Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm nghệ thuật bạch vân quốc ngữ thi tập của nguyễn bỉnh khiêm.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ TÍNH
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT
BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI TẬP
CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Đà Nẵng – Năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ TÍNH
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT
BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI TẬP
CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Ngọc Hòa
Đà Nẵng – Năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Tính
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................3
3. Lịch sử vấn đề......................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................10
6. Đóng góp của luận văn ......................................................................10
7. Cấu trúc luận văn ...............................................................................10
CHƯƠNG 1. BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI TẬP TRONG DÒNG CHẢY
CỦA THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT THẾ KỈ XVI ........................................11
1.1. THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ
NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG SÁNG TẠO.......................................................11
1.1.1. Quá trình hình thành ....................................................................11
1.1.2. Những chặng đường sáng tạo ......................................................14
1.2. NGUYỄN BỈNH KHIÊM – CUỘC ĐỜI VÀ QUAN NIỆM VĂN
CHƯƠNG.........................................................................................................20
1.2.1. Nguyễn Bỉnh Khiêm- Tấm lòng tiên ưu đến già chưa thôi.........20
1.2.2. Quan niệm văn chương................................................................24
1.3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM RIÊNG CỦA BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI TẬP
TRONG DÒNG CHẢY CỦA THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT THẾ KỈ XVI ....27
1.3.1. Đặc điểm chung của thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVI................27
1.3.2. Đặc điểm riêng của Bạch Vân quốc ngữ thi tập..........................30
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1...................................................................................33
CHƯƠNG 2. CẢM QUAN VỀ HIỆN THỰC VÀ HÌNH TƯỢNG TÁC
GIẢ TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI TẬP......................................35
2.1. CẢM QUAN VỀ HIỆN THỰC................................................................35
2.1.1. Hiện thực chiến tranh phi nghĩa và nỗi thống khổ của người dân35
2.1.2. Hiện thực cuộc sống suy đồi, đạo đức tha hóa ............................39
2.2. HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ ........................................................................45
2.1.1. Hình tượng nhà nho ưu tư............................................................45
2.1.2. Hình tượng nhà nho nhàn dật, thoát tục.......................................48
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2...................................................................................58
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG BẠCH VÂN
QUỐC NGỮ THI TẬP....................................................................................59
3.1. NGÔN NGỮ .............................................................................................59
3.1.1. Nghệ thuật sử dụng điển cố .........................................................59
3.1.2. Ngôn ngữ giàu hình ảnh...............................................................66
3.2. GIỌNG ĐIỆU ...........................................................................................72
3.2.1. Giọng điệu triết lý, trữ tình ..........................................................72
3.2.2. Giọng điệu châm biếm, phê phán ................................................77
3.3. KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT........................................80
3.3.1. Không gian nghệ thuật.................................................................81
3.3.2. Thời gian nghệ thuật ....................................................................88
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3...................................................................................94
KẾT LUẬN.....................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................98
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Nguyễn Bỉnh Khiêm là “cây đại thụ rợp bóng đến một thế kỉ, một
thế kỉ lắm biến cố nhất trong lịch sử Việt Nam”, tác phẩm của ông có sức lan
tỏa và tầm ảnh hưởng sâu rộng không những ở thế kỉ XVI mà còn trong cả
thời kì văn học Việt Nam trung đại. Trên nhiều phương diện, những tác
phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trở thành thước đo thực trạng đời sống
tinh thần dân tộc nhất là ở thế kỉ XVI. Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm để
lại nhiều dấu ấn trên con đường phát triển của lịch sử văn học Việt Nam. Ông
là chiếc cầu nối giữa hai thời đại văn học – thời đại Nguyễn Trãi và Hồ Xuân
Hương và cũng là người đã chứng kiến bao đau thương, tang tóc trong cuộc
chiến “nồi da xáo thịt” của dân tộc. Cuộc sống hiện thực này được ông phản
ánh vào trong thơ rất rõ nét.
