Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm tại khu vực bãi rác Phước Cơ, Bà Rịa-Vũng Tàu :Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành : Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
MẠCH THIÊN KIM
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM
TẠI KHU VỰC BÃI RÁC PHƯỚC CƠ,
BÀ RỊA-VŨNG TÀU
Ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Mã ngành: 8850101
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Lê Việt Thắng
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại
học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày 13 tháng 8 năm 2022.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS Lê Hùng Anh - Chủ tịch Hội đồng
2. TS. Đào Minh Trung - Phản biện 1
3. PGS.TS Đinh Đại Gái - Phản biện 2
4. TS Nguyễn Thanh Phong - Ủy viên
5. TS. Trần Thị Tường Vân - Thư ký
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHCN&QLMT
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: MẠCH THIÊN KIM .......................... MSHV: 19000341
Ngày, tháng, năm sinh: 21/9/1995 ................................. Nơi sinh: TP.HCM
Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường Mã ngành: 8850101
I. TÊN ĐỀ TÀI:
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm tại khu vực bãi
rác Phước Cơ, Bà Rịa-Vũng Tàu.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Nội dung 1: Thu thập, tổng hợp, phân tích các thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội và môi trường tại khu vực BCL, bao gồm:
Nội dung 2: Khảo sát xác định độ sâu chôn lấp CTR và thành phần, tính chất CTR
còn lại tại BCL
Nội dung 3: Điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực BCL.
Nội dung 4: Đánh giá ảnh hưởng của BCL đến môi trường.
Nội dung 5: Xác định mức độ ô nhiễm và xây dựng kế hoạch xử lý triệt để.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 19/01/2022
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 19/7/2022
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lê Việt Thắng.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20 …
NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHCN&QLMT
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
i
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học hỏi, nghiên cứu, tôi cũng đã hoàn thành luận văn của mình. Được
thực hiện luận văn tốt nghiệp tại trường đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh, dưới sự hướng dẫn tận tâm của các thầy cô là điều may mắn, sự vinh dự cho
bản thân tôi. Việc hoàn thành hoàn luận văn tốt nghiệp với đề tài “Đánh giá hiện
trạng ô nhiễm và đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm tại khu vực bãi rác Phước
Cơ, Bà Rịa-Vũng Tàu”, có sự hỗ trợ rất lớn của nhiều bên, tôi xin chân thành gửi lời
cảm ơn đến:
- Ban lãnh đạo Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, quý thầy cô đã
trang bị cho chúng tôi kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường.
- Giáo viên hướng dẫn thầy Lê Việt Thắng đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình thực hiện đề tài. Thầy đã dành thời gian để góp ý, chỉnh sửa, đôn đốc, giúp tôi
hoàn thành luận văn đúng tiến độ đề ra.
- Các anh chị em học viên và gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ Dự án “Điều tra, đánh giá, khoanh vùng và có
kế hoạch xử lý các khu vực ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh BR – VT”. Tôi
xin trân trọng cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đơn vị
đã tài trợ cho dự án này.
Do kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót trong cách hiểu, lỗi
trình bày. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và Ban lãnh
đạo để luận văn tốt nghiệp của mình đạt được kết quả tốt hơn.
Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến mọi người.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 6 năm 2022
ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm tại khu
vực bãi rác Phước Cơ, Bà Rịa-Vũng Tàu” mong muốn tìm ra phương pháp xử lý ô
nhiễm phù hợp đối với bãi chôn lấp cũ thuộc khu vực này nói riêng và các khu vực
thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng xây
dựng kế hoạch triển khai xử lý ô nhiễm cho khu vực BCL Phước Cơ theo từng giai
đoạn. Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn đã áp dụng nhiều cách tiếp cận cũng như
các phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp đo đạc lấy mẫu, phương
pháp phân tích thống kê, phương pháp đánh giá. Đồng thời, tác giả cũng kết hợp phần
mềm hệ thống thông tin địa lý GIS tích hợp (ArcGIC, MapInfo…), kỹ thuật số hóa
để đưa kết quả vả cơ sở dữ liệu lên bản đồ phân tích.
Kết quả đánh giá cho thấy, đây là BCL nhỏ không hợp vệ sinh với độ tuổi khoảng 25
năm và đã bỏ hoang hơn 15 năm. Lượng rác thải còn lại khoảng 4.364 tấn, phân bố ở
29% diện tích của bãi với độ sâu chủ yếu 0,5m, hầu hết đã phân hủy, phần còn lại chủ
yếu là chất trơ (chiếm 26%) không có giá trị cho việc khai thác, tái chế. Tuy nhiên,
khối chất thải có dấu hiệu ô nhiễm Chì (Pb) ở mức trung bình, khu vực ô nhiễm chỉ
chiếm 12% diện tích toàn BCL. Do đó, mức độ tác động đến môi trường và cộng
đồng xung quanh không cao (thêm vào đó khả năng phân tán nồng độ Pb trong đất
của khối chất thải đến môi trường nước khá thấp).
