Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nguyên nhân suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
139
Kích thước
2.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1868

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nguyên nhân suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

HOÀNG THỊ DUNG

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ

NGUYÊN NHÂN SUY HÔ HẤP Ở TRẺ SƠ SINH

TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

THÁI NGUYÊN – NĂM 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

HOÀNG THỊ DUNG

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ

NGUYÊN NHÂN SUY HÔ HẤP Ở TRẺ SƠ SINH

TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Nhi khoa

Mã số: NT 62 72 16 55

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS. TS NGUYỄN VĂN SƠN

THÁI NGUYÊN – NĂM 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Hoàng Thị Dung, học viên bác sỹ nội trú khóa 12, Trường Đại học

Y − Dược, Đại học Thái Nguyên, chuyên ngành Nhi khoa, xin cam đoan:

1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn

của GS. TS Nguyễn Văn Sơn.

2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được

công bố tại Việt Nam.

3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là trung thực và khách quan,

đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Thái Nguyên, ngày 01 tháng 11 năm 2021

Người viết cam đoan

Hoàng Thị Dung

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn,

đóng góp, giúp đỡ và động viên của tất cả thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và gia

đình.

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS.

TS Nguyễn Văn Sơn, người thầy kính mến đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dìu

dắt tôi trên con đường nghiên cứu khoa học, dành nhiều thời gian và tâm huyết

giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo – Bộ phận Sau

đại học, các thầy cô Bộ môn Nhi – Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái

Nguyên, Ban Giám đốc và Tập thể cán bộ nhân viên khoa Sơ sinh – Cấp cứu

Nhi, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp

đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng khoa học đã tạo

điều kiện, đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn và động viên tôi trong

suốt quá trình học tập.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ và gia đình của

tôi, những người đã luôn giúp đỡ, động viên tôi cả về tinh thần lẫn vật chất

trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Thái Nguyên, ngày 01 tháng 11 năm 2021

Tác giả

Hoàng Thị Dung

iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

APTT Activated Partial Thromboplastin Time

(Thời gian thromboplastin hoạt hóa từng phần)

BE Base Excess (Kiềm dư)

CTNTQ Cơn thở nhanh thoáng qua

CNT Cơn ngừng thở

CI Confidence Interval

CPAP Continuous positive airway pressure

CRP C – reactive Protein (Protein C phản ứng)

FiO2 Fraction of inspired oxygen

(Nồng độ oxy trong hỗn hợp khí thở vào)

HGB Hemoglobin

HCMT Hội chứng màng trong

INR International Normalized Ratio (Tỷ lệ chuẩn hóa quốc tế)

LDH Lactat Dehydrogenase

MAS Meconium Aspiration Syndrome (Hội chứng hít phân su)

NKH Nhiễm khuẩn huyết

NICU Neonatal Intensive Care Unit

(Đơn vị chăm sóc sơ sinh đặc biệt)

OR Odds ratio

PaO2 Partial pressure of O2 in arterial blood

(Áp suất riêng phần của oxy trong máu động mạch)

PaCO2 Partial pressure of CO2 in arterial blood

(Áp suất riêng phần của carbonic trong máu động mạch)

PH Power of hydrogen

PEEP Positive Endexspiratory Pressure

(Áp lực dương cuối thì thở ra)

iv

PLT Platelets (Tiểu cầu)

PT Prothrombin Time (Thời gian prothrombin)

RBC Red blood cell (Hồng cầu)

RLLN Rút lõm lồng ngực

SD Standard Deviation (Độ lệch chuẩn)

SL Số lượng

SHH Suy hô hấp

TBS Tim bẩm sinh

TSG Tiền sản giật

TS Tiền sử

TL Thai lưu

VP Viêm phổi

XHN Xuất huyết não

WBC White blood cell (Bạch cầu)

v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................iii

MỤC LỤC......................................................................................................... v

DANH MỤC BẢNG.......................................................................................vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ .......................................................................................ix

ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN............................................................................. 3

1.1. Đại cương................................................................................................... 3

1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của suy hô hấp sơ sinh..................... 8

1.3. Nguyên nhân suy hô hấp ở trẻ sơ sinh ..................................................... 20

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 31

2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 31

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................ 32

2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 32

2.4. Cỡ mẫu ..................................................................................................... 32

2.5. Chọn mẫu ................................................................................................. 32

2.6. Các biến số, chỉ số nghiên cứu................................................................. 33

2.7. Công cụ thu thập số liệu........................................................................... 39

2.8. Phương pháp thu thập số liệu................................................................... 40

2.9. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu................................................... 40

2.10. Khống chế sai số .................................................................................... 42

2.11. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................... 42

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................... 43

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 43

3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh................. 46

3.3. Nguyên nhân gây suy hô hấp sơ sinh....................................................... 55

vi

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.............................................................................. 64

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 64

4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ........................................................ 67

4.3. Các nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh........................................ 81

KẾT LUẬN..................................................................................................... 92

KHUYẾN NGHỊ............................................................................................. 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................

DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN .......................

PHỤ LỤC............................................................................................................

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Bảng điểm Apgar............................................................................ 14

Bảng 1.2. Chỉ số Silverman ............................................................................ 14

Bảng 1.3. Thang điểm Downes....................................................................... 15

Bảng 1.4. Giá trị bình thường của khí máu..................................................... 16

Bảng 2.1. Độ mạnh trong liên hệ của Phi và Cramer’s V............................... 41

Bảng 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới.......................... 43

Bảng 3.2. Đặc điểm cân nặng lúc sinh theo tuổi thai...................................... 44

Bảng 3.3. Phân bố dân tộc, địa dư và đặc điểm chung của mẹ....................... 45

Bảng 3.4. Đặc điểm về thời điểm suy hô hấp theo tuổi thai........................... 46

Bảng 3.5. Các dấu hiệu về hô hấp theo tuổi thai ............................................ 47

Bảng 3.6. Các dấu hiệu về tim mạch theo tuổi thai ........................................ 48

Bảng 3.7. Đặc điểm thân nhiệt theo tuổi thai.................................................. 48

Bảng 3.8. Các dấu hiệu về thần kinh theo tuổi thai ........................................ 49

Bảng 3.9. Đặc điểm mức độ suy hô hấp theo tuổi thai................................... 49

Bảng 3.10. Đặc điểm xét nghiệm huyết học theo tuổi thai............................. 50

Bảng 3.11. Đặc điểm xét nghiệm sinh hóa theo tuổi thai ............................... 51

Bảng 3.12. Đặc điểm xét nghiệm đông máu theo tuổi thai............................. 52

Bảng 3.13. Đặc điểm xét nghiệm khí máu động mạch theo tuổi thai............. 52

Bảng 3.14. Đặc điểm xét nghiệm Xquang ngực thẳng theo tuổi thai............. 53

Bảng 3.15. Phân bố nguyên nhân suy hô hấp theo tuổi thai........................... 55

Bảng 3.16. Phân bố nguyên nhân suy hô hấp theo số ngày tuổi..................... 56

Bảng 3.17. Phân bố nguyên nhân suy hô hấp theo cân nặng lúc sinh ............ 56

Bảng 3.18. Phân bố nguyên nhân suy hô hấp theo thời điểm suy hô hấp ...... 57

Bảng 3.19. Mối liên quan giữa một số đặc điểm thuộc về mẹ và hội chứng

màng trong ...................................................................................................... 58

Bảng 3.20. Mối liên quan giữa một số đặc điểm thuộc về mẹ và CTNTQ .... 59

viii

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa một số đặc điểm thuộc về mẹ và hội chứng hít

phân su (MAS)................................................................................................ 60

Bảng 3.22. Mối liên quan giữa một số đặc điểm thuộc về mẹ và viêm phổi.. 61

Bảng 3.23. Mối liên quan giữa một số đặc điểm thuộc về mẹ và TBS .......... 63

ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ chẩn đoán nguyên nhân suy hô hấp sơ sinh ........................ 21

Sơ đồ 1.2. Tiếp cận chẩn đoán suy hô hấp ở trẻ sơ sinh................................. 23