1.2. Thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm là những thành tựu nổi bật trong sự
nghiệp sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tên tuổi của ông trở thành niềm tự
hào của nhân dân Việt Nam, Tổng bí thư Trường Chinh nhận định: “Nguyễn
Bỉnh Khiêm là một trong những thiên tài, một trong những ngôi sao sáng trên
bầu trời Việt Nam, làm vẻ vang cho giống nòi”. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là
thơ triết lý mang ý nghĩa giáo huấn kín đáo gửi tâm sự cho đời và cho con
cháu mai sau với lý tưởng tốt đẹp để mọi người tự nguyện thấm đậm vào theo
chiều sâu tâm thức của mình, hướng con người đi đến chân – thiện – mĩ và
góp phần dựng xây một xã hội tốt đẹp hơn.
Nếu Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi phản ánh bước hội nhập tiên
phong của tiếng Việt vào nền văn học bác học thì Bạch Vân quốc ngữ thi
tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là sự hưởng ứng, kế thừa đầy ý nghĩa
đối với những thử nghiệm của người mở đường Nguyễn Trãi. Thơ Nôm
2
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiếp nối thành tựu thơ tiếng Việt dân tộc. Thơ ông
ảnh hưởng nguyên tắc thẩm mỹ của văn học trung đại, tuy nhiên do gắn bó
với nhân dân, cuộc sống đời thường nên thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn “ngồn
ngộn” tính nóng bỏng của hiện thực xã hội đương thời. Bạch Vân quốc ngữ
thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện mức độ cao nội dung và chất liệu
thơ mang tâm hồn Việt.
1.3. Là một tác gia lớn, giữ vị trí quan trọng trong dòng văn học trung
đại Việt Nam, tác phẩm thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được đông đảo
các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trên nhiều phương diện. Các giáo trình
Đại học và Cao đẳng đều dành cho Nguyễn Bỉnh Khiêm một vị trí xứng đáng.
Song những ý kiến đánh giá về thơ ông chưa hẳn đã hoàn toàn thống nhất.
Hơn nữa, chúng ta vẫn chưa có một chuyên luận riêng nghiên cứu một cách
có hệ thống, đầy đủ và toàn diện về đặc điểm nghệ thuật Bạch Vân quốc ngữ
thi tập. Thế giới nghệ thuật trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập như mảnh đất
màu mỡ, chứa đựng những nét đặc sắc và còn nhiều điều bí ẩn vẫn chưa được
khám phá hết. Những câu từ, hình ảnh trong Bạch Vân quốc ngữ thi thập có
một sức hút kì lạ đối với bản thân tác giả luận văn. Nó gợi lên những suy
nghĩ, trở trăn về nhân tình thế thái không chỉ có ở thời đại Nguyễn Bình
Khiêm mà còn có giá trị sâu sắc với nhiều thế hệ. Với lòng yêu mến, kính
trọng và ngưỡng mộ một tài năng, nhân đức của dân tộc Việt Nam, bản thân
người viết muốn từ con đường khai thác một đề tài cụ thể về Trạng Trình -
Nguyễn Bình Khiêm để thêm hiểu biết và học hỏi nhiều điều cho bản thân.
Từ việc tiếp cận đề tài “Đặc điểm nghệ thuật Bạch Vân quốc ngữ thi
tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm””, chúng tôi còn mong muốn đóng góp, bổ sung
hiểu biết về tác gia Nguyễn Bỉnh Khiêm, giúp việc giảng dạy, học tập tốt hơn.
Với những lí do trên đây chúng tôi chọn đề tài “Đặc điểm nghệ thuật
Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm” để nghiên cứu.
3
2. Mục đích nghiên cứu
Trong quá trình khảo sát, ngoài việc tiếp thu thành quả của những
công trình đi trước, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu sâu hơn đặc điểm nghệ
thuật thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chúng tôi xác định mục tiêu cụ thể:
2.1. Tìm hiểu một cách thấu đáo về con người Nguyễn Bỉnh Khiêm,
những nhân tố có ảnh hưởng đến văn nghiệp của tác giả.
2.2 Khai thác được những nét đặc sắc về thế giới nghệ thuật trong Bạch
Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
2.3. Hiểu được những thông điệp, tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi
đến người đọc.
3. Lịch sử vấn đề
Là một tác gia tiêu biểu của nền văn học Việt Nam nói chung, văn
học thời kì trung đại nói riêng, tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm được
nhiều người quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu. Bạch Vân quốc ngữ thi tập của
Nguyễn Bỉnh Khiêm là tác phẩm lớn, có giá trị quan trọng trong tiến trình
văn học Việt Nam. Dựa trên những tư liệu hiện còn, đây là thi phẩm lớn thứ
ba trong dòng thơ Nôm Việt Nam thời kỳ trung đại, sau Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi và Hồng Đức quốc âm thi tập của các tác giả thời Hồng Đức.
Chính vì thế, Bạch Vân quốc ngữ thi tập thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu. Tuy nhiên, tìm hiểu về Trạng Trình cũng như Bạch Vân quốc ngữ thi tập
của ông là một công việc gặp nhiều khó khăn bởi những ghi chép của những
người cùng thời viết về ông còn chưa có sự thống nhất. Nhìn chung, khi nghiên
cứu về “cây đại thụ văn hoá” Nguyễn Bỉnh Khiêm, các học giả, nhà khoa học
đều tập trung ở một số phương diện như: những biến động của thời đại có tác
động đến cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm; Nhà tư tưởng -
triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm; Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tâm
thức dân gian; đặc biệt là những công trình nghiên cứu nhìn nhận Nguyễn
4
Bỉnh Khiêm với tư cách là một đại diện tiêu biểu nhất của thơ văn thế kỉ XVI,
đồng thời là một gương mặt xuất sắc của văn học Việt Nam thời trung đại.
Một cách khái quát, có thể sơ lược các công trình nghiên cứu về Nguyễn
Bình Khiêm qua các giai đoạn cùng với những nội dung cụ thể như sau:
Giai đoạn trước 1900:
Nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Bỉnh
Khiêm đã được chú ý từ thời kì văn học trung đại. Các bài viết của Vũ Khâm
Lân trong Bạch Vân am cư sĩ, Nguyễn Công Văn Đạt phả kí (Công dư tiệp kí),
Lê Quý Đôn (thế kỉ XVIII), Phan Huy Chú (thế kỉ XIX) và hàng loạt các công
trình có quy mô mang tính chất hợp tuyển, chưa có sự nghiên cứu sâu rộng vào
các vấn đề thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Từ 1900 đến trước 1945:
Giai đoạn này, các công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp sáng
tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm tiếp tục là đối tượng tìm hiểu . Theo đó, đối
tượng nghiên cứu không chỉ ở phạm vi văn chương mà còn ở mảng “Sấm
ký”- tương truyền đây là những lời “tiên tri”, “tiên giác” của Trạng Trình
được lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên, đáng kể hơn là những bài viết đề
cập đến giá trị văn chương của Trạng Trình. Giai đoạn này có nhiều công
trình nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm rất công phu và chất lượng hơn thời
kì trung đại. Chúng ta phải kể đến Dương Quảng Hàm, Chu Thiên...
Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu (1943) có bài
giới thiệu khác chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm
đồng thời tác giả cũng đã làm rõ những nét đặc sắc trong thơ Nôm của
Nguyễn Bình Khiêm. Theo Dương Quảng Hàm, thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh
Khiêm có nhiều nét đặc sắc và độc đáo: “Những bài ấy, hoặc vịnh cảnh nhàn
tản, hoặc tả thế thái nhân tình để ngụ ý khuyên răn người đời, lời thơ bình
đạm mà có ý vị; những bài thơ vịnh cảnh nhàn thì phóng khoáng, thanh tao rõ
5
phẩm cách một bậc quân tử đã thoát vòng danh lợi mà biết thưởng thức cảnh
vật thiên nhiên; còn những bài văn răn đời thì có giọng trào phúng nhẹ nhàng
kín đáo, rõ ra một bậc triết nhân đã từng trải việc đời và am hiểu tâm lý người
đời. Thật là một lối thơ đặc biệt trong nền văn Nôm của ta” [8, tr.290].
Trong Tuyết giang phu tử (1945), Chu Thiên đã giành sự quan tâm đặc
biệt cho Nguyễn Bỉnh Khiêm. Có thể nói đây là công trình nghiên cứu quy
mô và tỉ mỉ nhất từ trước tới thời điểm này về văn nghiệp của Nguyễn Bỉnh
Khiêm. Với công trình này, Chu Thiên đã tìm hiểu, nghiên cứu về Nguyễn
Bỉnh Khiêm ở nhiều phương diện, từ con người, cuộc đời đến sự nghiệp sáng
tác và những giá trị về nội dung cũng như nghệ thuật của thơ văn Trạng
Trình. Chính vì tính chất chuyên sâu, toàn diện cũng như những tìm tòi phát
hiện của tác giả mà cuốn “Tuyết giang phu tử” được các nhà nghiên cứu đánh
giá là một cột mốc quan trọng trong các chặng đường nghiên cứu và tìm hiểu
về Nguyễn Bỉnh Khiêm - con người và thơ văn.
