cùng nhạy cảm, dễ bị tổn
thương bởi tác động của các hiện tượng tự nhiên cũng như các hoạt
động khác nhau của con người như việc chuyển đổi các vùng đất
ngập nước thành đất canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản [14],
[43]. Nếu không được bảo vệ sẽ dẫn đến suy thoái kéo theo các tác
động như xâm nhập mặn, lũ lụt, mất nơi cư trú của nhiều loài sinh
vật,… làm ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng hệ sinh thái cửa
sông đồng thời có nguy cơ tác động đến các hệ sinh thái lân cận như
hệ sinh thái nông nghiệp.
Nằm cuối dòng sông Thu Bồn, thành phố Hội An được thừa
hưởng một sự đa dạng các hệ sinh thái vùng cửa sông và ven bờ. Các
2
nhánh sông Ba Chươm, sông Cổ Cò, sông Đình, sông Đò nối với
sông Thu Bồn tạo ra nhiều bãi bồi, cồn cát kéo dài từ cầu Câu Lâu
đến biển Cửa Đại như Thuận Tình, cồn Tiến, cồn 3 xã,… tạo cho khu
vực hạ lưu sông Thu Bồn một sinh cảnh rất đặc biệt, đặc trưng của hệ
sinh thái nhiệt đới [14]. Trên các bãi bồi vai trò của hệ thực vật bậc
cao rất quan trọng đối với môi trường và nguồn lợi sinh vật, không
chỉ riêng cho vùng Hội An mà cho cả vùng biển phía ngoài Cửa Đại,
các vùng biển lân cận Cù Lao Chàm [15]. Chính vì thế, khu vực này
luôn chịu tác động bởi các phương thức đánh bắt, sự đi lại của tàu
thuyền, khai thác cát,… của người dân địa phương.
Cho đến nay, có nhiều đề tài nghiên cứu được thực hiện ở
khu vực này như hiện trạng tài nguyên dừa nước (Nguyễn Hữu Đại,
2008), hiện trạng thảm cỏ biển (Cao Văn Lương, 2010),… Tuy nhiên,
chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về hệ thực vật ở
các khu bãi bồi Cửa Đại. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc tiến hành đề
tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ hệ thực vật
bậc cao khu vực bãi bồi thuộc hạ lƣu sông Thu Bồn, Thành phố
Hội An” là cần thiết, cấp bách. Trên cơ sở nghiên cứu về thành phần
loài, đặc điểm phân bố và dự báo quy luật diễn thế sinh thái của hệ
thực vật bậc cao ở bãi bồi trong nhằm đề ra các giải pháp quản lí, bảo
vệ hiệu quả góp phần thực hiện kết nối giữa khu Bảo tồn Cù Lao Chàm
và vùng hạ lưu sông Thu Bồn trở thành hành lang Bảo tồn thiên nhiên
và đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái đa dạng bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về thành phần loài, điều kiện môi
trường sống và các yếu tố tác động đến hệ thực vật bậc cao, xác định
được quy luật diễn thế sinh thái thực vật bậc cao khu bãi bồi Cửa Đại
thuộc sông Thu Bồn từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ thích hợp và
3
hiệu quả.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp thông tin khoa học về xu thế diễn thế sinh thái của
hệ thực vật bậc cao ở các bãi bồi.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng các giải pháp
khả thi nhằm quản lí, bảo vệ hệ thực vật bậc cao ở khu vực này.
4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC LOÀI
THỰC VẬT BẬC CAO Ở CÁC BÃI BỒI VÙNG CỬA SÔNG
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1.1. Trên thế giới
Dựa trên mô tả phân bố thực vật của Duke (1992) và Saenger
(2002), Spalding và cộng sự (2010) đã xây dựng bản đồ phân bố thực
vật vùng cửa sông trên thế giới. Qua bản đồ này cho thấy số lượng
loài và vĩ độ có mối quan hệ với nhau. Các thực vật vùng cửa sông
tập trung, sinh trưởng tốt trên thế giới là vùng mang đặc điểm khí hậu
nhiệt đới ẩm nằm trong giới hạn từ đường xích đạo lên phía bắc, tới
đường đẳng nhiệt 20oC trong tháng 1 (mùa đông, tháng có nhiệt độ
trung bình thấp nhất trong năm) và từ đường xích đạo về phía nam
tới đường đẳng nhiệt 20oC trong tháng 7 hay nói cách khác các vùng
này có khí hậu quanh năm ấm áp; khi vĩ độ tăng dần thì số lượng
phân bố thực vật vùng của sông càng sụt giảm [1], [6].
Theo tạp chí Science Daily và đánh giá của Hutching và
Seanger (1987) cho rằng thực vật vùng cửa sông phân bố ở 118 lãnh
thổ quốc gia, chủ yếu ở châu Á, châu Mỹ, châu Phi và châu Úc, có
thể chia thành 6 vùng khác nhau đó là [1],[6],[35]:
- Vùng phía tây châu Mỹ
- Vùng phía đông châu Mỹ
- Vùng phía tây châu Phi
- Vùng phía đông châu Phi
- Vùng Ấn Độ - Malaysia
- Vùng châu Úc.
5
Tuy nhiên, thực tế cho thấy có một số loài mở rộng khu phân
bố lên phía Bắc tới Bermunda (32o
20’ Bắc) và Nhật Bản (31o
22’
Bắc) như Trang, Vẹt dù, Đâng, Cóc vàng. Giới hạn phía Nam của cây
ngập mặn lag New Zealand (38o
03’ Nam) và phía Nam Australia
(38o
43’ Nam). Ở những vùng này do khí hậu mùa đông lạnh nên
thường chỉ còn loài Mắm biển [21].
Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần
loài và sự phân bố của thực vật vùng cửa sông trên thế giới đặc biệt
là các loài ngập mặn của các tác giả như Hutching và Seanger (1987),
Anaclara Guido và các cộng sự, K. Sakthivel và cộng sự. Tomlinson
(1986) đã phân chia các quần xã RNM làm 2 nhóm có thành phần
loài cây khác nhau:
- Nhóm phía đông tương ứng với vùng Ấn Độ - Thái Bình
Dương với số loài đa dạng, phong phú.
- Nhóm phía tây gồm bờ biển nhiệt đới châu Phi, châu Mỹ và
cả Đại Tây Dương, Thái Bình Dương [41].
1.1.2. Ở Việt Nam
Theo Phan Nguyên Hồng, thành phần thảm thực vật ở vùng
cửa sông thường gồm những loài cây nước lợ điển hình như cây Bần
trắng (Sonneratia alba Sm), Dừa nước (Nypa fruticans),…
Ở Việt Nam, hệ thực vật vùng cửa sông có khoảng 29 họ
thực vật bậc cao (TVBC) với 61 loài [13]. Theo một nhóm các tác
giả TVBC vùng cửa sông chủ yếu là CNM phân bố tập trung ở 2
vùng chính:
- Ở các bãi lầy ngập triều định kỳ: chủ yếu là nhóm cây ngập
mặn chính thức.
- Trên đất chỉ ngập triều cao: có nhóm cây tham gia ngập
mặn và một số cây du nhập.
6
Đến 1975, có tất cả 97 báo cáo và tài liệu khác nhau về RNM
(theo Rollet).
Sau 1975, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành ở RNM miền
Nam Việt Nam, chủ yếu là của Viện Điều tra Quy hoạch rừng thuộc
Bộ lâm nghiệp và của Trung tâm Tài nguyên Môi trường Đại học
Quốc gia Hà Nội do GS.TS Phan Nguyên Hồng chủ trì.
Theo Phan Nguyên Hồng sự phân bố của thực vật ở vùng cửa
sông được chia thành 4 khu vực [19], [20], [21]:
* Khu vực 1: Ven biển Đông bắc, từ mũi Ngọc đến Đồ Sơn.
* Khu vực 2: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ, từ mũi Đồ Sơn
đến mũi Lạch Trường.
* Khu vực 3: Ven biển Trung Bộ, từ mũi Lạch Trường đến
mũi Vũng Tàu.
* Khu vực 4: Ven biển Nam Bộ, từ mũi Vũng Tàu đến mũi
Nại, Hà Tiên.
Sau Phan Nguyên Hồng cũng đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về thành phần loài và sự phân bố thực vật ngập mặn vùng
cửa sông ở các địa phương của các tác giả như: Phạm Văn Ngọt,
Nguyễn Thanh Nhân [28], Hoàng Công Tín, Mai Văn Phô [32],
Phạm Ngọc Dũng, Tôn Thất Pháp [12], Lê Bá Khoa [24], Đặng Văn
Sơn [30],… Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả
trên đều cho thấy sự phân bố, độ nhiều của các loài thực vật vùng cửa
sông của nước ta phần lớn đều nằm ở ven biển Nam Bộ rồi đến Bắc
Bộ và miền Trung.
