Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc trưng tri nhận - văn hóa của người Việt ( Qua nhóm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu i http://lrc.tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN HOÀNG LINH
ĐẶC TRƢNG TRI NHẬN - VĂN HÓA CỦA NGƢỜI VIỆT
(QUA NHÓM TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60.22.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH Lý Toàn Thắng
THÁI NGUYÊN, NĂM 2013
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu ii http://lrc.tnu.edu.vn/
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả trình bày trong Luận văn là kết quả
nghiên cứu của bản thân, dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời hƣớng dẫn khoa
học, không sao chép từ bất kì công trình nào có trƣớc của ngƣời khác.
Những quan điểm trích dẫn đều đƣợc chú dẫn rõ ràng. Các kết quả khảo sát
và miêu tả trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả Luận văn
Nguyễn Hoàng Linh
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu iii http://lrc.tnu.edu.vn/
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ .................................................................................................i
Mục lục........................................................................................................ iii
Danh sách bảng biểu.................................................................................... v
MỞ ĐẦU......................................................................................................1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT..................................................................10
1.1. Khái quát về từ, ngữ và từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời ...............10
1.1.1. Khái quát về từ, ngữ......................................................................10
1.1.2. Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời..................................................12
1.2. Vấn đề nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa chuyển .................................13
1.2.1. Nghĩa đen, nghĩa bóng ..................................................................13
1.2.2. Nghĩa chuyển ................................................................................14
1.3. Về khái niệm thành ngữ và tục ngữ.................................................15
1.4. Về khái niệm tri nhận và đặc trƣng tri nhận ....................................17
1.4.1. Khái niệm tri nhận ........................................................................17
1.4.2. Đặc trƣng tri nhận .........................................................................19
1.5. Về khái niệm văn hóa và đặc trƣng văn hóa....................................19
1.5.1. Khái niệm văn hóa ........................................................................19
1.5.2. Đặc trƣng văn hóa.........................................................................22
1.6. Khái quát về mối quan hệ giữa ngôn ngữ, tri nhận và văn hóa .......24
1.6.1. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tri nhận........................................24
1.6.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa........................................26
1.6.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ, tri nhận và văn hóa .........................28
1.7. Tiểu kết.............................................................................................32
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM TRI NHẬN - VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ CHỈ BỘ
PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI (QUA CÁC TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT) ..............33
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu iv http://lrc.tnu.edu.vn/
2.1. Dẫn nhập ..........................................................................................33
2.2. Đặc điểm tri nhận - văn hóa của từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời ở
thành tố trung tâm .......................................................................................33
2.2.1. Kết quả khảo sát............................................................................33
2.2.2. Nhận xét sự tƣơng đồng................................................................38
2.3. Đặc điểm tri nhận - văn hóa của từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời ở
thành tố phụ.................................................................................................43
2.3.1. Kết quả khảo sát............................................................................43
2.3.2. Nhận xét sự tƣơng đồng................................................................48
