Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết quê nội và tảng sáng của võ quảng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐẶNG THỊ THANH LAN
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT QUÊ NỘI
VÀ TẢNG SÁNG CỦA VÕ QUẢNG
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 8220121
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
VĂN HỌC VIỆT NAM
Đà Nẵng – Năm 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học:
Tiến sĩ LÊ VĂN TRUNG
Phản biện 1: PGS.TS Ngô Minh Hiền
Phản biện 2: TS. Lê Thị Hường
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Khoa học giáo dục họp tại Trường Đại học Sư phạm vào
ngày 16 tháng 6 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại là một cuộc chạy đua tiếp
sức của rất nhiều thế hệ nhà văn. Cùng với Tô Hoài, Phạm Hổ, Nguyễn Huy
Tưởng, Định Hải,..., Võ Quảng là một trong những nhà văn đã có công đặt nền
móng cho nền văn học này. Tuy xuất phát từ con đường chính trị khá thuận lợi
nhưng ông vẫn quyết định gắn cuộc đời mình hơn bốn mươi năm cho văn học
thiếu nhi. Dù đến với các em khá muộn nhưng Võ Quảng tỏ ra là một cây bút
không biết mệt mỏi. Ông viết cho thiếu nhi bằng tình cảm chân thành của một
người ông hiền từ và nhân hậu. Lúc sinh thời, ông nhận được rất nhiều sự yêu
thương của các em thiếu nhi trên mọi miền đất nước. Mỗi sáng tác của ông là
một thế giới trẻ thơ sinh động đầy hồn nhiên, trong sáng. Mỗi bài học ông đưa
vào tác phẩm đều rất nhẹ nhàng, khéo léo trong việc khơi gợi tâm hồn yêu cái
đẹp, cái tốt của trẻ em. Nhiều tác phẩm của ông đã được tuyển chọn đưa vào
chương trình giáo dục phổ thông.
Cùng với Dế mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài), Sống nhờ (Mạnh Phú Tư),
Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi), Tuổi thơ dữ đội (Phùng Quán), Búp sen
xanh (Sơn Tùng),... thì Quê nội và Tảng sáng của Võ Quảng cũng được đánh
giá là tác phẩm viết cho thiếu nhi hay nhất thế kỉ XX và đã được dịch sang
tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Nga. Với thành công đó, bộ tiểu thuyết đã
khẳng định tài năng và vị trí của Võ Quảng trong nền văn học thiếu nhi Việt
Nam hiện đại.
1.2. Trong không khí cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công
nghệ đang có những ảnh hưởng lớn lao không chỉ đến người lớn mà còn với trẻ
em các thì những giá trị về lịch sử cội nguồn, bản sắc văn hóa dân tộc sẽ là tài
sản riêng về tinh thần mà các em có thể được tiếp nhận qua nguồn văn học
thiếu nhi bằng những tác phẩm vượt không gian và thời gian. Quê nội và Tảng
sáng tuy ra đời cách đây gần 50 năm nhưng vẫn được các bạn nhỏ đón nhận
một cách say mê và nồng nhiệt. Gần đây nhất, năm 2018, Nhà xuất bản Kim
Đồng đã cho tái bản cuốn sách này lần thứ 17. Điều này một lần nữa khẳng
định giá trị của bộ tiểu thuyết. Vì thế việc đánh giá, ghi nhận lại vị trí của Quê
nội và Tảng sáng trong nền văn học thiếu nhi là cần thiết. Đến với Quê nội và
Tảng sáng, chúng ta bắt gặp những nhân vật thiếu nhi nhỏ tuổi vừa gần gũi vừa
thân quen. Các em được đặt vào trong bối cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước
nên có sự trưởng thành sớm khi cùng người lớn tham gia vào những công việc
chung của cộng đồng. Với lối trần thuật tự nhiên, chân thật và một giọng văn
2
sinh động, đầy sức sống, bộ truyện không chỉ hấp dẫn thiếu nhi mà những
người trưởng thành cũng thích thú khi đọc.
1.3. Cho đến nay, nghiên cứu về các sáng tác của Võ Quảng chủ yếu
chú trọng vào bộ phận thơ ca viết cho thiếu nhi. Còn về mảng văn xuôi chưa có
nhiều bài nghiên cứu kĩ và sâu, đặc biệt là về nghệ thuật tiểu thuyết của ông.
Trong khi đó, hai tác phẩm văn xuôi Quê nội (1973) và Tảng sáng (1978)
được xem là đóng góp tiêu biểu nhất của Võ Quảng về mặt văn xuôi cho văn
học thiếu nhi Việt Nam. Chính vì thế, ông được nhiều nhà phê bình văn học và
các nhà văn xếp vào một trong số ít các nhà văn xuất sắc viết cho thiếu nhi ở
thế kỷ XX. Nghiên cứu về Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Quê nội và Tảng
sáng của Võ Quảng, chúng tôi hi vọng sẽ bổ sung một cái nhìn toàn diện hơn
về tài năng nghệ thuật của tác giả và đồng thời đánh giá được hết những đóng
góp của nhà văn này cho nền văn học thiếu nhi nói riêng, văn học Việt Nam
nói chung. Ngoài ra, đây cũng sẽ là nguồn tư liệu cho việc học tập, giảng dạy
văn học thiếu nhi và văn học trong nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Võ Quảng là cây bút hiếm hoi đã dành trọn cuộc đời sáng tác của
mình chỉ để viết cho thiếu nhi ở thế kỉ XX. Trong gần 50 năm cầm bút, Võ
Quảng – một con người kì công xây dựng nên thế giới tâm hồn trẻ thơ - đã để
lại cho văn học thiếu nhi Việt Nam một di sản vô cùng lớn và rất có giá trị.
Chính vì thế, ông được độc giả yêu mến, bạn bè đồng nghiệp, các nhà nghiên
cứu phê bình quan tâm. Họ luôn dành cho ông những lời khen ngợi. Đồng thời,
họ cũng đánh giá rất cao tài năng của ông qua những sáng tác dành cho nhiếu
nhi.
Một số bài viết có liên quan đến đặc điểm nghệ thuật của Quê nội và
Tảng sáng của Võ Quảng như:
Trong bài Tài năng miêu tả của Võ Quảng, Vũ Tú Nam cho rằng
những trang miêu tả cảnh lao động trong Quê nội rất quý và giàu chi tiết, cụ
thể và sinh động. Chính tấm lòng nặng tình nghĩa với quê hương đã giúp ông
miêu tả thiên nhiên và con người nơi đây bằng cả trái tim, bằng kỉ niệm bồi hồi
và nỗi nhớ. Nhà văn còn nhận xét văn miêu tả của ông gọn, động, rất gần với
thơ [46,459].
Vương Trí Nhàn với bài viết Chất hài hước trong sáng tác văn xuôi
của Võ Quảng nhận xét: “Chất hài trong Quê nội và Tảng sáng gắn liền với hai
nhân vật chính của tập sách là Cục và Cù Lao, và tập thể các bạn trẻ tuổi ở Hòa
Phước. Ở đây, cách miêu tả của Võ Quảng vẫn là thiên về vui, hóm và cũng rất
3
hợp tâm lí trẻ”. Và cuối cùng, tác giả kết luận “Chúng ta cần rất nhiều tác
phẩm văn học biết cười như Quê nội, như Tảng sáng” [46,480].
Hoàng Tiến trong bài Thanh nhạc của câu và từ trong văn xuôi Võ
Quảng đã dẫn ra và phân tích tính nhạc trong các câu văn miêu tả con sông
Thu Bồn, trong khẩu ngữ ông lái trứng tằm, và tác giả cho rằng: “Nhạc điệu
trong câu văn Võ Quảng thường phù hợp với rung động của tác giả trước cảnh
vật, trước sự việc. Nó làm minh họa cho việc miêu tả. Nó cũng có đủ các cung
bậc, nồng độ, màu sắc tùy thuộc vào nội dung tác phẩm.” [46,486]. Và ngoài
ra, tác giả còn dẫn ra những minh chứng về việc sử dụng từ ngữ vừa khéo về
âm thanh, vừa đúng về ngữ nghĩa của nhà văn trong Quê nội và Tảng sáng.
Dương Trọng Dật qua bài viết Chất thơ trong Quê nội đã đánh giá
rằng: “...trang viết có dư vị nhất của Võ Quảng là những trang đặc tả những
cảnh sắc thiên nhiên và sinh sống làm ăn của người dân ở đây. Anh đã tóm
được cái thần, cái khoảnh khắc, cái chất thơ của một vùng đất một thời lam lũ
nhưng giàu tình yêu đối với cuộc sống. Dễ mấy ai quên được nong tằm ăn lên
vàng ruộm, những bãi dâu xanh mướt dọc triền sông” [46,514].