Dựa trên tổng điểm đánh giá các tiêu chí xác định mức độ ô nhiễm theo Thông tư số
25/2019/BTNTM của Bộ Tài nguyên và Môi trường, BCL Phước Cơ có mức độ ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, cần thực hiện các giải pháp phục hồi môi trường.
Nghiên cứu đã đề xuất giải pháp xử lý là bốc xúc, vận chuyển lượng CTR tồn đọng
ô nhiễm tại BCL Phước Cơ đến khu xử lý CTR Tóc Tiên để chôn lấp hợp vệ sinh.
Phương án này khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế tại đây. Tuy vẫn còn một vài
hạn chế nhưng nghiên cứu đã chỉ ra phương án khắc phục phù hợp với hiện trạng ô
nhiễm đang diễn ra tại BCL Phước Cơ, qua đó cung cấp cái nhìn tổng quát về tính
chất ô nhiễm của các bãi chôn lấp cũ trên địa bàn tỉnh, góp phần xây dựng các kế
iii
hoạch xử lý phù hợp, khắc phục hiện trạng ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe
cho người dân địa phương.
iv
ABSTRACT
The topic "Assessment of the current status of pollution and propose solutions to
overcome pollution in Phuoc Co landfill area, Ba Ria-Vung Tau" wants to find a
suitable pollution treatment method for the old landfill of this area in particular and
the areas of Ba Ria - Vung Tau province in general. In addition, this study also
develops a plan to implement pollution treatment for Phuoc Co landfill area in stages.
To achieve the above goal, the thesis has applied many approaches as well as different
research methods such as sampling measurement method, statistical analysis method,
evaluation method. At the same time, the author also combines integrated GIS
geographic information system software (ArcGIC, MapInfo...), digitalization to put
the results and the database on the analytical map.
The assessment results show that this is a small unsanitary landfill with an age of
about 25 years and has been abandoned for more than 15 years. The remaining
amount of waste is about 4,364 tons, distributed in 29% of the area of the yard with
a depth of 0.5m, most of it has decomposed, the rest is mainly inert (accounting for
26%) of no value for mining and recycling. However, the waste volume showed signs
of Lead (Pb) pollution at an average level, the polluted area only accounted for 12%
of the total area of the landfill. Therefore, the level of impact on the environment and
surrounding community is not high (in addition, the ability of the waste mass to
disperse lead concentrations in soil to the water environment is quite low).
Based on the total score of evaluation criteria to determine the pollution level
according to Circular No. 25/2019 / BTNMT of the Ministry of Natural Resources
and Environment, Phuoc Co landfill has a serious level of environmental pollution, it
is necessary to implement solutions to restore the environment. The study proposes a
treatment plan that is to unload and transport contaminated solid waste at Phuoc Co
landfill to Toc Tien solid waste treatment area for hygienic burial. This option is
feasible and suitable for the actual conditions here. Although there are some
limitations, the study has shown a suitable treatment plan for the pollution situation
v
at Phuoc Co landfill, thereby giving an overview of the pollution nature of the old
landfills in the province, contributing to the development of an appropriate plan to
deal, ensuring the health of local people.
vi
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất giải pháp khắc phục
ô nhiễm tại khu vực bãi rác Phước Cơ, Bà Rịa-Vũng Tàu” là công trình nghiên cứu
của bản thân tôi. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực,
không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham
khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu
tham khảo đúng quy định.
Học viên
Mạch Thiên Kim
vii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. I
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ............................................................................II
ABSTRACT............................................................................................................. IV
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... VI
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... IX
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... XI
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................XII
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể......................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2
4. Cách tiếp cận và phương pháp thực hiện ................................................................3
4.1 Cách tiếp cận .........................................................................................................3
4.2 Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng..........................................................4
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.....................................................................................4
TỔNG QUAN........................................................................................6
Tổng quan về BCL Phước Cơ...............................................................................6
Thông tin chung .................................................................................................6
Điều kiện tự nhiên..............................................................................................9
Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................12
Đánh giá sự phù hợp của BCL.........................................................................12
Tổng quan các phương án xử lý trong và ngoài nước.........................................14
Tổng quan về các phương án xử lý trong nước ...............................................14
Tổng quan về các phương án xử lý ngoài nước ...............................................16
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................17
Nội dung thực hiện..............................................................................................17
Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng........................................................18
Phương pháp kế thừa........................................................................................18
Phương pháp khảo sát thực địa ........................................................................18
Phương pháp đo đạc hiện trường, lấy mẫu phân tích.......................................18
Phương pháp so sánh........................................................................................22
Phương pháp phân tích thống kê và tổng hợp số liệu/ tài liệu.........................23
Phương pháp bản đồ.........................................................................................23
Phương pháp xác định vị trí hố đào và đào hố xác định độ sâu.......................23
Phương pháp xác định khối lượng CTR chôn lấp............................................24
Phương pháp tính toán lượng NRR và lượng khí thải Methan (CH4) phát sinh
từ BCL.......................................................................................................................25
Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................27
Phương pháp phân tích thứ bậc để lựa chọn phương án khả thi....................27
Các kỹ thuật chính được sử dụng:..................................................................31
viii
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................32
Xác định khối lượng CTR và thành phần, tính chất CTR còn lại tại BCL.........32
Xác định khối lượng CTR còn lại tại BCL ......................................................32
Kết quả xác định thành phần tính chất CTR còn lại tại BCL ..........................39
Điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực BCL Phước Cơ.44
Ô nhiễm môi trường đất trong khối chất thải...................................................44
Môi trường NDĐ..............................................................................................47
Nước rỉ rác........................................................................................................50
Môi trường nước mặt .......................................................................................53
Môi trường không khí ......................................................................................56
Đánh giá chung về hiện trạng môi trường BCL Phước Cơ..............................58
Đánh giá ảnh hưởng của BCL Phước Cơ đến môi trường..................................59
Quy trình đánh giá ảnh hưởng..........................................................................59
Đánh giá ảnh hưởng của BCL Phước Cơ.........................................................62
Xác định mức độ ô nhiễm và đề xuất kế hoạch xử lý.........................................68
Xác định mức độ ô nhiễm................................................................................68
Đề xuất kế hoạch xử lý BCL gây ô nhiễm.......................................................76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................94
1.Kết luận ..................................................................................................................94
2.Kiến nghị................................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................96
PHỤ LỤC................................................................................................................100
Phụ lục 1: Hình ảnh liên quan.................................................................................100
Phụ lục 2: Kết quả phân tích ...................................................................................106
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN
ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Đánh giá sự phù hợp của BCL Phước Cơ theo các quy định hiện hành về
BCL........................................................................................................13
Bảng 2.1 Giới thiệu ma trận vuông cấp n .................................................................28
Bảng 2.2 Ví dụ về đánh giá mức độ ưu tiên các tiêu chí theo ma trận vuông ..........29
Bảng 2.3 Đánh giá các tiêu chí theo cặp dựa vào mức độ ưu tiên ............................29
Bảng 2.4 Ma trận mức độ ưu tiên các tiêu chí và trọng số các tiêu chí ....................30
Bảng 2.5 Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số tiêu chí lựa chọn được xem xét..................31
Bảng 3.1 Độ sâu chôn lấp CTR tại các hố đào BCL Phước Cơ................................32
Bảng 3.2 Thống kê kết quả tính toán độ sâu chôn lấp CTR BCL Phước Cơ ...........37
Bảng 3.3 Vị trí lấy mẫu thành phần, tính chất CTR tại BCL Phước Cơ...................39
Bảng 3.4 Vị trí lấy mẫu NDĐ khu vực xung quanh BCL Phước Cơ........................48
Bảng 3.5 Thông tin vị trí lấy mẫu NRR tại BCL Phước Cơ.....................................50
Bảng 3.6 Vị trí lấy mẫu nước mặt khu vực xung quanh BCL Phước Cơ .................53
Bảng 3.7 Vị trí lấy mẫu KKXQ tại BCL Phước Cơ .................................................57
Bảng 3.8 Mức độ ý nghĩa của các tác động từ BCL .................................................62
Bảng 3.9 Các mối nguy được xác định tại BCL Phước Cơ ......................................63
Bảng 3.10 Các thông số tính toán lượng NRR từ BCL Phước Cơ ...........................64
Bảng 3.11 Biến thiên lưu lượng NRR trong năm của BCL Phước Cơ.....................65
Bảng 3.12 Các thông số tính toán lượng khí thải CH4 phát sinh từ BCL Phước Cơ66
Bảng 3.13 Kết quả tính toán lượng khí thải CH4 phát sinh từ BCL Phước Cơ........66
Bảng 3.14 Các thụ thể bị ảnh hưởng tại BCL Phước Cơ..........................................67
Bảng 3.15 Ma trận đánh giá ảnh hưởng tại BCL Phước Cơ .....................................68
Bảng 3.16 Bảng điểm các tiêu chí của khu vực bị ô nhiễm tồn lưu ........................70
Bảng 3.17 Danh mục và mức độ nguy hại của các chất gây ô nhiễm tồn lưu ..........71
Bảng 3.18 Ngưỡng hàm lượng tuyệt đối KLN trong đất theo QCVN
07:2009/BTNMT ...................................................................................72
Bảng 3.19 Thống kê kết quả tính toán thể tích CTR bị ô nhiễm Pb tại BCL Phước
Cơ...........................................................................................................75
Bảng 3.20 Kết quả đánh giá theo thang điểm khu vực bị ô nhiễm tại BCL Phước Cơ
...............................................................................................................76
Bảng 3.21 Phân tích ưu và nhược điểm các phương án xử lý nguồn ô nhiễm tại BCL
Phước Cơ ...............................................................................................82
Bảng 3.22 So sánh các cặp tiêu chí tại BCL Phước Cơ............................................84
Bảng 3.23 Trọng số các tiêu chí khi so sánh cặp tại BCL Phước Cơ .......................84
Bảng 3.24 Ma trận mức độ ưu tiên của các phương án đối với tiêu chí C1 và kết quả
trọng số phương án ................................................................................85