Riêng ở Quảng Nam, trong những năm gần đây có nhiều
công trình nghiên cứu của các tác giả như Cao Văn Lương [27],
Nguyễn Hữu Đại [15], … Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có một
có công trình nào đề cập đến chi tiết hệ TVBC trên các bãi bồi cũng
7
như diễn thế sinh thái của thực vật ở vùng cửa sông.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH VÀ DIỄN THẾ SINH THÁI
THỰC VẬT BẬC CAO Ở KHU VỰC BÃI BỒI VÙNG CỬA
SÔNG
1.2.1. Đặc điểm hình thành hệ thực vật bậc cao ở khu vực
bãi bồi vùng cửa sông
1.2.2. Quá trình diễn thế sinh thái của thực vật bậc cao ở
vùng cửa sông
1.3. VAI TRÒ CỦA HỆ THỰC VẬT BẬC CAO KHU VỰC BÃI
BỒI VÙNG CỬA SÔNG
1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
8
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Các loài thực vật bậc cao phân bố ở các bãi bồi thuộc hạ lưu
sông Thu Bồn – Thành phố Hội An.
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 01 2015 đến tháng 10 2015. Trong đó, chúng tôi
tiến hành điều tra, khảo sát 3 đợt: Đợt 1: Từ ngày 23 - 25/5/2015; Đợt
2: Từ ngày 30 - 31/5/2015; Đợt 3: Từ ngày 19 - 21/9/2015.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành thu mẫu ở 7 điểm tương ứng ở 7 bãi bồi
dọc theo sông Thu Bồn – TP Hội An. (bảng 2.1 và hình 2.1)
c v tr t u u v ưu sông Thu Bô n
TT Khu vực nghiên cứu Tọa độ Kí hiệu
1 Thanh Hà N-150
87’38’’
E-1080
30’27’’ V1
2 Gò Ông Một (Thanh Hà) N-150
87’52’’
E-1080
29’85’’ V2
3 Cẩm Kim N-150
86’75’’
E-1080
33’77’’ V3
4 Cẩm Nam N-150
72’64’’
E-1080
31’96’’ V4
5 Cẩm Nam N-150
87’48’’
E-1080
34’37’’ V5
6 Cẩm Thanh N-150
86’91’’
E-1080
36103 V6
7
Gò Thuận Tình (Cẩm
Thanh)
N-150
86’54’’
E-1080
36’07’’ V7
9
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra thực địa
Một số thiết bị được dùng trong khi khảo sát: GPS, máy ảnh.
2.3.3. Phƣơng pháp lập ô tiêu chuẩn
Để tiến hành thu thập các số liệu về thành phần loài của hệ
TVBC trên các bãi bồi chúng tôi sử dụng phương pháp lập ô tiêu
chuẩn [34]. Lập 7 ô tiêu chuẩn có kích thước 10m x 10m (100m2
), ô
được tính từ mép nước vào bờ 10m và chiều dài 10m, được đánh dấu
tọa độ ô tiêu chuẩn bằng máy GPS. Trong ô tiêu chuẩn (A) tiến hành
đo đếm tất cả các cây thân bụi và thân gỗ. Trong mỗi ô A, lập 1 ô nhỏ
hơn (ô B) với kích thước là 5m x 5m (25m2
), trong đó tiến hành đo đếm
tất cả các cây thân thảo.
2.3.4. Phƣơng pháp thu mẫu và xử lý mẫu ngoài thực địa
a. Đối với mẫu thực vật
Sử dụng phương pháp thu mẫu thực địa theo Nguyễn Nghĩa
Thìn (1997, 2007) [33], [34]:
Phương pháp thu mẫu: Các mẫu thu được có bộ phận dinh
dưỡng và bộ phận sinh sản. Trường hợp mẫu thu được không đủ đặc
điểm phân loại (do không vào mùa hoa, quả) thì tiến hành thu và thay
thế mẫu trong các đợt thu mẫu tiếp theo. Mỗi mẫu đều được gắn nhãn
(etyket) ghi số hiệu mẫu, địa điểm và nơi lấy, các đặc điểm quan
trọng: Dạng thân; màu sắc lá, hoa, quả; mùi vị đặc trưng (nếu có); có
nhựa mủ hay không; môi trường sống...
