Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng chảy máu ổ loét điều trị tại Bệnh viện 19-8, Bộ Công An
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn | 27
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN LOÉT DẠ DÀY
TÁ TRÀNG CÓ BIẾN CHỨNG CHẢY MÁU Ổ LOÉT ĐIỀU TRỊ TẠI
BỆNH VIỆN 19 - 8, BỘ CÔNG AN
Dương Hồng Thái1
; Đồng Đức Hoàng1
, Đặng Trần Dũng2
1Bộ môn Nội - Trường ĐH Y Dược - ĐH Thái Nguyên, 2Bệnh viện C54, Bộ Công an
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Xuất huyết do loét dạ dày tá tràng là một biến chứng nặng của bệnh. Bệnh viện 19 - 8
là Bệnh viện của ngành Công an, hàng năm có nhiều bệnh nhân là cán bộ, chiến sỹ bị bệnh này
vào điều trị. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có
biến chứng chảy máu ổ loét. Xác định một số yếu tố liên quan đến biến chứng chảy máu ổ loét ở
bệnh nhân loét dạ dày tá tràng. Phương pháp: chọn 84 bệnh nhân vào đối tƣợng nghiên cứu, chia
làm 2 nhóm: Nhóm I: chỉ có loét dạ dày, tá tràng (43 bệnh nhân), gọi là loét đơn thuần. Nhóm II:
loét dạ dày tá tràng có biến chứng chảy máu ( 41 bệnh nhân), gọi là loét chảy máu. Kết quả: Tuổi:
cao nhất là 58, thấp nhất là 19. Có độ tuổi trung bình là 36,1±12,8, gặp chủ yếu ở lứa tuổi 21 -
30.Giới: tỷ lệ nam và nữ là 11/1. Triệu chứng thƣờng gặp ở cả loét đơn thuần và loét có chảy máu
là: đau bụng vùng thƣợng vị ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn. Loét có biến chứng chảy máu 100%
đối tƣợng có triệu chứng nôn ra máu, đi ngoài phân đen và thƣờng có mệt mỏi, hoa mắt chóng
mặt. Số lƣợng Hồng cầu, Hemoglobin, Hematocrit ở nhóm có biến chứng chảy máu giảm hơn so
với nhóm loét đơn thuần. Ở dạ dày loét chảy máu ở hang vị chiếm 75%, trên 2 ổ loét chiếm 75%.
Kích thƣớc ≤ 0,5 chiếm 91,7. Ở tá tràng: tổn thƣơng chủ yếu ở mặt trƣớc hành tá tràng chiếm
55,2%. 1 ổ loét gặp nhiều nhất chiếm 72,4%. Kích thƣớc ổ loét ≤ 0,5 chiếm 69%. Tỷ lệ sử dụng
NSAID rất thấp, chiếm 4,2%.Tỷ lệ đối tƣợng nghiên cứu bị stress thấp, chiếm 4,7%.Tỷ lệ sử dụng
NSAID ở đối tƣợng nghiên cứu và tỷ lệ đối tƣợng nghiên cứu bị stress không làm tăng tỷ lệ chảy
máu, p < 0,05. Kết luận: Triệu chứng thƣờng gặp ở cả loét đơn thuần và loét có chảy máu là: đau
bụng vùng thƣợng vị ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn. Các yếu tố liên quan đến chảy máu ổ loét là:
tiền sử loét dạ dày tá tràng, sử dụng thuốc NSAID, stress.
Từ khóa:
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Loét dạ dày tá tràng là một bệnh thƣờng gặp
và phổ biến, bệnh xảy ra ở mọi quốc gia, mọi
lứa tuổi, bệnh thƣờng hay tái phát và có
những biến chứng nguy hiểm nhƣ : chảy máu,
thủng ổ loét… làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng
cuộc sống và khả năng lao động của ngƣời
bệnh. Theo Mc Cathy, tỷ lệ mắc bệnh loét dạ
dày tá tràng tại Mỹ chiếm 10% dân số. Theo
Friedman, tại Châu Âu tỷ lệ này là 6 - 15%.
Tại Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh này là khoảng 5
- 10% dân số, gặp ở nam nhiều hơn nữ.
Xuất huyết do loét dạ dày tá tràng là một biến
chứng nặng của bệnh, chiếm tỉ lệ khoảng 60%
bệnh nhân (BN) bị xuất huyết tiêu hóa cao.
Bệnh viện 19 - 8 là Bệnh viện của ngành
Công an, hàng năm có nhiều bệnh nhân là cán
*
bộ, chiến sỹ bị bệnh này vào điều trị. Có thể
do tính chất và đặc thù nghề nghiệp, cán bộ
chiến sỹ công an trong các đơn vị thƣờng
xuyên phải chịu nhiều áp lực trong công việc
và liên tục trong tình trạng căng thẳng thần
kinh, nhiều khả năng chính những yếu tố này
là tác nhân ảnh hƣởng trực tiếp đến bệnh loét
dạ dày tá tràng và xuất huyết do loét dạ dày tá
tràng. Chính vì vậy mà chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài với mục tiêu :
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng
chảy máu ổ loét điều trị tại Bệnh viện 19 - 8
Bộ công an.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến biến
chứng chảy máu ổ loét ở bệnh nhân loét dạ
dày tá tràng.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU