Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá diễn biến thoái hóa đất do canh tác nông nghiệp trong khu vực đê bao Huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang :Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành : Quản lý Tài nguyên & Môi trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VŨ HẢI
ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN THOÁI HÓA ĐẤT
DO CANH TÁC NÔNG NGHIỆP TRONG
KHU VỰC ĐÊ BAO HUYỆN CHỢ MỚI
TỈNH AN GIANG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
Mã số: 60.85.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
BỘ CÔNG THƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Vũ Hải MSHV: 17112961
Ngày, tháng, năm sinh: 25/04/1993 Nơi sinh: Kon Tum
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng Mã số: 60.85.01.01
I. TÊN ĐỀ TÀI: “Đánh giá diễn biến Thoái hóa đất do canh tác nông nghiệp trong
khu vực đê bao huyện Chợ Mới tỉnh An Giang”.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Thu thập số liệu có sẵn liên quan đến đề tài qua 02 giai đoạn (2002 – 2010 và
2010 – 2017).
Điều tra, khảo sát, lấy mẫu, phân tích bổ sung nhằm đánh giá hiện trạng thoái hóa
đất.
Đánh giá nguyên nhân, thực trạng và diễn biến thoái hóa đất từ năm 2002 đến nay
trên địa bàn huyện.
Đề xuất giải pháp phù hợp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu thoái hóa đất của huyện.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Theo quyết đinh số 2743/QĐ - ĐHCN ngày
26/12/2018 của Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh.
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Ngày 20 tháng 08 năm 2019
V. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: TS. Thái Vũ Bình
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 08 năm 2019
NGƢỜI HƢỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
VIỆN TRƢỞNG
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận
tình, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu của tập thể và cá nhân
trong và ngoài trƣờng Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến:
- TS. Thái Vũ Bình là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong thời gian
nghiên cứu và thực hiện đề tài.
- TS. Trần Hồng Lĩnh – Giám đốc Chi nhánh Trung tâm Điều tra và Quy hoạch Đất
đai phía Nam, là ngƣời giúp đỡ tôi về thu thập tài liệu, số liệu, trong suốt thời gian
nghiên cứu đề tài.
- Ths. Đỗ Trọng Minh – P. Giám đốc Chi nhánh Trung tâm Điều tra và Quy hoạch
Đất đai phía Nam là ngƣời đã hỗ trợ bản đồ, số liệu trong thời gian nghiên cứu đề
tài.
Tập thể các thầy, cô giáo Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trƣờng; phòng
Quản lý khoa học và Đào tạo sau Đại học trƣờng Đại học Công nghiệp thành phố
Hồ Chí Minh và cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, tập thể lớp Cao học Quản lý
tài nguyên và môi trƣờng khóa 7B.
Xin chân thành cảm ơn!
ii
TÓM TẮT
Chợ Mới là một huyện trọng điểm của tỉnh An Giang về canh tác nông nghiệp trong
hệ thống đê bao khép kín. Những biểu hiện thoái hóa đất nói chung và đặc biệt suy
giảm độ phì do cánh tác nông nghiệp trong đê bao cần phải đƣợc nghiên cứu để có
giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu suy thoái do độ phì tại khu vực này. Đề tài
“Đánh giá diễn biến thoái đất do canh tác nông nghiệp trong khu vực đê bao huyện
Chợ Mới tỉnh An Giang “ nhằm đánh giá tình trạng, diễn biến suy giảm độ phì và
tìm ra nguyên nhân chính có tác động và gây ra suy thoái hóa nguồn tài nguyên đất
đai của huyện Chợ Mới. Đề tài đã triển khai các nội dung nhƣ: (1). Điều tra, thu
thập số liệu về đất đai, canh tác nông nghiệp, đê bao…(2). Kế thừa số liệu, lấy mẫu
phân tích bổ sung nhằm đánh giá suy giảm độ phì theo mô hình canh tác, theo loại
đất và theo dạng đê bao, (3). Xác định nguyên nhân gây suy giảm độ phì và (4). Đề
xuất giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu suy giảm độ phì do canh tác nông nghiệp.