Cách xử lý mẫu: Mẫu vật được xử lý ngay sau mỗi đợt thu
mẫu, ép tạm thời bằng giấy báo, buộc chặt, cho vào túi nilon và tẩm
cồn 70%.
b. Đối với các mẫu đất và nước
- Các mẫu nước: Sử dụng gàu lấy nước ở độ sâu 1,5m và cho
10
vào chai có ghi sẵn khu vực thu mẫu. Mẫu nước phân tích các yếu tố
pH được giữ lạnh và phân tích trong ngày.
- Các mẫu đất: Tiến hành lấy mẫu đất ở các khu vực nghiên
cứu và cho vào chai nhựa có ghi sẵn vị trí và thời gian lấy mẫu. Mẫu
được bảo quản và gửi đến phòng phân tích môi trường xử lý.
2.3.5. Phƣơng pháp xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm
a. Đối với các mẫu thực vật
Sử dụng phương pháp xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm
theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [34]:
b. Đối với các nước và mẫu đất
Gửi đến phòng phân tích môi trường thuộc Trung tâm khí
tượng thủy văn khu vực miền Trung phân tích xử lí.
2.3.6. Phƣơng pháp xác định danh tính khoa học
Xác định tên khoa học của các loài thực vật sử dụng phương
pháp so sánh hình thái truyền thống kết hợp với kinh nghiệm của các
chuyên gia và một số tài liệu chuyên ngành.
- Danh mục thực vật được xếp vào từng chi, họ theo cách sắp
xếp của Brummitt, 1992 [38].
- Danh mục được lập trên cơ sở thu các mẫu vật, đồng thời
tham khảo đối chiếu các tài liệu của các tác giả Phạm Hoàng Hộ [17],
Đỗ Tất Lợi [26], Võ Văn Chi [8].
2.3.7. Phƣơng pháp xử lí số liệu
- Sử dụng chương trình Microsoft Excel để xử lí các số liệu.
- Xác định độ ưu thế (Dominance) [23]: Mức độ ưu thế (C)
được xác định: C = Σ(ni N)2
Trong đó : - ni là mức độ ưu thế của mỗi loài (số cá thể)
- N: mức độ ưu thế chung – tất cả các cá thể
trong một ô tiêu chuẩn.
2.3.8. Phƣơng pháp lập bản đồ
11
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT BẬC CAO Ở BÃI BỒI
HẠ LƢU SÔNG THU BỒN
3.1.1. Danh mục thành phần loài thực vật ở khu vực nghiên
cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy toàn khu vực hiện có 56 loài, 52
chi, 31 họ thuộc hai ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Dương
xỉ (Polypodiophyta) và ngành Thực vật hạt kín (Angiospermae).
Trong đó, ngành Dương xỉ có 1 loài, 1 chi và 1 họ; ngành Thực vật
hạt kín (Angiospermae) có 55 loài, 51 chi và 30 họ, điều đó chứng tỏ
ngành Thực vật hạt kín (Angiospermae) chiếm ưu thế trong khu vực
nghiên cứu.
Thống kê các họ có số loài nhiều nhất (từ 3 – 10 loài) cho
thấy, ở cấp độ họ có 6 họ có số lượng loài nhiều nhất với 27 loài
chiếm 48,21% tổng số loài trong toàn hệ.
3.1.2. Đa dạng về nhóm thực vật ở bãi bồi VHLSTB
Qua điều tra, khảo sát ở toàn khu vực nghiên cứu nhận thấy
trên các bãi bồi vùng cửa sông ngoài các nhóm cây ngập mặn còn có
sự tham gia của các cây du nhập.
Kết quả triều tra và phân tích số liệu cho thấy, nhóm cây du
nhập chiếm ưu thế ở khu vực nghiên cứu với 40 loài thuộc 35 chi và
25 họ thực vật. Nhóm cây ngập mặn chính thức (MS) có số lượng
thấp nhất với 3 loài thuộc 3 chi và 3 họ thực vật.
So sánh nhóm cây ngập mặn ở các bãi bồi Hội An với kết
quả vùng Trung Bộ và Việt Nam nói chung [32], kết quả được trình
bày ở bảng 3.4.