2.4. Bƣớc đầu tìm hiểu vai trò của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời
trong việc biểu thị tƣ tƣởng, tình cảm, tính cách của ngƣời Việt ...............55
2.4.1. Vai trò biểu thị của các từ chỉ bộ phận bên trong cơ thể ..............55
2.4.2. Vai trò biểu thị của các từ chỉ bộ phận bên ngoài cơ thể..............56
2.5. Tiểu kết ............................................................................................57
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM TRI NHẬN - VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ CHỈ BỘ
PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI (QUA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT).........59
3.1. Dẫn nhập ..........................................................................................59
3.2. Kết quả khảo sát ..............................................................................59
3.3. Các hƣớng nghĩa biểu trƣng cơ bản của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ
thể ngƣời trong thành ngữ, tục ngữ Việt.....................................................63
3.4. Tiểu kết ............................................................................................84
KẾT LUẬN...............................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................88
PHỤ LỤC...................................................................................................92
Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu v http://lrc.tnu.edu.vn/
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Danh sách liệt kê các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát ẩn dụ từ vựng có thành tố trung tâm là từ ngữ
chỉ bộ phận cơ thể ngƣời
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát một số kiểu kết hợp của ẩn dụ từ vựng có thành
tố trung tâm là từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát các kiểu tƣơng đồng trong ẩn dụ từ vựng có
thành tố trung tâm là từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát ẩn dụ từ vựng có thành tố phụ là từ ngữ chỉ bộ
phận cơ thể ngƣời
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát một số kiểu kết hợp của ẩn dụ từ vựng có thành
tố phụ là từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát các kiểu tƣơng đồng trong ẩn dụ từ vựng có
thành tố phụ là từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát sự xuất hiện của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể
ngƣời trong thành ngữ - tục ngữ Việt
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát các hƣớng nghĩa biểu trƣng cơ bản của các từ
chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong thành ngữ - tục ngữ Việt
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ngôn ngữ là phƣơng tiện cơ bản và quan trọng nhất của việc giao tiếp
giữa các thành viên trong cộng đồng ngƣời và cũng là phƣơng tiện phát triển
của tƣ duy, truyền đạt các truyền thống văn hóa – lịch sử từ thế hệ này sang thế
hệ khác. Ngôn ngữ và văn hóa có một mối quan hệ rất mật thiết với nhau.
Trong bề sâu của mối quan hệ này ẩn chứa nhiều vấn đề về quan điểm lí luận
và phƣơng pháp nghiên cứu, động chạm đến không chỉ văn hóa học, ngôn ngữ
học mà cả nhân loại học, tâm lý học… Theo các nhà nghiên cứu văn hóa ở
nƣớc ta thì ngôn ngữ đã trở thành một thành tố cơ bản và quan trọng của văn
hóa, chi phối nhiều thành tố văn hóa khác; là một phƣơng tiện có tác động
mạnh mẽ đến sự phát triển của văn hóa. Và ngƣợc lại, thông qua văn hóa, ngôn
ngữ cũng trở nên phong phú hơn. Vì thế, khi bàn đến vấn đề tri nhận văn hóa
Việt Nam, rõ ràng là không thể không đề cập đến vấn đề ngôn ngữ, đến tiếng
Việt nói chung và đến cách ngƣời Việt nhìn nhận, suy nghĩ về sự vật, hiện
tƣợng, thế giới.
1.2. Nghiên cứu về đặc trƣng tri nhận văn hóa của ngƣời Việt, chúng tôi
đã lựa chọn hƣớng nghiên cứu qua nhóm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời vì
con ngƣời đƣợc coi là trung tâm của vũ trụ. Cũng nhƣ nhiều nhà nghiên cứu
ngôn ngữ đã khẳng định, con ngƣời cũng chính là trung tâm của ngôn ngữ học.
Đây cũng là điều dễ hiểu, vì chính con ngƣời đã sáng tạo ra các kí hiệu ngôn
ngữ phục vụ cho mục đích giao tiếp của mình. Tƣ tƣởng của con ngƣời cũng ẩn
chứa trong các kí hiệu ngôn ngữ mà họ tạo ra. Trong thế giới con ngƣời, thế
giới mà con ngƣời nhìn thấy mọi vật và miêu tả nó trong ngôn ngữ hàng ngày,
con ngƣời trong ý nghĩa cơ bản nhất, nghĩa đen chính là thƣớc đo của mọi vật.
Ngôn ngữ là phƣơng tiện phản ánh đặc điểm sinh học, môi trƣờng tự nhiên,
cách thức vận động thậm chí cả hình dáng hay thuộc tính của cơ thể. Nhiều từ
2
ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời đã đƣợc chính con ngƣời sử dụng để gọi tên một
sự vật, hiện tƣợng nào đó trong cuộc sống.