Để đạt đƣợc mục tiêu và nội dung đề ra của đề tài, các phƣơng pháp đã đƣợc thực
hiện gồm: Phƣơng pháp thu thập số liệu; Phƣơng pháp điều tra; Phƣơng pháp lấy
mẫu, phân tích; Phƣơng pháp đánh giá suy giảm độ phì; Phƣơng pháp MCA;
Phƣơng pháp xử lý số liệu; Phƣơng pháp bản đồ - GIS. Kết quả của đề tài cho thấy:
(1). Có 03 nguyên nhân gây suy giảm độ phì tại vùng nghiên cứu: Do kỹ thuật canh
tác, do chuyển đổi cơ cấu cây trồng và do hệ thống đê bao khép kín; (2). Suy giảm
độ phì trong mô hình canh tác rau màu là cao nhất, kế đến là mô hình canh tác lúa 3
vụ; (3). Canh tác trên vùng đất phù sa đƣợc bồi hàng năm có mức suy giảm cao hơn
các loại đất khác và (4). Đê bao triệt để góp phần làm suy giảm độ phì tại các mô
hình canh tác.
iii
ABSTRACT
Cho Moi is a key district of An Giang province for agricultural cultivation in a
closed dike system. The manifestations of soil degradation in general and especially
the decline of fertility due to agricultural cultivation in the dike need to be studied to
have a solution to prevent and reduce fertility degradation in this area. The project
"Evaluation of changes in land degradation due to agricultural cultivation in the
embankment area of Cho Moi district, An Giang province" aims to assess the
situation, changes in fertility decline and find out the main causes of impacts and
causes. degradation of land resources in Cho Moi district. The study has folloing
contents: (1). Investigating and collecting data on land, agriculture, dykes ... (2).
Inheriting data, taking additional analysis samples to assess fertility decline
according to farming models, soil types and dike types, (3). Determing causes of
fertility decline and (4). Proposing solutions to prevent and reduce fertility decline
due to agricultural cultivation. To achieve the objectives and content of the thesis,
the following methods have been implemented: Data collection method;
Investigation method; Methods of sampling and analysis; Methods of assessing
fertility decline; MCA method; Data processing methods; Mapping method - GIS.
The results of the thesis show that: (1). There are three causes of fertility decline in
the study area: Due to farming techniques, crop structure transformation and closed
dike system; (2). The decline in fertility in the vegetable farming model is the
highest, followed by the 3-rice rice model; (3). Cultivation on alluvial soils with
annual accretion is higher than that of other soils and (4). Dyke subsides contribute
to the decline of fertility in farming models.
iv
MỤC LỤC
TÓM TẮT .................................................................................................................. ii
ABSTRACT.............................................................................................................. iii
MỤC LỤC................................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG................................................................................................ vii
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................................3
2.2 Mục tiêu cụ thể......................................................................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................4
3.2 Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................4
5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................4
5.2 Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................................4
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN........................................................................................6
1.1 Tồng quan về lĩnh vực nghiên cứu........................................................................6
1.1.1 Một số khái niệm về thoái hóa đất .....................................................................6
1.1.3 Tình hình nghiên cứu thoái hóa đất ở Việt Nam..............................................13
1.2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu......................................................................15
1.2.1 Điều kiện tự nhiên, Kinh tế - xã hội.................................................................15
1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................21
1.2.3 Đặc điểm các mô hình canh tác và hệ thống đê bao trên địa bàn huyện .........26
CHƢƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................40
2.1 Nội dung nghiên cứu...........................................................................................40
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................42
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu..........................................................................42
v
2.2.2 Phƣơng pháp điều tra .......................................................................................43
2.2.3 Phƣơng pháp phân tích đất..............................................................................44
2.2.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu...............................................................................44
2.2.5 Phƣơng pháp đánh giá độ suy giảm và phân hạng...........................................45
2.2.6 Phƣơng pháp xây dựng bản đồ chuyên đề ......................................................47
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................55
3.1 Đánh giá suy giảm độ phì tại huyện Chợ Mới ....................................................55
3.1.1 Đánh giá suy giảm độ phì theo từng chỉ tiêu ...................................................55
3.1.2 Đánh giá suy giảm độ phì theo từng loại đất ...................................................76
3.1.4. Đánh giá suy giảm độ phì theo loại đê bao.....................................................78
3.2 Xác định nguyên nhân gây suy giảm độ phì .......................................................79
3.2.1 Nguyên nhân từ kỹ thuật canh tác....................................................................79
3.2.2 Nguyên nhân từ chuyển đổi sử dụng đất..........................................................80
3.2.3 Nguyên nhân từ đê bao triệt để ........................................................................81
3.3 Đề xuất giải pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu suy giảm độ phì do canh tác
nông nghiệp tại huyện Chợ Mới ...............................................................................82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................88
PHỤ LỤC..................................................................................................................92
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Chợ Mới ...........................................................16
Hình 2.1 Vị trí lấy mẫu lấy mẫu đất huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang ......................41
Hình 3.1 Đánh giá suy giảm hàm lƣợng chất hữu cơ trong đất qua các thời kỳ.......59
Hình 3.2 Bản đồ suy giảm chất hữu cơ tổng số đất ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
...................................................................................................................................60
Hình 3.3 Bản đồ suy giảm pH của đất ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang................63
Hình 3.3 Tổng hợp suy giảm giá trị CEC trong đất năm 2002, 2010 và 2017 .........67
Hình 3.4 Bản đồ suy giảm tổng CEC của đất huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang........68
Hình 3.5 Biến động chỉ tiêu N(%) trong đất năm 2010 - 2017.................................70
Hình 3.6 Bản đồ suy giảm đạm của đất huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.................71
Hình 3.7 Bản đồ suy giảm lân của đất huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang ...................73
Hình 3.8 Bản đồ suy giảm lân của đất huyện Chợ Mới, huyện An Giang ...............75
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các nhóm đất chính huyện Chợ Mới.........................................................20
Bảng 1.2 Các kỹ thuật canh tác lúa nƣớc trên địa bàn huyện Chợ Mới....................28
Bảng 1.3 Kỹ thuật canh tác rau màu .........................................................................31
Bảng 1.4 Tổng hợp so sánh việc có và không có đê tháng 8 và đê triệt để đến hoạt
động sản xuất nông nghiệp chính ở huyện Chợ Mới ................................................33
Bảng 1.5 Tổng hợp quan điểm của các nhà khoa học về vấn đề đê bao triệt để ......36
Bảng 1.6 Tổng hợp quan điểm của các nhà khoa học tại chỗ vấn đề đê bao tháng 8