Từ sau 1945 đến 1975:
Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, đất nước ta đã mở sang một trang lịch
sử mới, tuy con nhiều khó khăn sau cách mạng nhưng việc nghiên cứu về Nguyễn
Bỉnh Khiêm tiếp tục thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học.
Ta có thể kể đến đầu tiên là: Nguyễn Bỉnh Khiêm - nhà thơ triết lý
(1957) của Lê Trọng Khánh và Lê Anh Trà. Đây là một chuyên luận bề thế có
chiều sâu và chất lượng, trong đó nhiều vấn đề về tư tưởng và nghệ thuật của
Nguyễn Bỉnh Khiêm được soi chiếu một cách toàn diện, kĩ lưỡng và có sự tìm
tòi, phát hiện. Có ý kiến đánh giá đã trở thành những “định luận” mang tính
định hướng cho việc nghiên cứu Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này. Tiếp nối thành
tựu đó, nhà nghiên cứu Văn Tân trong cuốn Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam
(Quyển II), bên cạnh việc giới thiệu về tiểu sử và sự nghiệp văn học, tác giả
cũng đã có những đánh giá cao về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của thơ văn
6
Nguyễn Bỉnh Khiêm. Theo Văn Tân thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm
chính là ở sự giản dị và chân thực, đặc điểm cơ bản này hơn hết cũng xuất
phát từ quan niệm về nội dung và hình thức của văn chương. Nhà nghiên cứu
cho rằng: “Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm tự nhiên, bình dị, không cầu kì, không có
có cái hùng khí mạnh mẽ như thơ văn Nguyễn Trãi”, còn thơ chữ Nôm
“thường là văn thơ thời thế và có nhiều tính chất hiện thực” [47; 227].
Từ 1975 đến nay:
Sau hai cuộc chiến tranh đầy gian khổ, đất nước ta đã thống nhất non
sông một dải, đây là điều kiện tốt để kiến quốc toàn diện. Và đây là thời kì có
rất nhiều các công trình nghiên cứu về văn học, trong đó có việc nghiên cứu
về Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngoài việc dịch thơ chữ Hán, phiên âm thơ chữ Nôm
của Nguyễn Bỉnh Khiêm để tuyển chọn và biên soạn, các công trình chuyên
luận, bài nghiên cứu về ông có thể lên đến con số trăm. Trong đó, có những
chuyên luận, những bài viết của các học giả, nhà nghiên cứu, rất công phu và
bề thế. Nhờ đó mà hình ảnh, vị thế cũng như quan niệm văn chương của
Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên rõ nét hơn, toàn diện hơn không những ở trong
các bộ giáo trình dạy học ở các trường đại học, các viện nghiên cứu mà còn ở
trong nhà trường phổ thông. Ở giai đoạn này, việc sưu tầm, nghiên cứu về
Nguyễn Bỉnh Khiêm một cách có hệ thống, đầy đủ, toàn diện hơn được diễn
ra mạnh mẽ.
Nhóm tác giả Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Hồ Như Sơn với công
trình Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạo được dấu ấn mới. Công trình này
không chỉ dừng lại ở việc chọn và dịch 96 tác phẩm chữ Hán (93 bài thơ, 3
bài văn) và 161 bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm mà đây là lần đầu tiên
một hợp tuyển bề thế và đầy đủ nhất về tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm
được giới thiệu đến độc giả. Nhóm nghiên cứu đã có cái nhìn thấu đáo về con
người và văn chương của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cùng với sự khẳng định tài
7
năng và của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với chế độ phong kiến đương thời, tác
giả của bài viết còn đi sâu vào việc phân tích, lí giải tính chất phê phán hiện
thực cũng như những nét đặc sắc trong nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Bỉnh
Khiêm. Theo tác giả: “Mâu thuẫn trong tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Bỉnh
Khiêm có nguyên nhân ở chỗ ông không thể thoát khỏi vòng vây của ý thức
hệ phong kiến” [15; 273].
