Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ KIỂU THẢM THỰC VẬT PHỤC HỒI TỰ NHIÊN Ở TỈNH BẮC GIANG
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Văn Hoàn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 77(01): 89 - 96
89
ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ KIỂU THẢM THỰC VẬT PHỤC HỒI TỰ NHIÊN
Ở TỈNH BẮC GIANG
Nguyễn Văn Hoàn1
, Lê Ngọc Công2
, Bùi Thị Dậu2
,
Nguyễn Thị Thu Hà2
, Đinh Thị Phƣợng2
1
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang
2
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Số loài cây tái sinh tự nhiên trong các kiểu thảm thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử
(Bắc Giang) sau 6-10 năm tuổi có 262 loài, 189 chi và 87 họ, thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có
mạch (Pteridophyta, Gymnospermae, Angiospermae). Có 16 họ giàu loài nhất (từ 5 loài trở lên) là
Lauraceae, Euphorbiaceae, Poaceae, Fagaceae, Rubiaceae, Melastomataceae, Fabaceae, Moraceae,
Vitaceae, Rutaceae, Caesalpiniaceae, Apocynaceae, Arecaceae, Theaceae, Myrtaceae và
Dipterocarpaceae, gồm 131 loài (chiếm 50% tổng số loài). Rừng có cấu trúc hai tầng đơn giản. Rừng
phục hồi sau khai thác có số loài biến động từ 125-142 loài, cây gỗ tái sinh biến động từ 62-74
loài, mật độ từ 10.596 – 15.947 cây/ha. Rừng phục hồi sau nƣơng rãy số loài biến động từ 119-127
loài, loài cây gỗ tái sinh từ 37 – 49 loài, mật độ từ 6960 – 9813 cây/ha. Các loài thân cỏ giảm từ 27
loài xuống còn 16 loài, các loài dây leo biến động từ 15 đến 22 loài.
Từ khoá: Thảm thực vật, tái sinh tự nhiên, sau nương rãy, sau khai thác, cấu trúc
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nƣớc ta, nhân dân các dân tộc ít ngƣời sống
ở vùng núi cao thƣờng có tập quán du canh, du
cƣ, đốt phá rừng làm nƣơng rãy. Tình trạng
này diễn ra trong một thời gian dài cùng với
việc khai thác rừng quá mức dẫn tới nguồn tài
nguyên cạn kiệt, độ che phủ của rừng bị giảm
sút nghiêm trọng. Từ năm 1992 trở lại đây,
Nhà nƣớc đã có những chính sách, chiến lƣợc
phát triển tài nguyên rừng, nhƣ chƣơng trình
327, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng....để tăng
diện tích và độ che phủ của rừng. Trong đó
khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên để phục
hồi rừng là biện pháp rất quan trọng.
Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử và vùng
phụ cận thuộc hai huyện Lục Nam và Sơn
Động (tỉnh Bắc Giang) có diện tích rừng sau
nƣơng rãy và sau khai thác khá lớn (6.716ha,
chiếm 30,5% diện tích tự nhiên của khu bảo
tồn)[5]. Từ khi đƣợc bảo vệ, khoanh nuôi, xúc
tiến tái sinh tự nhiên, rừng đang dần phục hồi
trở lại.
Trong bài báo này chúng tôi đƣa ra những dẫn
liệu cụ thể về thành phần loài, nhóm dạng
sống, cấu trúc của một số kiểu thảm thực vật
phục hồi sau khai thác và sau nƣơng rãy, góp
Tel: 0915462404; Email: [email protected]
phần làm cơ sở cho việc khoanh nuôi phục hồi
rừng có hiệu quả ở tỉnh Bắc Giang.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng
Là thành phần loài, nhóm dạng sống, cấu trúc
của các trạng thái thảm thực vật phục hồi từ
6-10 năm trên đất sau nƣơng rẫy và sau khai
thác ở khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử và
vùng đệm thuộc tỉnh Bắc Giang.
Phƣơng pháp
Phƣơng pháp ô tiêu chuẩn (OTC): Tại mỗi
trạng thái thảm thực vật đặt 3 OTC, mỗi ô có
diện tích 400m2
(20m × 20m) để đo đếm các
cây gỗ có đƣờng kính từ 6cm trở lên (D1.3 ≥
6cm), các OTC đặt theo vị trí chân, sƣờn và
đỉnh đồi. Trong mỗi OTC lập 9 ô dạng bản,
mỗi ô có diện tích 16m2
(4m × 4m) để điều
tra cây tái sinh, cây bụi (có chiều cao Hvn ≥
20cm), dây leo và cây cỏ.
Phƣơng pháp tuyến điều tra (TĐT): Các TĐT
đƣợc lập rộng 2m đi qua các vùng đại diện
cho quần xã nghiên cứu. TĐT nhằm thu mẫu
kỹ hơn về thành phần loài thực vật.
Phƣơng pháp xác định tên loài thực vật: Sử
dụng các tài liệu của Nguyễn Tiến Bân 1997
[1], 2005[2]; Bộ NN&PTNT, 2000 [3]; Phạm
Hoàng Hộ, 1991-1993 [4].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn