Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ĐÀ LẠT NĂM XƯA - Thực vật trên cao nguyên Lang Bi-an pptx
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
240.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1536

ĐÀ LẠT NĂM XƯA - Thực vật trên cao nguyên Lang Bi-an pptx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐÀ LẠT NĂM XƯA

Thực vật trên cao nguyên Lang Bi-an

Du khách đến từ đồng bằng, quen với cây cỏ miền nhiệt đới, không khỏi ngạc

nhiên trước cảnh rừng thông trùng điệp. Thông trên cao nguyên Lang Bi-an phần

lớn là thông 3 lá.

Tên khoa học đầu tiên của thông 3 lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon) đã được hội

nghị quốc tế công nhận là tên chính thức. Auguste Chevalier (Ô-guýtx-tơ Sơ-va￾li-ê) gọi thông 3 lá là Pinus langbianensis, nhiều tư liệu sử dụng tên Pinus khasya

Royle. Khasya là tên một làng ở miền Bắc Ấn Độ, dưới chân dãy Hy Mã Lạp Sơn

(Himalaya).

Thông 3 lá mọc ở độ cao từ 1.000 đến 1.800m. Tuy nhiên, loài thông này cũng có

thể mọc được ở độ cao thấp hơn từ 800 đến 1.000m trên cao nguyên Di Linh.

Thông 3 lá có diện tích lớn nhất trong số các loài thông ở nước ta, mọc ở Hà

Giang, Sơn La, Gia Lai, Công Tum,... nhưng nhiều nhất là trên cao nguyên Lang

Bi-an.

Cây cao 20 - 35m, nhưng đường kính thân cây ít khi vượt quá 70cm. Các cây

thông 3 lá có đường kính trên 50cm rất hiếm, chỉ chiếm 2% quần cư, trong khi các

cây có đường kính từ 10 đến 50cm chiếm tỷ lệ 98%. Lá nhỏ, đều như cây kim,

màu xanh sẫm, chỉ có 1 gân nhỏ. 3 lá kim mọc cụm trong 1 bẹ. Trái hình chóp nón

dài khoảng 5 - 10cm, rộng 4 - 5cm. Trái chín trên cây, phát tán những hạt trần nhỏ

màu nâu nhạt có cánh dài nhờ gió có thể bay đi rất xa. Rễ có nấm cộng sinh, ưa đất

tơi xốp, hơi chua (pH 4,5 - 5) có khả năng sống được trên đất nghèo dinh dưỡng.

Mục đích kinh doanh chính đối với rừng thông 3 lá là gỗ (tăng trưởng bình quân

15m3/ha/năm). [8, 5 - 7]

Cách đây hàng nghìn năm, rừng kín lá rộng thường xanh bao phủ mặt đất, chưa có

rừng thông. Vào kỷ Crê-ta, cuối kỷ đệ nhị, những cây thông đầu tiên xuất hiện ở

châu Âu. Ở Đông Dương, không rõ thông xuất hiện trước hay đầu kỷ đệ tam.

M. Schmid nêu ra giả thuyết: “Những đại diện của các họ tùng loại khác (trong

đó có họ thông) tuồng như xuất phát từ những yếu tố di cư đã theo các đỉnh núi

nối tiếp từ Vân Nam đến Đà Lạt. Sự di cư ấy đã ngưng lại ở phía Tây Nam, theo

châu thổ sông Cửu Long. Vì vậy các loại do quan hệ Hy Mã Trung Hoa chi phối

không vào được quần sơn Cardamomes, dọc theo vịnh Thái Lan”. [10, 70]

Thông là cây ưa sáng hoàn toàn, có thể mọc trên đất tương đối phì nhiêu và sâu

nhưng rất ít khi gặp thông nơi đây vì các loài thực vật khác tăng trưởng mạnh hơn

lấn át. Ngược lại, trong những vùng đất xấu, thông không còn sợ các loài thực vật

khác cạnh tranh nên mọc thành rừng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!