Là người đã nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm một thời gian dài -
nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên không chỉ dừng lại ở việc biên soạn và dịch
thơ Trạng Trình mà ông còn là tác giả của nhiều bài viết trong các bộ giáo
trình lịch sử văn học về Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong cuốn Lịch sử văn học
Việt Nam - Tập II, khi viết về thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, tác giả quan tâm
nhiều đến chữ “nhàn” và mọi sự biểu hiện cũng như sự chi phối của quan
niệm văn chương đều xuất phát từ chữ nhàn. Ông viết: “Có thể chữ nhàn là
một chủ đề nổi bật trong thơ của ông, chỉ riêng 101 bài thơ quốc âm đã có 17
chữ nhàn” [29; 236]. Khi đề cập đến nghệ thuật thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bùi
Văn Nguyên đã khẳng định: “Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ đạo lý nên
thường dùng lối thơ triết học- một lối thơ rõ ràng, cô đọng như những châm
ngôn, những công thức toán học” và lẽ dĩ nhiên Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng bị
chi phối bởi một quan niệm sáng tác, quan niệm văn chương “Đương nhiên,
ông làm thơ với mục đích là nói về đạo lí, nói về cái chí của mình, như ông đã
trình bày trong bài Tựa cuốn Bạch Vân am thi tập” [29; 244].
Khi nghiên cứu về nội dung thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà nghiên
cứu Trần Đình Hượu đã có sự nhìn nhận sắc nét về nội dung, tư tưởng thơ của
Bạch Vân cư sĩ. Trần Đình Hượu trong bài viết: Triết lí và thơ ở Nguyễn Bỉnh
Khiêm, không chỉ đi sâu vào tìm hiểu và phân tích những biểu hiện của tính
chất triết lí cũng như sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố thơ và triết học
Trình - Chu trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mà còn lí giải sự chi phối từ các
8
phương diện văn hoá, tưởng. Theo tác giả, muốn đi tìm cái triết học, cái thơ
và mối quan hệ của hai yếu tố này trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng cần
chú ý đến quan niệm văn chương của ông “Tìm cái thơ thì cũng không phải
khó lắm. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng nói về quan niệm làm thơ của mình... Thơ
nói về chí lại là tức cảnh, tức sự, phô bày cái đẹp của thiên nhiên, cái gây cảm
hứng cho nhà thơ là cái Đẹp, cái Thực cũng như trường hợp nhiều thi nhân
khác” [123- 124].
Để kỉ niệm 500 năm ngày sinh của Trạng Trình, nhiều công trình nghiên
cứu được đã được tập hợp để ghi dấu chặng đường tìm hiểu về Nguyễn Bỉnh
Khiêm.Tập kỷ yếu về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được thực hiện bao gồm
52 bài tham luận xoay quanh những vấn đề “luôn luôn có một ý nghĩa thời sự, là
những vấn đề còn để ngỏ chứ chưa khép lại”(Lời nói đầu-Trạng Trình Nguyễn
Bỉnh Khiêm). Những bài viết đề cập đến nhiều vấn đề về Nguyễn Bỉnh Khiêm và
được sắp xếp theo một hệ thống chủ đề gồm bốn phần: phần thứ nhất nói về thời
đại và quê hương Vĩnh Bảo; phần hai là những bài bình thú vị về con người và
tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm; phần ba đề cập sự nghiệp văn chương của
Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cuối cùng là những ý kiến trân trọng về vị trí của Nguyễn
Bỉnh Khiêm trong tâm thức con người hiện nay.
Lã Nhâm Thìn- người có nhiều công trình nghiên cứu về văn học
trung đại,ông đã để lại trong tôi ấn tượng khi tiếp xúc với các bài viết về thời
kì văn học cách xa thế hệ chúng tôi, đặc biệt là về Nguyễn Bỉnh Khiêm .
Trong cuốn Giáo trình văn học Trung đại Việt Nam – Tập 1 có đề cập đến
cuộc đời, sự nghiệp, giá trị văn chương Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông nhận xét
“Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là bức tranh rộng lớn và chân thật về đất nước, xã
hội, con người Việt Nam thế kỉ XVI” [52;183].
Nguyễn Bỉnh Khiêm về tác gia và tác phẩm - Trần Thị Băng Thanh-Vũ
Thanh tuyển chọn và giới thiệu. Tuyển tập này gồm 67 bài viết tập trung