Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm nghệ thuật truyện và ký lưu trọng lư
PREMIUM
Số trang
104
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1124

Đặc điểm nghệ thuật truyện và ký lưu trọng lư

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THU HÀ

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT

TRUYỆN VÀ KÝ LƯU TRỌNG LƯ

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam

Mã số : 60.22.34

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng - Năm 2012

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN PHONG NAM

Phản biện 1 : TS. TÔN THẤT DỤNG

Phản biện 2 : PGS.TS. HỒ THẾ HÀ

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn

thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học Đà

Nẵng vào ngày 01 tháng 12 năm 2012.

* Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Lưu Trọng Lư không chỉ là một nhà thơ, nhà hoạt động sân

khấu Việt Nam thế kỷ XX mà còn là cây bút văn xuôi đầy năng lực

với rất nhiều thể loại. Sẽ bất công và thiệt thòi nếu chúng ta chỉ biết

đến Lưu Trọng Lư như một nhà thơ, dù rằng ông là một nhà thơ rất

nổi tiếng. Văn xuôi mới thực là sự nghiệp đồ sộ của ông. Lưu Trọng

Lư đã để lại cho chúng ta 38 tác phẩm văn xuôi (gồm tiểu thuyết,

truyện dài và truyện vừa, bút ký, kịch, tiểu luận, phê bình).

Trên cơ sở tiếp thu kết quả của các nhà nghiên cứu, phê bình và

các tài liệu có liên quan, chúng tôi tìm hiểu đề tài: “Đặc điểm nghệ

thuật truyện và ký Lưu Trọng Lư” với mong muốn tìm lại những giá

trị đích thực trong văn xuôi tự sự của Lưu Trọng Lư, đồng thời làm

phong phú hơn những hiểu biết về Lưu Trọng Lư, hi vọng đóng góp

một tiếng nói có ý nghĩa vào việc đánh giá đúng đắn những cống

hiến sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, nghệ sĩ Lưu Trọng Lư trong

lĩnh vực truyện và ký.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1. Tình hình nghiên cứu về Lưu Trọng Lư và các sáng tác thơ

của ông

Lưu Trọng Lư là một hiện tượng độc đáo, bí ẩn. Đã có rất

nhiều các công trình nghiên cứu và khám phá về thân thế, con người

và sự nghiệp sáng tác của ông nhưng phần lớn các bài viết tập trung

đánh giá tài năng thơ của ông. Lưu Trọng Lư được biết đến với tư

cách một nhà thơ Việt Nam hiện đại.

2.2. Những công trình nghiên cứu về truyện và kí Lưu Trọng Lư

Xuất hiện trong vai trò người mở đầu, có vị trí tiên phong

trong phong trào Thơ mới, Lưu Trọng Lư cũng ít nhiều gây chấn

động qua tập truyện Người Sơn nhân – 1933, với lời giới thiệu của

Hoài Thanh. Phan Khôi cho rằng Người sơn nhân (của Lưu Trọng

Lư) và Hồn bướm mơ tiên (của Khái Hưng) là hai tác phẩm văn học

khá nhất trong năm 1933.

Khi truyện Khói lam chiều được in thành sách riêng (1936),

báo chí văn nghệ Hà Nội có khá nhiều bài khen ngợi, và nhân đó, đã

đánh giá rất cao về tương lai tác giả.

Đặc điểm nghệ thuật truyện và ký Lưu Trọng Lư là một đề

tài có rất ít các công trình nghiên cứu; chưa có công trình nào thật sự

quy mô, đầy đủ nghiên cứu về đặc điểm truyện và ký của ông.

Đề tài này của chúng tôi đi vào nghiên cứu truyện và kí Lưu

Trọng Lư một cách có hệ thống nhằm khẳng định tài năng cũng như

đóng góp của tác giả đối với văn học dân tộc.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật truyện

và ký Lưu Trọng Lư; bao gồm: tư tưởng nghệ thuật, các thủ pháp

nghệ thuật (nghệ thuật xây dựng cốt truyện, miêu tả nhân vật, ngôn

ngữ…).