Ngôn ngữ nào cũng phản ánh cách tri nhận về thế giới của ngƣời bản ngữ,
ràng buộc mọi thành viên trong cộng đồng văn hóa, ngôn ngữ đó. Qua việc tìm
hiểu những từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong tiếng Việt chúng ta sẽ thấy phần
nào cách thức ngƣời Việt Nam hình dung về thế giới xung quanh. Vì những lí
do trên, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Đặc trưng tri nhận - văn hóa
của người Việt (qua nhóm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người)”.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Vấn đề về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa là vấn đề khoa học
liên ngành. Trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên
cứu về văn hóa Đông – Tây. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa trên thế
giới có thể kể nhƣ: Humboldt, Weisgerber, Trier ở Đức; Boas, Krorber, Sapir,
Whorf, Hymes ở Mỹ; Vereschagin, Kostomarov và Serebrennikov ở Nga…
Một vấn đề nữa cũng đang thu hút sự chú ý và quan tâm sâu sắc của các nhà
ngôn ngữ học thế giới, đó là việc tìm hiểu các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời.
Trong nhiều công trình về ngôn ngữ học văn hóa - ứng dụng (Applied cultural
linguistics), nhiều tác giả đã trình bày một cách sâu rộng về những cơ sở lý
luận cho việc nghiên cứu dựa trên mối quan hệ bộ ba ngôn ngữ – văn hóa và tri
nhận. Một số công trình tiêu biểu đƣợc tập hợp trong cuốn Applied cultural
linguistics phải kể đến nhƣ: Công trình The embodiment of fear expressions in
Tunisian Arabic, Theoretical and practical implications của tác giả Zouhair
Maalej, công trình Culture - specific conceptualizations of corruption in Afican
English. Linguistic analyses and pragmatic applications của tác giả Frank
Polzenhagen và Hans - Georg Wolf… Công trình đi sâu nghiên cứu về XIN (心)
– TÂM (TIM) trong tiếng Hán - The Chinese HEART in a Cognitive
Perspective: Culture, Body, and Language - của học giả ngƣời Mỹ gốc Hoa
Ning Yu. Cũng liên quan đến những từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời, gần đây
3
nhất GS Farzad Sharifian đến từ Đại học Monash đã có buổi thuyết trình tại
Viện Ngôn ngữ học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam với chủ đề:
Cultural linguistics and Embodiment (cultural conceptualisation of internal
body parts across cultures) (Ngôn ngữ học văn hóa và nghiệm thân (quá trình ý
niệm hóa các bộ phận cơ thể người qua các nền văn hóa)).
2.2. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa ở Việt Nam phải kể đến nhƣ:
Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Kim Thản, Đào Thản, Triều Nguyên, Đinh Gia
Khánh, Phạm Đức Dƣơng, Trần Quốc Vƣợng, Hà Văn Tấn… Tuy nhiên, ngƣời
đầu tiên quan tâm nghiên cứu về những từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời có thể
nói là tác giả Nguyễn Đức Tồn trong công trình Đặc trưng văn hóa - dân tộc
của ngôn ngữ và tư duy. Theo đó, trong công trình của tác giả, các từ ngữ chỉ
bộ phận cơ thể ngƣời nhƣ bụng, dạ, ruột, lòng, gan, máu, tiết, mật… đƣợc miêu
tả dƣới góc độ trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa, đƣợc nghiên cứu ở khả năng biểu
trƣng về tâm lí - tình cảm và đặc điểm chuyển nghĩa của từ. Theo khuynh
hƣớng này, còn có một số nghiên cứu khác, tiêu biểu nhƣ công trình Đặc điểm
trường từ vựng- ngữ nghĩa tên gọi động vật trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt và
Nga của tác giả Nguyễn Thúy Khanh, công trình Về nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể
người trong tiếng Việt của Bùi Khắc Việt, công trình Dấu ấn văn hóa – dân tộc
qua chất liệu biểu trưng của tục ngữ người Việt (Trên cơ sở so sánh với tục
ngữ các dân tộc khác) của tác giả Nguyễn Văn Nở… Tuy nhiên, nhìn chung,
các tác giả này chỉ nhắc đến các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời nhƣ bụng, dạ,
ruột, gan, chân, tay … trong các công trình của mình theo lối điểm qua và chƣa
có hệ thống. Chƣa có ai đi sâu nghiên cứu về các từ ngữ này một cách có hệ
thống và đầy đủ; đặc biệt, chƣa có tác giả nào đi theo lối tiếp cận tổng hợp từ
bộ ba ngôn ngữ - văn hóa - tri nhận.
