Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh Giá Hiện Trạng Tài Nguyên Tre Nứa Và Vai Trò Của Chúng Đối Với Cộng Đồng Người Dân Tộc Thái Ở Huyện Vùng Cao Mai Châu Hòa Bình
MIỄN PHÍ
Số trang
66
Kích thước
564.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
995

Đánh Giá Hiện Trạng Tài Nguyên Tre Nứa Và Vai Trò Của Chúng Đối Với Cộng Đồng Người Dân Tộc Thái Ở Huyện Vùng Cao Mai Châu Hòa Bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHẠM THÀNH TRANG

ÐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN TRE NỨA VÀ VAI

TRÒ CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN

TỘC THÁI Ở HUYỆN VÙNG CAO MAI CHÂU - HOÀ BÌNH

Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng

Mã số: 60 62 68

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Trần Minh Hợi

Hà Nội, 2008

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tre nứa bao gồm các loài thuộc phân họ Tre (Bambusoideae), họ Hoà

thảo (Poaceae). Việt Nam hiện nay có 1,4 triệu ha rừng tre nứa (cả thuần loại

và hỗn giao) đứng thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ và Miến Điện về

diện tích tre nứa. Từ đó có thể thấy tài nguyên tre nứa giữ vị trí rất quan trọng

trong tài nguyên rừng nước ta [8]. Do có nhiều đặc tính quý nên tre nứa đã được sử dụng trong đời sống

hàng ngày cũng như trong thủ công nghiệp và công nghiệp hiện đại. Đã thống

kê được hơn 30 công dụng của tre nứa, trong đó những công dụng chính là

làm hàng thủ công, mỹ nghệ, làm vật liệu xây dựng, làm nguyên liệu trong

công nghiệp giấy sợi và sản xuất măng tre làm thức ăn tươi hoặc khô. Ngoài

ra, tre nứa là loài mọc nhanh, sớm cho sản phẩm, kỹ thuật gây trồng tương đối

đơn giản, có khả năng sinh trưởng trên đất khó canh tác và đất hoang hoá, loài

đa tác dụng,… nên tre nứa là nguồn tài nguyên phong phú đã và đang được

con người sử dụng rộng rãi [9].

Mai Châu là huyện vùng cao tỉnh Hoà Bình nơi sinh sống của cộng

đồng người dân tộc Thái, giao thông đi lại khó khăn, nơi có nhiều loài tre nứa

mọc tự nhiên như: Bương, Nứa tép, Nứa lá to,... nguồn tài nguyên này đã và

đang trở thành nguồn thu nhập chính của người dân địa phương. Tuy nhiên,

hiện nay nguồn tài nguyên này đang ngày một suy giảm cả về số lượng và

chất lượng; kỹ thuật trồng, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên này chưa

được chú ý nhiều và đặc biệt là nhận thức của người dân chưa thấy rõ giá trị

của nguồn tài nguyên này cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Với những

lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiện trạng tài nguyên

tre nứa và vai trò của chúng đối với cộng đồng người dân tộc Thái ở huyện

vùng cao Mai Châu - Hoà Bình”.

2

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRE NỨA

Ở TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.1. Thành phần và phân bố tre nứa trên thế giới

Tre nứa thuộc phân họ Tre – Bambusoideae, họ Hoà thảo - Poaceae.

Trên thế giới phân họ Tre có khoảng 1200 loài, 70 chi, phân bố chủ yếu ở

vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Một số ít loài tre nứa phân bố ở vùng ôn đới.

Tre nứa mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thường mọc thành rừng thuần

loại hay hỗn giao với cây gỗ. Tổng diện tích rừng tre nứa cả thuần loại và hỗn

giao trên thế giới ước tính khoảng 20 triệu ha. Trung Quốc và Ấn Độ là 2

nước có thành phần tre phong phú và diện tích rừng tre lớn nhất thế giới (bảng

1.1) [8]

Bảng 1.1. Diện tích và số lượng các chi, loài tre nứa của một số nước

STT

Tên các Châu hay

Quốc gia

Diện tích

(1 triệu ha)

Số chi Số loài (gồm cả

thứ và dạng)

1

Trung Quốc 7,000 (trong đó rừng

hỗn giao là 3000)

50 500

2 Ấn Độ 4,000 19 136

3 Miến Điện 2,170 - 90

4 Thái lan 0,810 13 60

5 Băng la đét 0,600 13 30

6 Campuchia 1,287 - - 7 Việt Nam 1,41 16 92

8 Nhật Bản 0,138 13 230 (660)

9 Inđônêxia 0,060 9 30

10 Malaysia 0,020 10 50

3

STT

Tên các Châu hay

Quốc gia

Diện tích

(1 triệu ha)

Số chi Số loài (gồm cả

thứ và dạng)

11 Philipin 0,020 1 (?) 55

12 Hàn Quốc 0,008 10 13

13 Srilanca 0,002 7 14

14

Châu Đại Dương và

các đảo của Thái Bình

Dương

0,200* 6 10

15

Châu Mỹ (Cả Nam

Mỹ và Bắc Mỹ) 1,500* 17 270

16 Châu Phi (Gồm cả

Madagascar)

1,500* 14 50

Nguồn: Zhou Fangchun, 2000

Chú thích: * Ước tính

Trung Quốc là một trung tâm tre nứa quan trọng của thế giới. Rừng tre

nứa của Trung Quốc (gồm cả rừng trồng và rừng tự nhiên) có diện tích 7 triệu

ha, trong đó riêng Trúc sào (Phyllostachys pubescens) chiếm trên 1 triệu ha

[40].