Các tập truyện và ký của Lưu Trọng Lư được dùng để khảo

sát gồm:

Người sơn nhân, Con chim sổ lồng, Ly tao tuyệt vọng, Cô bé

hái dâu, Chân ái tình, Cái đời người xẩm, Anh Neo, Bạn tôi, Cái chết

hiếu danh, Chiêm thành, Con vú em, Thi sỹ, Bó lan trắng, Người

mua hoa, Nàng Vân may áo chồng, Cắm neo, Khỏi truông, Truyện

cô Nhung, Chiếc cáng xanh, Em là gái bên song cửa, cô Nguyệt, cô

Nhụy, Cô gái tân thời, Chiến khu Thừa thiên, Khói lam chiều, Chạy

loạn…

Các tập ký: Mùa thu lớn (1978), Nửa đêm sực tỉnh (1989)…

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp cấu trúc.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu.

- Phương pháp thống kê, phân loại.

5. Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, kết luận, luận văn được chia làm 3

chương. Chương 1. Lưu Trọng Lư - Chân dung người nghệ sĩ đa tài.

Chương 2. Cảm thức thời đại trong truyện và ký Lưu Trọng Lư.

Chương 3. Nét đặc sắc của các thủ pháp nghệ thuật trong truyện và

ký Lưu Trọng Lư.

Chương 1

LƯU TRỌNG LƯ - CHÂN DUNG

NGƯỜI NGHỆ SĨ ĐA TÀI

1.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn nghệ của Lưu Trọng Lư

1.1.1. Lưu Trọng Lư – con người và thời đại

Lưu Trọng Lư là tên thật, sinh ngày 19 tháng 6 năm 1912.

Ông còn có những bút danh Hy Kí, Lưu Thần. Lưu Trọng Lư sinh ra

và lớn lên bên bờ sông Gianh lịch sử tại một vùng quê nghèo - làng

Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Mảnh

đất đồi núi nghèo khó này đã trở thành môi trường đầu tiên nuôi

dưỡng tâm hồn người nghệ sĩ đa tài.

Cuộc đời Lưu Trọng Lư được sinh ra trong bối cảnh đất

nước bị bọn thực dân Pháp chiếm giữ, cơ cấu xã hội Việt Nam có

những biến đổi sâu sắc. Mặt khác do xuất thân từ một gia đình nhà

nho nên ông cũng tiếp thu được một cách tự nhiên ảnh hưởng của

nền văn học truyền thống.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Lưu Trọng Lư lên chiến

khu Thừa Thiên. Cuộc sống kháng chiến gian lao giữa lòng dân tộc

và nhân dân đã làm thay đổi Lưu Trọng Lư. Ông đã từng nếm trải

những gian nan, hiểm nghèo của nhân dân và chứng kiến lòng tin của

quần chúng vào kháng chiến, vào cụ Hồ.

Bài Lên đường đăng trên tờ Giết giặc in đá của chiến khu

Thừa Thiên năm 1947 là bài thơ kháng chiến đầu tiên của Lưu Trọng

Lư, có tính chất như một tuyên ngôn nghệ thuật mới của Lưu Trọng

Lư.

Lưu Trọng Lư sinh ra và sống gần trọn thế kỉ XX - một thế

kỉ đầy thăng trầm với những biến cố lớn lao trong lịch sử xã hội, văn

hoá dân tộc. Cuộc đời người nghệ sĩ Lưu Trọng Lư gắn liền với

những thăng trầm của thời đại mà ông đã sống và cống hiến sáng tạo

nghệ thuật. Lưu Trọng Lư đã bước những bước chuyển mình phù

hợp với thời đại, phù hợp với con đường nghệ thuật của chính mình.

Ông đã vượt lên biết bao biết bao biến động thăng trầm để sống và

viết.

