Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ĐÀ LẠT NĂM XƯA - Đà Lạt thuở ban đầu pps
MIỄN PHÍ
Số trang
9
Kích thước
274.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1218

ĐÀ LẠT NĂM XƯA - Đà Lạt thuở ban đầu pps

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐÀ LẠT NĂM XƯA

Đà Lạt thuở ban đầu

rong chuyến công du Ấn Độ năm 1897, Toàn quyền Paul Doumer (Pôn Đu-me)

được chứng kiến những trạm nghỉ dưỡng (sanatorium) tổ chức tốt và nhận thấy

binh sĩ đóng tại các địa điểm trên độ cao từ 1.000m lên đến 2.000m, có khí hậu

giống như ở châu Âu, không bị mắc những bệnh ở vùng nhiệt đới. Doumer rất

mong muốn tìm một hay nhiều nơi tương tự dành cho công chức và binh sĩ Pháp

mệt mỏi, đau yếu vì khí hậu nhiệt đới, tránh được cái nóng nung người ở đồng

bằng, tận hưởng những giây phút yên tĩnh trong không khí mát lành để hồi phục

sức khỏe. Trong lá thư ngày 23-7-1897 gửi cho các khâm sứ, Doumer nêu ra bốn

điều kiện cần thiết cho một nơi nghỉ dưỡng: độ cao tối thiểu 1.200 m, nguồn nước

dồi dào, đất đai trồng trọt được, khả năng thiết lập đường giao thông dễ dàng. [29,

336]

Ở miền Bắc, hai địa điểm được giới thiệu nhưng không được chấp nhận: đỉnh núi

Ba Vì và cao nguyên giữa sông Hồng và sông Đà. Đỉnh núi Ba Vì quá chật hẹp và

độ ẩm quá cao; đường giao thông lên các cao nguyên giữa thung lũng sông Hồng

và sông Đà không thuận lợi. [25, 305]

Vũng Tàu nằm trên bờ biển, cách Sài Gòn 10 giờ theo đường sông, là một bãi biển

mát mẻ hơn vùng nội địa nhưng không thể dùng làm nơi nghỉ dưỡng. Vùng đầm

lầy dài hàng chục cây số ở gần Vũng Tàu là môi trường truyền bệnh sốt rét.

Nam Kỳ và Căm-pu-chia không có những vùng núi cao trên 1.000 m. Gần Tây

Ninh có một đỉnh núi cao 884m; giữa Châu Đốc và Hà Tiên cũng có vài đỉnh núi

khác cao 400 hay 500m. [51, 340]

Nhận được thư riêng của Doumer, bác sĩ Alexandre Yersin gợi ý thành lập nơi

nghỉ dưỡng ở Đà Lạt - Đăng Kia. [11, II]

Từ tháng 10 năm 1897, Doumer cử một phái đoàn quân sự nghiên cứu tìm một

con đường dễ dàng nhất đi từ Nha Trang lên cao nguyên Lang Bi-an. Phái đoàn

đặt dưới sự chỉ huy của đại úy pháo binh Thouard (Tu-a), có trung uý thuỷ quân

lục chiến Wolf làm phụ tá. Các thành viên khác của phái đoàn gồm có: Cunhac

(Cuyn-hắc), phụ tá trắc địa viên; Abriac (A-bri-ắc), phụ trách vận chuyển hàng

hoá, Missigbrott (Mít-xít-brốt), sĩ quan tuỳ tùng, rất tháo vát. Ngoài ra còn có hai

hay ba dân binh và một người dẫn đường đã đi cùng với Yersin 4 năm về trước.

Phái đoàn đi từ Sài Gòn đến Nha Trang và tiến vào thung lũng của sông Nha

Trang. Sau một tháng khảo sát địa hình trong những điều kiện rất khó khăn và vất

vả, đoàn người đến thung lũng sông Đa Nhim, gặp buôn Thượng La Pá (Loupah)

gần Đrăn (Dran). Từ đây họ men theo hữu ngạn sông Đa Nhim đến Phi Nôm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!