Một trong số những tác giả bƣớc đầu đƣa ra nghiên cứu về những đơn vị
từ vựng có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong tiếng Việt theo hƣớng “có thể
cung cấp thêm cứ liệu cho ngôn ngữ học tri nhận và có thể được tiếp tục được
4
phân tích, lí giải thêm bằng cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận” là tác giả
Vũ Đức Nghiệu (2007) với bài báo Những đơn vị từ vựng biểu thị tâm lí, ý chí,
tình cảm có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt. Công trình đã đi
sâu vào khảo sát 198 đơn vị từ vựng biểu thị các trạng thái tâm lí, ý chí, tình
cảm của con ngƣời, trong đó có 32 từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời, bao gồm cả tim,
lòng, bụng, dạ. Thông qua việc miêu tả cụ thể các đơn vị từ vựng về mặt kết
cấu (gồm một vị từ đứng trƣớc một danh từ chỉ bộ phận cơ thể nhƣ phải lòng,
phổng mũi, bạo phổi, bùi tai, ngứa mắt… và về cách thức biểu hiện, tác giả đã
có những kết luận khá sâu sắc về khả năng biểu nghĩa của các đơn vị từ vựng
này, về đặc trƣng tri nhận của ngƣời Việt và phần nào có gắn với kinh nghiệm
nghiệm thân. Tuy không tuyên bố trực tiếp nhƣng rõ ràng tác giả đã bƣớc đầu
đi từ góc nhìn của ngữ nghĩa tri nhận, văn hóa và sự nghiệm thân. Những kết
quả nghiên cứu ở đây góp phần “bổ sung thêm tƣ liệu”, đặt nền móng và thúc
đẩy những nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận một cách sâu sắc, hệ thống và
đầy đủ hơn.
Ngƣời đầu tiên đƣa ra trình bày những nghiên cứu sâu sắc và mới mẻ về
ngôn ngữ học tri nhận và về những ý niệm liên quan đến các bộ phận cơ thể
ngƣời theo hƣớng tiếp cận tổng hợp ngôn ngữ - văn hóa - tri nhận là tác giả Lý
Toàn Thắng. Có thể kể ra một số công trình tiêu biểu của tác giả đƣợc đăng tải
trên các tạp chí trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là những công trình đi sâu nghiên
cứu một hay một vài ý niệm về thân thể con ngƣời nhƣ: Ý niệm LÒNG trong
tiếng Việt: từ góc nhìn của lí thuyết giảng dạy ngoại ngữ, The Vietnamese
expression of BODY and SOUL: A cognitive and cultural linguistic study…
Qua việc đi sâu phân tích cơ sở ngữ nghĩa và tri nhận của các ý niệm nhƣ
LÒNG, HỒN (SOUL) và XÁC (BODY) … dựa trên mối quan hệ bộ ba ngôn
ngữ - văn hóa - tri nhận, tác giả đã tiên phong mở ra một lối đi, một hƣớng tiếp
cận mới cho ngôn ngữ học tri nhận ở nƣớc ta nói riêng và Việt ngữ học nói
chung. Đi theo khuynh hƣớng này, hiện nay giới ngôn ngữ học ở nƣớc ta đang