1.1.2. Sự nghiệp sáng tác của Lưu Trọng Lư

1.1.2.1. Sự nghiệp thơ

Là một trong những người khởi xướng và cổ vũ cho Thơ mới,

Lưu Trọng Lư đã góp phần đem lại sự chiến thắng cho phong trào

Thơ mới bằng chính những bài thơ mới thành công từ năm 1932-

1933.

Với 4 tập thơ Tiếng thu, Toả sáng đôi bờ, Người con gái sông

Gianh và tập thơ mới xuất bản Bài ca tâm tình, Lưu Trọng Lư đã trở

thành một thi nhân xứng đáng có tên tuổi trên văn đàn văn học Việt

Nam.

1.1.2.2. Văn xuôi Lưu Trọng Lư

Văn xuôi của Lưu Trọng Lư gồm tiểu thuyết, truyện vừa,

truyện ngắn; tác phẩm đầu tiên được ấn hành từ năm 1933-1941. Số

lượng tác phẩm văn xuôi của ông rất lớn: 17 cuốn tiểu thuyết, 8 tập

truyện dài và vừa 5 tập bút kí, 6 vở kịch, 2 tập tiểu luận, phê bình và

nhiều bài tiểu luận, nhiều bài lí luận phê bình... Các tác phẩm tiêu

biểu của ông là:

Người sơn nhân (1933), Khói lam chiều(1936), Cầu sương điểm

cỏ(1936), Huyền không động(1937), Con voi già của vua Hàm

Nghi(1937), cô Nguyệt (1937), Con đười ươi (1938), Từ thiên đường

đến địa ngục (1938), Cô gái tân thời (1939), Chiếc cáng xanh

(1941), Giòng họ (1942), Em là gái bên song cửa (1942 , Mẹ con

(1942),… Văn chương và hành động (Tiểu luận - viết chung với Hoài

Thanh - Lê Tràng Kiều -1936).

Có thể khẳng định Lưu Trọng Lư là người viết văn xuôi và

ông đã có công lớn trong lĩnh vực này. Tác phẩm của ông đa dạng về

đề tài, có những sáng tạo mới mẻ; góp phần làm nên diện mạo mới

của nền văn xuôi hiện đại nước nhà.

1.1.2.3. Sự nghiệp sân khấu của Lưu Trọng Lư

Lưu Trọng Lư còn để lại một di sản khá lớn về thể loại kịch. Các

vở kịch nói: Giọt sương, Cánh hoa, Nguyễn Văn Trỗi... Các vở kịch

thơ Tuổi hai mươi, Hồng Gấm.

1.2. Vị trí của Lưu Trọng Lư trong lịch sử văn học dân tộc

1.2.1. Lưu Trọng Lư – gương mặt tiêu biểu của phong trào Thơ mới

Lưu Trọng Lư góp phần chiến thắng cho phong trào thơ mới

chủ yếu không phải là những bài báo, những bài diễn thuyết đầy

nhiệt tình mà chính bằng những bài thơ mới Lưu Trọng Lư viết từ

năm 1932-1933. Thơ Lưu Trọng Lư hầu hết diễn tả những nỗi buồn

nội tâm.

2.1.2. Lưu Trọng Lư trong quá trình vận động của văn học Việt Nam

hiện đại

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Lưu Trọng Lư có một

sự nghiệp sáng tác đồ sộ và đa khuynh hướng. Ông là một nhà văn

vừa lãng mạn, vừa hiện thực, vừa thần bí. Còn một sự đa dạng khác

về mặt thể loại. Lưu Trọng Lư cũng là một cây bút sử dụng nhiều thể

loại nhất.

Với tư cách là người viết kịch bản và là lãnh đạo ngành sân

khấu Việt Nam, Lưu Trọng Lư đã để lại những dấu ấn đậm nét của

mình trong lĩnh vực kịch.