Lê Quang Trang trong bài viết Sự cần mẫn đáng yêu của Võ Quảng
qua Quê nội và Tảng sáng đã nói về cái tâm trong sáng tác nghệ thuật của Võ
Quảng: “...anh luôn phấn đấu diễn tả cho đẹp nhất, đầy đủ nhất những cảm
xúc, những suy nghĩ nhằm đánh thức xúc động trong lòng bạn đọc thiếu nhi.
Miêu tả cảnh hay người anh luôn chú ý đến hình khối, màu sắc, âm thanh.
Trạng thái hoạt động của sự vật được chú ý diễn đạt để gây ấn tượng và sinh
động. Anh không chỉ quan tâm đến bố cục, phân chương đoạn mà còn giành
nhiều tâm lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, trau chuốt câu văn” [46, 537-538].
Theo nhà văn Trần Thanh Địch thì: “Tảng sáng cũng như Quê nội là
những tập truyện dài gần như không có cốt truyện với nhiều tuyến và nhiều
nhóm nhân vật hoạt động, thế mà truyện âm thầm như một mùi hương ngâu mê
say có sức hấp dẫn và quyến rũ lạ lùng” [26,158].
Bên cạnh những bài báo, bài nghiên cứu, phê bình thì cũng đã có
những bài luận văn chọn đề tài nghiên cứu về con người và tác phẩm của Võ
Quảng như: Ma Thị Như Hoa (2009), Đặc sắc nghệ thuật thơ viết cho thiếu nhi
của Võ Quảng, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội 2;
Nguyễn Thị Thùy Dung (2011), Thế giới tuổi thơ trong sáng tác của Võ
Quảng, Luận văn thạc sĩ Văn học Việt Nam, Đại học Đà Nẵng.; Nguyễn Thị
Tâm (2015), Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi của Võ Quảng (qua Quê
nội và Tảng sáng), Luận văn thạc sĩ Lí luận văn học, Đại học Khoa học xã hội
và nhân văn Hà Nội; Lô Thị Thanh Nga (2016), Thế giới nghệ thuật trong văn
4
xuôi Võ Quảng, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Đại học
Thái Nguyên.
Nhìn chung có thể thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu, các nhận
định của các nhà phê bình văn học dành cho tác giả và tác phẩm Võ Quảng. Đó
là những phát hiện sâu sắc, thú vị. Và qua đó có tài năng của tác giả và giá trị
tác phẩm đã được khẳng định. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi
nhận thấy phần lớn số lượng bài viết chỉ mới dừng lại ở một vài ý kiến, nhận
định về các khía cạnh, đặc điểm nghệ thuật nào đó của tiểu thuyết Quê nội và
Tảng sáng. Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến của những người đi trước và niềm
yêu thích của bản thân đối với những trang văn của Võ Quảng, người viết sẽ đi
sâu vào khảo sát đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Quê nội và Tảng sáng một
cách có hệ thống để hoàn thành đề tài Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Quê
nội và Tảng sáng của Võ Quảng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tập trung phát hiện những đặc điểm nghệ
thuật tiểu thuyết Quê nội và Tảng sáng của Võ Quảng, đặc biệt tập trung vào
thế giới nhân vật (chủ yếu là nhân vật thiếu nhi), không gian nghệ thuật, thời
gian nghệ thuật, người kể chuyện, ngôn ngữ trần thuật và giọng điệu trần thuật.
Từ đó thấy được những đóng góp của ông cho nền văn học thiếu nhi trong nền
văn xuôi nước nhà.
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung khảo sát bộ tiểu thuyết Quê
nội (bao gồm cả hai phần: Quê nội và Tảng sáng) (2018), Nhà xuất bản Kim
Đồng, Hà Nội.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nội dung đề tài nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: tiếp cận và khảo sát trực tiếp văn
bản, từ đó phân tích, khám phá những nét nổi bật về nội dung, hình thức nghệ
thuật để đưa ra những luận điểm tổng hợp, khái quát.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong quá trình khảo sát những
đặc điểm nổi bật về nghệ thuật tiểu thuyết Quê nội và Tảng sáng, chúng tôi có
so sánh với các tác phẩm thiếu nhi của các tác giả khác, để tìm ra những nét
tương đồng cũng như riêng biệt để thấy được đóng góp của Võ Quảng cho văn
học thiếu nhi Việt Nam.