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Suy hô hấp (SHH) là một hội chứng rất thường gặp ở thời kì sơ sinh, nhất

là những ngày đầu sau đẻ, biểu hiện sự thích nghi không hoàn toàn của phổi,

tuần hoàn, thần kinh và chuyển hóa khi trẻ làm quen với môi trường ngoài tử

cung [17]. Suy hô hấp là đáp ứng không đặc trưng của những tình trạng bệnh

nặng. Trẻ sơ sinh càng non tháng, nguy cơ bị suy hô hấp càng cao [54]. Sơ sinh

đẻ non dưới 29 tuần có nguy cơ biểu hiện hội chứng suy hô hấp lên đến 60%,

nhưng trẻ sinh đủ tháng ít khi xuất hiện tình trạng này. Khả năng thích nghi

của trẻ sơ sinh với môi trường ngoài tử cung là vô cùng quan trọng để trẻ có

thể sống sót [53]. Do hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh còn non yếu, đặc điểm giải

phẫu và sinh lý bộ máy hô hấp chưa được hoàn chỉnh, vì thế trẻ sơ sinh dễ bị

suy hô hấp, nhanh chóng tiến triển tới ngừng thở và sau đó là ngừng tim, gây

tỷ lệ tử vong cao.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới công bố năm 2020, tỷ lệ tử vong

của trẻ sơ sinh chiếm tới 47% tỷ lệ tử vong chung của trẻ dưới 5 tuổi vào năm

2019. Trong đó, 75% tử vong xảy ra trong tuần đầu sau sinh và khoảng một

triệu trẻ sơ sinh tử vong ngay trong 24 giờ đầu mà nguyên nhân tử vong hàng

đầu là do suy hô hấp chiếm đến 70 – 80%. Đây cũng là lý do thường gặp của

các trường hợp nhập viện trong giai đoạn sơ sinh, đặc biệt là ở các nước đang

phát triển [94]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Xuân Hương và cộng sự giai

đoạn từ năm 2008 đến năm 2010 tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên ghi

nhận tỷ lệ tử vong sơ sinh chiếm 74,74% trong tổng số tỷ lệ tử vong trẻ em nói

chung, 56,01% trường hợp tử vong sơ sinh xảy ra trong ngày đầu nhập viện và

tỷ lệ tử vong ở sơ sinh non chiếm tới 46,29%, nguyên nhân tử vong đứng đầu là

do suy hô hấp [16].

Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh biểu hiện bởi nhiều dấu hiệu như rối loạn nhịp

thở, cơn ngừng thở bệnh lý, rút lõm lồng ngực nặng, thở rên, tím, phập phồng

2

cánh mũi… [3], [17], [85]. Các triệu chứng, dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng

của suy hô hấp ở trẻ sơ sinh rất đa dạng, phong phú, khác nhau giữa trẻ non

tháng và đủ tháng, giữa các nguyên nhân và mức độ suy hô hấp. Việc nhận biết

sớm và điều trị kịp thời suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là rất cần thiết, góp phần làm

giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.

Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân gây nên và có nhiều cách

phân loại khác nhau. Tuy nhiên, phân loại nguyên nhân theo mức độ thường

gặp được nhiều tác giả lựa chọn. Một số nguyên nhân thường gặp gây suy hô

hấp ở trẻ sơ sinh bao gồm hội chứng màng trong, cơn thở nhanh thoáng qua,

hội chứng hít phân su, viêm phổi, tim bẩm sinh… [17], [21], [36], [84]. Xác

định nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là rất quan trọng, giúp định

hướng chăm sóc, theo dõi và điều trị kịp thời cho bệnh nhi.

Câu hỏi nghiên cứu đặt ra ở đây là: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng suy

hô hấp ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên như thế nào? Đặc

điểm suy hô hấp có sự khác biệt giữa trẻ đẻ đủ tháng và non tháng, thời điểm

và nguyên nhân suy hô hấp không? Nguyên nhân chính gây nên suy hô hấp là

gì? Để trả lời cho những câu hỏi này, chúng tôi thực hiện đề tài: "Đặc điểm

lâm sàng, cận lâm sàng và nguyên nhân suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại Bệnh

viện Trung ương Thái Nguyên" nhằm hai mục tiêu sau:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2020 − 2021.

2. Phân tích một số nguyên nhân suy hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!