Năm 1923, E. G. Camus & A. Camus, đã thống kê được toàn Đông

Dương có 13 chi, 72 loài, còn Việt Nam có 12 chi, 54 loài tre nứa (bảng 1.2)

[42]. Bảng 1.2. Số chi và loài tre nứa ở Đông Dương và Việt Nam năm 1923

Tên chi Đông

Dương

Việt Nam

Số loài ở

Đông Dương

Số loài ở

Việt Nam

Arundinaria + + 5 4

Bambusa + + 22 17

4

Tên chi Đông

Dương

Việt Nam

Số loài ở

Đông Dương

Số loài ở

Việt Nam

Cephalostachyum + + 2 2

Dendrocalamus + + 12 8

Gigantochloa + + 4 4

Melocalamus + + 1 1

Neohouzeaua + + 2 1

Oxytenanthera + + 11 9

Phyllostachys + + 5 2

Sasa + + 1 1

Schizostachyum + + 5 4

Teinostachyum + 0 1 0

Thyrsostachys + + 1 1

Tổng số 13 12 72 54

Nguồn: E. G. Camus & A. Camus, 1923

Theo thống kê của Cục kiểm lâm (2007) tổng diện tích rừng tre của

Việt Nam là 1.438.664ha; trong đó có 1.353.100ha rừng tre nứa tự nhiên (bao

gồm 664.860ha rừng tre thuần loại và 688.240ha rừng tre nứa hỗn giao)

(Bảng 1.3) [50].Bảng 1.3. Diện tích rừng tre nứa ở Việt Nam

Loại rừng Diện tích

(ha)

I. Rừng tự nhiên 1.353.100

1. Rừng tre nứa 664.860

2. Rừng hỗn giao (gỗ + tre nứa) 688.240

II. Rừng trồng tre 85.564

Tổng cộng 1.438.664

Nguồn: Cục kiểm lâm, 2007

5

Ngoài rừng tre mọc tự nhiên tập trung, còn hàng triệu cây tre được

trồng tập trung như Luồng (Thanh Hoá, Nghệ An) hoặc rải rác trong các gia

đình ở vùng đồng bằng, trung du và miền núi cũng tạo một trữ lượng tre nứa

đáng kể.

1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một số tác giả như: Ohrnberyer D. và J. Georrings (1983) [36], Jean Z.

Dah. Dovonon (2000) [34], Zhou Fangchun (2000) [40],... đã thu thập được

mẫu vật, mô tả được nhiều loài, chi trong phân họ Bambusoideae, mô tả đặc

điểm họ Poaceae, cấu trúc thân ngầm, thân khí sinh, lá quang hợp, mo nang

một số chi, loài trong phân họ này.

Năm 1960, Koichiro uede (Nhật Bản) đã công bố kết quả nghiên cứu

của mình về tre nứa tại Nhật Bản, đưa ra những kết luận về các quá trình sinh

lý của tre nứa và những biện pháp lợi dụng quá trình này [25].

Năm 1994, tổ chức PROSEA (Plant Resources of South - East Asia) đã

đưa ra đặc điểm sinh thái học, phân bố, gây trồng, khai thác và sử dụng các

loài tre nứa trong khu vực và một số loài của Việt Nam. Tuy nhiên, công trình

trên chưa nghiên cứu hết các loài có trong khu vực, trong đó có Việt Nam

[37].

Năm 1998, Li D. Z. (Viện Thực vật Côn Minh) cho rằng số loài tre nứa

của Trung Quốc đã tăng lên đến 42 chi và 500 loài [35].

Năm 1999, Rao N. và Rao V. Ramanatha đã đưa ra một số kết quả về

nghiên cứu có liên quan tới đặc điểm sinh thái, như bảng tổng hợp về chỉ tiêu

của một số nhân tố sinh thái: loại đất, hàm lượng mùn trong đất, lượng mưa,

số ngày mưa trong năm của 19 loài tre nứa của Trung Quốc [38].

Năm 2000, tác giả Zhu Zhaohua cho biết: ở tỉnh đảo Hải Nam rất gần

với Việt Nam đã phát hiện được 46 loài tre nứa, trong đó có 38 loài phân bố

tự nhiên, chủ yếu có 3 loài mọc tản thuộc chi Phyllostachys và Sasa; tại tỉnh

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!