- Phương pháp lịch sử - xã hội: dựa trên các đặc điểm lịch sử xã hội
để lí giải tác phẩm.
5
- Phương pháp văn hóa học: nhìn nhận các yếu tố biểu hiện của văn
học nằm trong mối quan hệ với văn hóa.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Võ Quảng – nhà văn tiêu biểu của văn học thiếu nhi Việt Nam
hiện đại.
Chương 2: Thế giới nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật trong
Quê nội và Tảng sáng.
Chương 3: Người kể chuyện, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong
Quê nội và Tảng sáng.
6
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. VÕ QUẢNG –NHÀ VĂN TIÊU BIỂU CỦA VĂN HỌC THIẾU NHI
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1. Vài nét về cuộc đời và hành trình sáng tác của Võ Quảng
1.1.1. Vài nét về cuộc đời Võ Quảng
1.1.1.1. Quê hương và tuổi thơ
Võ Quảng sinh ra và lớn lên ở vùng quê xứ Quảng, làng Hòa Phước,
xã Đại Hoà, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Những cảnh sắc thơ mộng của
làng quê, những giọng điệu dân gian, những âm thanh sống động trên sân khấu
rực rỡ như thế đã hằn in trong tâm trí Võ Quảng. Có thể nói rằng, Võ Quảng
được thừa hưởng trọn vẹn các di sản văn hóa nghệ thuật quý báu của quê
hương mình. Những kỉ niệm, những ấn tượng ấy đã đi theo suốt cuộc đời ông
và được ông tái hiện lại một cách sinh động qua những quyển truyện, tập thơ
dành cho thiếu nhi. Đọc tác phẩm của Võ Quảng, ta thấy bóng dáng cảnh vật
và con người xứ Quảng mang những nét đặc trưng riêng không lẫn với bất cứ
một vùng quê nào.
1.1.1.2. Võ Quảng – một đời cống hiến cho cách mạng và văn học
thiếu nhi
Võ Quảng sinh ngày 01 tháng 3 năm 1920 tại xã Đại Hòa, huyện Đại
Lộc, tỉnh Quảng Nam. Cuộc đời Võ Quảng đã cống hiến trọn vẹn cho sự
nghiệp cách mạng, sự nghiệp văn chương nước nhà. Thời trẻ, ông là một con
người dấn thân vì đất nước. Khi đến với thiếu nhi, ông sống hết mình, thật hết
mình cho tuổi thơ.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác của Võ Quảng
Đánh giá về sự nghiệp văn chương của Võ Quảng, nhiều nhà phê
bình, nghiên cứu có cùng chung nhận định rằng gia tài mà người con đất
Quảng để lại cho thiếu nhi là rất to lớn. Sự đóng góp của Võ Quảng đã làm
phong phú thêm diện mạo của nền văn học thiếu nhi Việt Nam trên những
chặng đường đầu tiên và cho đến hôm nay. Ông viết cả thơ lẫn văn xuôi, cả lứa
tuổi nhi đồng và lứa tuổi thiếu niên. Ở thể loại nào ông cũng thành công và để
lại dấu ấn đậm nét trong lòng bạn đọc.
1.1.2.1. Thơ Võ Quảng – thế giới sinh động về thiên nhiên và đồ
vật
Võ Quảng bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học của mình từ những bài
thơ viết cho lứa tuổi nhi đồng. Những bài thơ của ông bao giờ cũng dễ thuộc,
dễ nhớ và truyền đến cho các em lòng thương yêu thế giới cỏ cây, loài vật để từ
7
đó hướng tới mục tiêu lớn hơn đó là yêu điều thiện, yêu cái đẹp trong cuộc
sống.
Thơ Võ Quảng là những bức tranh thiên nhiên lộng lẫy, cả một thế
giới cỏ cây và loài vật – “một mảnh vườn bách thú và bách thảo mà những em
bé nào có cái may mắn được vào đều say mê, yêu thích” [34,173]. Võ Quảng
thành công ngay từ những sáng tác đầu tiên: à mái hoa (1957) và Thấy cái
hoa nở (1962), hai tập thơ bộc lộ rất rõ một tâm hồn hết sức trong trẻo, rất gần
gũi với cách nhìn, cách nghĩ của trẻ thơ: luôn luôn phát hiện, luôn luôn ngạc
nhiên để rồi không ngừng khám phá. Vì thế, thơ Võ Quảng lúc nào cũng hồn
nhiên mà đằm thắm, hóm hỉnh, ngộ nghĩnh, đầy ý vị.
Sau tập thơ này, cứ vài ba năm, Võ Quảng lại cho ra đời lần lượt các
tập thơ: Nắng sớm (1965), nh đóm đóm (1970), Măng tre (1971), Én hát và
đu quay (1972), Quả đ (1980), nh nắng sớm (1993),…
1.1.2.2. Truyện - những bài học và những dấu ấn tuổi thơ
Võ Quảng là tác giả của nhiều truyện đồng thoại rất được bạn đọc
nhỏ tuổi yêu thích. Toàn bộ truyện đồng thoại của Võ Quảng được tập hợp
trong ba tập: Cái Mai (1967), Bài học tốt (1982), Những chiếc áo ấm (1987),
với nhiều tác phẩm tiêu biểu như Chuyến đi thứ hai, Trong một hồ nước, Mắt
Giếc đ hoe, Những chiếc áo ấm, Đò ngang, nh Cút lủi, Đêm biểu diễn....Võ
Quảng đến với truyện đồng thoại trong bối cảnh thể loại này đã có nhiều thành
tựu qua sự sáng tạo của Tô Hoài, Vũ Tú Nam, Nguyễn Đình Thi...
Tuy vậy, truyện và tiểu thuyết mới là những thể loại thành công nhất
của Võ Quảng và để lại nhiều dấu ấn trong sự nghiệp của nhà văn. Đề tài nổi
bật ở thể loại này là đề tài về quê hương và cách mạng. Nếu như Võ Quảng
sáng tác thơ và đồng thoại dành cho lứa tuổi nhi đồng thì truyện và tiểu thuyết
ưu tiên cho lứa tuổi thiếu niên - lứa tuổi sắp làm người lớn, với nhiều ước mơ
và khát khao được thể hiện mình. Truyện của ông mang nặng nỗi niềm nhớ
mong của một người xa quê, đầy những hồi ức và kỉ niệm với hình ảnh con
sông Thu Bồn, hình ảnh người dân cần cù, hăng say lao động, đặc biệt là các
em thiếu nhi hiếu động, thông minh, tốt bụng và dũng cảm. Tiêu biểu có các
tác phẩm Cái Thăng (1960), Chỗ cây đa làng (1964) viết về thiếu nhi tham gia
kháng chiến chống Pháp và nổi bật nhất là bộ tiểu thuyết gồm hai tập Quê nội
(1973) và Tảng sáng (1978). Có thể nói rằng, từ Cái Thăng đến Quê nội là
bước tiến vượt bậc về nghệ thuật sáng tạo và chứng minh tài năng vững chắc
của nhà văn Võ Quảng.
Những trang văn thơ của Võ Quảng luôn chan chứa tình yêu thương.
Đó là tình yêu thiên nhiên cây cỏ, hoa trái, chim muông; và cả tình yêu quê
8
hương, đặc biệt là quê hương xứ Quảng, nơi ông gắn bó cùng những người
thân yêu, nơi chứa đầy những kỉ niệm thời thơ ấu, nơi ghi nhận từng bước sự
trưởng thành của đời người.
1.1.2.3. Những bài viết của Võ Quảng về văn học thiếu nhi
Với hơn 50 bài viết, Võ Quảng đã thẳng thắn nêu lên những những
trăn trở, suy nghĩ trong việc sáng tác cho thiểu nhi. Ông hiểu văn học thiếu nhi
đang thiếu gì, đang cần gì và cần phải phát huy vai trò như thế nào trong việc
hướng các em đến những điều tốt đẹp nhất. Không chỉ vậy, những quan niệm
nghệ thuật của Võ Quảng về sáng tác cho thiểu nhi cũng được thể hiện rõ ràng.
1.1.3. Vị trí Võ Quảng trong lịch sử văn học thiếu nhi Việt Nam
1.1.3.1. Quan niệm sáng tác cho thiếu nhi của Võ Quảng
Võ Quảng quan niệm thơ văn cho thiếu nhi không nhằm mục đích
nào khác là giáo dục các em, ông từng phát biểu giáo dục các em cần thông
qua nghệ thuật, một sáng tác chân chính cho thiếu nhi luôn luôn phải mang tính
chất nghệ thuật. Bản thân Võ Quảng đã cống hiến cả đời mình cho công việc
sáng tác cho thiếu nhi. Mỗi chữ mỗi câu trong tác phẩm đều được ông nghiền
ngẫm cẩn thận, chữa đi chữa lại nhiều lần, cho tới khi nào thấy hoàn chỉnh, ưng
ý mới thôi. Có tác phẩm ông dành cả chục năm trời sáng tác, mà cứ mỗi lần tái
bản ông vẫn kì công sửa đi sửa lại, trau chuốt, gọt dũa đến từng chữ để món ăn
tinh thần dành cho các em “thật sự ngon miệng”.
Từ những quan niệm sâu sắc, đầy trách nhiệm của một người trọn
tình trọn nghĩa cho thiếu nhi, Võ Quảng đã chọn cho mình những đề tài sáng
tác tâm huyết nhất.. Như vậy, chính hành trang cuộc sống qua những trải
nghiệm cùng với tình yêu hết lòng vì tuổi thơ và tài năng văn chương là những
yếu tố làm nên những thành tựu sáng tạo nghệ thuật của ông, một con người
lao động nghệ thuật chân chính và nghiêm túc.
1.1.3.2. Võ Quảng và sự phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam
Trước Cách mạng Tháng Tám, ở Việt Nam tuy đã có sách viết cho
thiếu nhi nhưng chưa đủ để khẳng định có một nền văn học cho thiếu nhi. Sau
Cách mạng Tháng Tám, nền văn học thiếu nhi Việt Nam mới phát triển toàn
diện, trở thành một nền văn học thiếu nhi thật sự vì các em, cho các em. Từ
năm 1954, khi miền Bắc bắt tay vào xây dựng cuộc sống hòa bình, nền văn học
thiếu nhi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Tháng 6 – 1957, Nhà xuất
bản Kim Đồng – nhà xuất bản cho thiếu nhi được thành lập. Sự ra đời của Nhà
xuất bản Kim Đồng đã mở ra một giai đoạn mới của văn học thiếu nhi. Võ
Quảng – với cương vị Tổng biên tập đầu tiên – cùng với những người thuộc
lớp “khai sơn phá thạch” đã tạo dựng cơ sở căn bản cho nhà xuất bản phát triển
9
sau này. Cho đến nay, Nhà xuất bản Kim Đồng vẫn giữ một vai trò quan trọng
trong sự phát triển của nền văn học thiếu nhi Việt Nam.
Trong những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống
Pháp, lực lượng viết cho thiếu nhi mới chỉ có một số nhà văn chuyên nghiệp
thỉnh thoảng viết cho các em, có thể kể đến một số tên tuổi như: Nguyễn Huy
Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nguyễn Xuân Sanh…Từ sau
1954, ở miền Bắc đội ngũ viết cho thiếu nhi đã có sự phát triển với những tên
tuổi như: Võ Quảng, Đoàn Giỏi, Phạm Hổ, Thy Ngọc, Vũ Tú Nam, Nguyễn
Kiên, Lê Minh, Hà Ân,… Với một lực lượng sáng tác đông đảo như vậy, văn
học viết cho thiếu nhi đã thực sự phát triển và trở thành một bộ phận văn học
riêng – văn học dành cho trẻ em.
Văn học thiếu nhi Việt Nam phát triển vào khoảng năm 1960 với đủ
đề tài và thể loại. Khi đó nhà văn Võ Quảng cũng có những tác phẩm nổi tiếng
như Cái thăng và Thấy cái hoa nở.
Bên cạnh phần văn xuôi trên đà phát triển thì thơ ca cho thiếu nhi
cũng sớm nảy nở và đạt nhiều thành tựu đáng kể. Ở giai đoạn đầu tiên, Võ
Quảng và Phạm Hổ chính là những người đến với các em sớm nhất, bằng
những tập thơ tươi mới. Phạm Hổ với Chú bò tìm bạn, Võ Quảng với Măng
tre.
Chặng đường 1966-1980 nhìn chung nền văn học thiếu nhi non trẻ
đã có một bước phát triển về chất, trải qua nhiều lần điều chỉnh uốn nắn các
tiêu chí viết văn sao cho phù hợp với thực tiễn, văn học thiếu nhi đã dần ổn
định hơn với nhiều tác phẩm được xuất bản. Tô Hoài với Đảo hoang là một
cuộc phiêu lưu mới, có ý nghĩa góp phần vào nhiệm vụ mở mang những vùng
đất xa xôi của Tổ Quốc. Còn Võ Quảng với tinh thần của một con người từng
trải trong cuộc sống, có nhiều kinh nghiệm về chính trị, về công tác cách mạng
cho nên ngòi bút của ông rất phong phú, sinh động. Ông đã đem tất cả tình cảm
và tài năng phục vụ cho thiếu nhi không mệt mỏi. Với sự ra đời của Quê nội,
nhà văn đã gửi vào đó những kí ức đẹp về thời thơ ấu, quê hương và Cách
mạng một cách đầy hấp dẫn, thú vị. Năm 1978, tiếp nối mạch cảm xúc của tác
phẩm Quê nội, Võ Quảng tiếp tục cho ra đời tác phẩm Tảng sáng. Ngày nay,
văn học thiếu nhi hiện đại Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể,
khẳng định vị trí của mình trong nền văn học dân tộc thời kì hội nhập. Nhưng
những tác phẩm của Võ Quảng vẫn mang sức sống mạnh mẽ, làm giàu thêm
tâm hồn phong phú của trẻ thơ Việt Nam.
1.2. Vị trí Quê nội và Tảng sáng trong đời văn Võ Quảng
10
Tiểu thuyết Quê nội ra đời năm 1973 và sau đó tiếp nối là Tảng sáng
vào năm 1978. Đây là bộ truyện viết về một sự kiện trong lịch sử cách xa thời
gian sáng tác của Võ Quảng gần 30 năm, đó là thời điểm diễn ra cuộc Cách
mạng Tháng Tám. Điều này có nghĩa là những dấu ấn của tuổi thơ và niềm vui
đổi đời từ tháng 8 năm 1945 gần như được lưu giữ một cách đậm nét và khắc
sâu trong bộ nhớ của Võ Quảng và hiện lên gần như nguyên vẹn trên những
trang Quê nội và Tảng sáng. Có lẽ vì viết hai tác phẩm này khi ở xa quê nên
nỗi nhớ quê càng thêm da diết, ông dồn tất cả tâm lực vào mỗi trang giấy để
thể hiện một cách sinh động cả cảnh vật và con người quê ông. Bộ truyện viết
về một thế hệ trẻ thơ mà cũng chính là tuổi thơ của ông.
Quê nội và Tảng sáng chiếm một vị trí quan trọng trong đời văn Võ
Quảng và góp phần làm cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại thêm
phần đặc sắc. Võ Quảng đã bổ sung thêm một câu chuyện về thiếu nhi Việt
Nam trong những năm tháng đầy gian lao và vất vả của đất nước, nhưng các
em không hề đánh mất đi sự hồn nhiên, trong sáng của mình. Qua những gì
ông đã làm được cho nền văn học thiếu nhi, nhà văn xứng đáng nhận được sự
quý trọng của tất cả chúng ta và nhận được sự yêu thích, ngưỡng mộ của các
độc giả hôm nay và mai sau.