...................................................................................................................................37
Bảng 2.1 Thang điểm và ký hiệu đánh giá suy giảm OM.........................................45
Bảng 2.2 Thang điểm và ký hiệu đánh giá suy giảm CEC .......................................45
Bảng 2.3 Thang điểm và ký hiệu đánh giá suy giảm N ............................................46
Bảng 2.4 Thang điểm và ký hiệu đánh giá suy giảm pH ..........................................46
Bảng 2.5. Thang điểm và ký hiệu đánh giá suy giảm P2O5 ......................................47
Bảng 2.6 Thang điểm và ký hiệu đánh giá suy giảm K ............................................47
Bảng 3.1 Biến động chỉ tiêu OM(%) trong đất năm 2002 và 2010 ..........................56
Bảng 3.2 Biến động chỉ tiêu OM (%) trong đất năm 2010 và 2017 .........................57
Bảng 3.3 Tổng hợp suy giảm giá trị OM trong đất năm 2002, 2010 và 2017 ..........58
Bảng 3.4 Biến động chỉ tiêu PHKCL trong đất năm 2002 và 2010.............................61
Bảng 3.5 Biến động chỉ tiêu PHKCL trong đất năm 2010-2017 .................................62
Bảng 3.6 Biến động chỉ tiêu CEC (lđl/100g) trong đất năm 2002 và 2010 .............64
Bảng 3.7 Biến động chỉ tiêu CEC trong đất năm 2010 và 2012 ...............................65
Bảng 3.8 Tổng hợp suy giảm giá trị CEC trong đất năm 2002, 2010 và 2017.........66
Bảng 3.9 Biến động chỉ tiêu N(%) trong đất năm 2002 – 2010................................69
Bảng 3.10 Biến động chỉ tiêu N(%) trong đất năm 2010 – 2017..............................69
Bảng 3.11 Tổng hợp biến động P2O5 (%) qua các giai đoạn ....................................72
Bảng 3.12 Tổng hợp biến động K2O (%) qua các giai đoạn.....................................74
Bảng 3.13. Tổng hợp sự suy giảm độ phì trong đất phù sa.......................................76
Bảng 3.14 Tổng hợp sự suy giảm độ phì trong đất phèn ..........................................77
viii
Bảng 3.15 Tổng hợp đánh giá suy giảm độ phì theo các mô hình canh tác..............77
Bảng 3.16 Tổng hợp đánh giá sự suy giảm độ phì theo loại hình đê bao.................78
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Vấn đề thoái hóa đất trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng rất đƣợc quan
tâm đối với các nhà quản lý đất đai và nông nghiệp, đặc biệt ở nƣớc ta có hơn 90%
diện tích là đất nông nghiệp, hiện nay quá trình canh tác đất nông nghiệp đã dẫn đến
sự suy giảm chất lƣợng đất khá rõ rệt, điều này đồng nghĩa với việc đất ngày càng
bị thoái hóa theo chiều hƣớng tiêu cực.
Trong những năm gần đây, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã thực hiện nhiều cuộc
điều tra, đánh giá thoái hóa đất các vùng tự nhiên - kinh tế trong cả nƣớc, trong đó
có vùng Đồng bằng Sông Cửu Long; đánh giá thực trạng môi trƣờng đất tại các
vùng kinh tế trọng điểm... Kết quả thực hiện các cuộc điều tra, đánh giá trên cho
thấy bƣớc đầu tài nguyên môi trƣờng đất đai bị thoái hóa rất đáng kể nhƣ: đất bị xói
mòn; đất bị mặn hóa, phèn hóa; đất bị kết von, đá ong hóa; đất bị suy giảm độ phì;
đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa; …Từ kết quả các cuộc điều tra, Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng đã đút kết và xây dựng tài liệu hƣớng dẫn chuyên môn kỹ
thuật về thoái hóa đất, đặc biệt là xây dựng văn bản pháp luật về điều tra thoái hóa
đất, từ đó làm cơ sở tiến hành các cuộc điều tra chi tiết về thoái hóa đất tại phƣơng.
An Giang là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lƣợng lúa lớn
nhất cả nƣớc. Từ những năm 1990, tỉnh đã tích cực xây dựng hệ thống thủy lợi
nhằm khai thác tiềm năng đất đai sẵn có của địa phƣơng (đặc biệt trong việc khai
phá vùng đất phèn thuộc Tứ giác Long Xuyên). Bên cạnh những thành tựu đã đạt
đƣợc rất đáng ghi nhận, tỉnh đang phải đối mặt với những yếu tố gây thoái hóa đất,
cụ thể: Việc xây dựng hệ thống đê bao ngăn lũ, sử dụng nhiều phân bón hóa học,
thuốc trừ sâu đã làm cho đất nông nghiệp, đặc biệt là đất chuyên canh lúa nƣớc bị
chai cứng bề mặt và suy giảm độ phì. Chứng minh cho điều này là kết quả điều tra
thoái hóa đất của tỉnh (năm 2012) cho thấy có diện tích đất bị thoái hóa ở mức nặng
là 12.557 ha (chiếm 12,98%), mức trung bình là 74.113 ha (chiếm 76,61%) và mức
nhẹ là 10.074 ha (chiếm 10,41%). Năm 2014 kỳ bổ sung điều tra thoái hóa đất cho