Chương 2

CẢM THỨC THỜI ĐẠI TRONG TRUYỆN VÀ KÝ

LƯU TRỌNG LƯ

2.1. Vấn đề “cảm thức thời đại” trong tác phẩm văn học

2.1.1. Khái niệm

Cảm thức là trạng thái tình cảm của người nghệ sĩ khi cảm

nhận được một hoàn cảnh khác tác động đến nhận thức của mình, nó

chiếm lĩnh sự thuần túy trí óc đối với tư tưởng thành tình yêu đối với

tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành. Đó là

năng lực cảm nhận thẩm mỹ đặc trưng, chỉ có ở con người đối với

các hiện tượng, sự vật, biến cố của thế giới khách quan.

2.1.2 “Cảm thức thời đại” trong tác phẩm văn học

Tác phẩm văn học là nơi khai thác, nơi khẳng định quan

điểm nhân sinh, lí tưởng thẩm mĩ. Đó là “tấc lòng” của tác giả gửi

gắm qua tác phẩm. Tác phẩm văn học còn là hình ảnh phản ánh sống

động, là tấm gương ghi giữ diện mạo lịch sử của một thời kỳ một đi

không trở lại và dự báo tương lai. Văn học phản ánh cuộc sống và

con người vì vậy viết văn là một hoạt động nhận thức của nhà văn

đối với thế giới và cũng là đối với bản thân mình.

“Cảm thức thời đại” trong tác phẩm văn học là sự thể hiện ý

thức tự do của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật.

Nhìn chung các sáng tác văn xuôi của Lưu Trọng Lư trước

năm 1945 in đậm dấu ấn của một tâm hồn thi nhân. Ông thường để

cho cảm xúc của mình tràn trên giấy, ít tuân thủ theo những nguyên

tắc cần thiết của đặc trưng thể loại văn xuôi như xây dựng cốt truyện,

khắc hoạ tính cách, miêu tả tâm lí nhân vật.

2.2. Chân dung cuộc sống qua nhãn quan nghệ thuật Lưu Trọng Lư

2.2.1. Hiện thực lịch sử - xã hội

Khuynh hướng lãng mạn là khuynh hướng chính trong sáng

tác của Lưu Trọng Lư, nhưng càng về sau, ý thức cảm nhận về hiện

thực lịch sử - xã hội càng được ghi đậm trong các tác phẩm văn xuôi

của ông. Dấu ấn hiện thực lịch sử - xã hội nổi bật ở những truyện

ngắn như Chiêm Thành, Con vú em, truyện dài như Khói lam chiều,

Cầu sương điểm cỏ, truyện giả sử Con voi già của vua Hàm Nghi,

Chạy loạn.

Trong một số tác phẩm của Lưu Trọng Lư, chúng ta có thể

nhận thấy dáng vẻ cuộc sống thiên nhiên và con người ở ba vùng đất

mà ông từng sống và viết về chúng đặc biệt là vùng quê Quảng Bình

- mảnh đất mà ông đã được sinh ra và lớn lên.

Hầu hết trong các tác phẩm của Lưu Trọng Lư viết về vùng

quê của mình đều mang đậm dấu ấn hiện thực. Đó là hiện thực về

một vùng quê nghèo khó, một cuộc sống ngột ngạt vì nạn lụt lột, nạn

sưu thuế...

Có thể khẳng định rằng mặc dầu viết theo khuynh hướng lãng

mạn hay cách mạng, nhãn quan nghệ thuật của Lưu Trọng Lư vẫn

mang đậm dấu ấn thời đại. Ông sống và viết theo thời đại mà ông

đang sống. Sự chuyển biến về cách nhìn, cách nghĩ của ông thật linh

động, nhạy bén. Khả năng chiếm lĩnh hiện thực của ông thật sự rất

lớn. Điều đó giúp cho Lưu Trọng Lư xứng đáng là một nghệ sĩ đa tài.

2.2.2. Thế giới nhân vật trong truyện và ký Lưu trọng Lư

Trong các tác phẩm của Lưu Trọng Lư, thế giới nội tâm của

con người rất sâu sắc, phong phú phức tạp. Thế giới nhân vật trong

tác phẩm tự sự của Lưu Trọng Lư thật đa dạng và đủ các hạng người

trong xã hội. Nhân vật của Lưu Trọng Lư có thể là một ông quan lớn,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!