*
* *
Võ Quảng là cây bút nổi bật của văn học thiếu nhi hiện đại Việt Nam
thế kỉ XX. Ông thuộc lớp người đã chứng kiến những thay đổi lớn lao của dân
tộc, từ những đau khổ tột cùng đến những niềm vui vô bờ bến. Nghiên cứu về
Võ Quảng không thể không nhắc đến quê hương ông, đó là quê hương xứ
Quảng - vùng đất nuôi dưỡng nên tâm hồn thơ văn Võ Quảng, nơi in đậm bao
dấu ấn kỉ niệm tuổi thơ của nhà văn. Đi theo cách mạng khi tuổi đời còn khá
trẻ, Võ Quảng quyết tâm học tập và sau đó giữ nhiều chức vụ quan trọng. Khi
chuyển hướng sang một lĩnh vực khác, ông tìm thấy mục đích sống của đời
mình, đó là viết cho trẻ thơ. Bằng tình thương và trách nhệm, trong hơn bốn
mươi năm cầm bút, Võ Quảng đã có một sự nghiệp văn chương giá trị với đủ
mọi thể loại thơ, tiểu thuyết, đồng thoại, kịch bản phim hoạt hình, dịch truyện
nước ngoài sang tiếng Việt và lí luận phê bình. Tác phẩm của ông được bạn
đọc nhỏ tuổi nhiệt liệt hoan nghênh và được tái bản nhiều lần, tiêu biểu là tiểu
thuyết Quê nội và Tảng sáng. Đây là bộ truyện có vị trí quan trọng trong đời
văn Võ Quảng và khẳng định tên tuổi nhà văn trong dòng chảy văn học thiếu
nhi hiện đại. Với một sự nghiệp sáng tác đa dạng và giá trị, Võ Quảng hoàn
toàn xứng đáng là một nhà thơ, nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam.
11
CHƢƠNG 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT, KHÔNG GIAN
VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG QUÊ NỘI VÀ TẢNG SÁNG
2.1. Thế giới nhân vật thiếu nhi trong Quê nội và Tảng sáng
2.1.1. Nhân vật thiếu nhi với những phẩm chất tốt đẹp
2.1.1.1 Nhân vật trẻ thơ hồn nhiên, giàu tình cảm
Có thể nói rằng, nhân vật thiếu nhi trong tiểu thuyết Quê nội và Tảng
sáng là những đứa trẻ hồn nhiên, có trái tim nhân hậu, biết yêu thương, chia sẻ.
Đối với Võ Quảng, tình cảm tâm hồn trong văn học là một vũ khí lợi hại, mang
lại hiệu lực to lớn trong việc khơi nguồn, hướng các em thiếu nhi đến những
điều tốt đẹp. Đặc biệt nếu không chú trọng giáo dục ngay từ giai đoạn tuổi thơ
thì sau này sẽ rất khó sửa chữa. Vì thế, các sáng tác của ông đều chứa đựng
một cái nhìn đầy yêu thương, đầy nhân hậu với cuộc sống, con người xung
quanh. Qua việc khắc họa những phẩm chất tốt đẹp của các bạn nhỏ trong
truyện, tác giả thể hiện một tấm lòng nhân ái, mong muốn các thế hệ tương lai
có trái tim tràn đầy yêu thương, là hành trang để các em vào đời.
Nhân vật trẻ thơ trong Quê nội và Tảng sáng mang những nét hồn
nhiên đáng yêu của tuổi nhỏ. Đôi khi người lớn cần phải hiểu rõ tâm lí của trẻ
để có thể điều chỉnh nhận thức của trẻ. Võ Quảng muốn chúng ta hãy để các
em được vui chơi, khám phá những thứ phù hợp với lứa tuổi của mình và tạo
cho các em môi trường sống đầy yêu thương.
2.1.1.2. Nhân vật trẻ thơ gắn bó với quê hương, cách mạng
Quê nội và Tảng sáng là bộ tiểu thuyết nổi bật về đề tài quê hương
và cách mạng trong dòng văn học thiếu nhi hiện đại Việt Nam. Tác phẩm đưa
chúng ta đến một vùng quê đẹp và trù phú bên bờ sông Thu Bồn, nơi nhà văn
từng gắn bó thời thơ ấu. Làng Hòa Phước hiện lên là một miền quê với những
bãi dâu xanh bạt ngàn, quanh năm có tiếng lách cách thoi đưa dệt lụa, có những
con người bình dị, chân chất, gần gũi và thân thương. Chính quê hương ấy đã
bồi đắp nên một con người yêu quê hương tha thiết, một tâm hồn giàu lòng
nhân ái và nơi ấy cũng là mảnh đất đã đem đến cho Võ Quảng cái nhìn nghệ
thuật độc đáo hấp dẫn về cuộc sống, phong tục tập quán và những nét độc đáo
ở quê hương Quảng Nam.
Thông qua các nhân vật trẻ thơ gắn bó với quê hương, cách mạng,
nhà văn đã xây dựng thành công hình ảnh thiếu nhi Việt Nam gắn bó sâu sắc
với mảnh đất quê hương mình. Tuy mới ở lứa tuổi măng non nhưng các em đã