Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ mãng cầu gai (Annona Muricata): Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu Khoa học cấp Tỉnh
PREMIUM
Số trang
216
Kích thước
30.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1135

Đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ mãng cầu gai (Annona Muricata): Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu Khoa học cấp Tỉnh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

UBND TỈNH SÓC TRĂNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG NGHIỆP TP. HCM

DỰ ÁN CẤP TỈNH

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐA DẠNG CÁC SẢN PHẨM CHẾ BIẾN TỪ MÃNG CẦU GAI

(ANNONA MURICATA)

Cơ quan chủ trì dự án: Trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh

Chủ nhiệm dự án: PGS. TS Đàm Sao Mai

UBND TỈNH SÓC TRĂNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG NGHIỆP TP. HCM

DỰ ÁN CẤP TỈNH

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐA DẠNG CÁC SẢN PHẨM CHẾ BIẾN TỪ MÃNG CẦU GAI

(ANNONA MURICATA)

CHỦ NHIỆM DỰ ÁN CƠ QUAN CHỦ TRÌ DỰ ÁN

PGS. TS Đàm Sao Mai

CHỦ TỊCH SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HỘI ĐỒNG KH &CN

Sóc Trăng, năm 2020

i

MỤC LỤC

Chương 1 .............................................................................................................................. 1

1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1

1.2. Mục tiêu của dự án ................................................................................................ 4

1.3. Giới hạn của dự án ................................................................................................ 4

1.4. Ý nghĩa của kết quả dự án .................................................................................... 5

Chương 2 .............................................................................................................................. 7

2.1. Tính chất cơ bản của mãng cầu gai ..................................................................... 7

2.2. Tính chất và ứng dụng của mãng cầu ................................................................. 9

2.3. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................................... 10

2.4. Tình hình nghiên cứu và triển khai ở ngoài tỉnh .............................................. 13

2.5. Tình hình nghiên cứu và triển khai trong tỉnh ................................................. 15

2.6. Các nghiên cứu có liên quan đến các sản phẩm của đề tài .............................. 16

Chương 3 ............................................................................................................................ 17

3.1. Nội dung thực hiện .............................................................................................. 17

3.2. Phương án triển khai .......................................................................................... 17

Chương 4 ............................................................................................................................ 23

4.1. Kết quả phân tích chung tính chất lý hóa, hóa sinh của mãng cầu gai .......... 23

4.1.1. Phân tích thành phần lý hóa, hóa sinh của mãng cầu gai ........................ 23

4.1.2. Phân tích thổ nhưỡng và khí hậu của vùng trồng mãng cầu gai ............. 24

4.1.3. Báo cáo khảo sát hiện trạng canh tác mãng cầu gai tại Sóc Trăng ......... 31

4.2. Kết quả khảo sát tâm lý và thị trường .............................................................. 36

tiêu dùng sản phẩm để đưa ra giải pháp chất lượng .................................................. 36

phù hợp cho từng loại sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng .............................. 36

4.2.1. Thông tin bảng điều tra tổng thể và kết quả điều tra ............................... 37

4.2.2. Thông tin bảng điều tra cụ thể và kết quả điều tra .................................. 47

4.3. Xây dựng quy trình chế biến các sản phẩm ...................................................... 59

4.3.1. Quy trình sản xuất nước quả mãng cầu lên men ...................................... 59

4.3.2. Quy trình sản xuất trà quả mãng cầu lên men .......................................... 63

4.3.3. Quy trình sản xuất trà túi lọc mãng cầu gai .............................................. 66

4.3.4. Quy trình sản xuất trà lá mãng cầu lên men ............................................. 70

4.3.5. Quy trình sản xuất bột sinh tố mãng cầu................................................... 74

4.4. Sự khác biệt của quy trình sản xuất của các sản phẩm từ mãng cầu gai tại

phòng thí nghiệm và tại xưởng sản xuất ...................................................................... 76

ii

4.5. Đánh giá thời gian bảo quản của 05 sản phẩm mãng cầu gai ......................... 78

4.6. Hội thảo các sản phẩm chế biến từ mãng cầu gai ............................................ 81

4.6.1. Nội dung hội thảo ......................................................................................... 81

4.6.2. Kết quả hội thảo ........................................................................................... 81

4.7. Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án ................................................................... 82

4.7.1. Hiệu quả kinh tế của dự án ......................................................................... 82

4.7.2. Hiệu quả của dự án với xã hội .................................................................... 95

4.8. Đề xuất thương mại hóa các sản phẩm mãng cầu ............................................ 96

4.8.2. Khu vực địa lý tốt nhất cho việc tung sản phẩm ra thị trường ............... 98

4.8.3. Khách hàng mục tiêu ................................................................................... 98

4.8.5. Bao bì, đóng gói ............................................................................................ 99

4.8.6. Nhãn mác .................................................................................................... 101

4.8.7. Chiến lược giá thành .................................................................................. 111

4.8.8. Thông tin quảng bá .................................................................................... 114

4.8.9. Chiến lược phân phối (lựa chọn kênh phân phối) .................................. 115

4.8.10. Chiến lược xúc tiến (truyền thông marketing) ........................................ 116

4.9. Phương án chuyển giao, duy trì và nhân rộng kết quả của dự án ................ 120

Chương 5 .......................................................................................................................... 122

5.1. Kết luận .............................................................................................................. 122

5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 124

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 126

BÁO CÁO THỐNG KÊ .................................................................................................. 133

PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 145

iii

DANG SÁCH BẢNG

Bảng 4.1. Thành phần lý hóa, hóa sinh của quả mãng cầu gai ...................................... 23

Bảng 4.2. Hàm lượng flavonoid trong lá mãng cầu gai .................................................. 24

Bảng 4.3. Kết quả phân tích mẫu nước mặt của TX Ngã Năm năm 2015 .................... 27

Bảng 4.4. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm của TX Ngã Năm năm 2015 ................. 29

Bảng 4.5. Bảng Kết quả phân tích mẫu nước mưa của TX Ngã Năm năm 2015 ......... 30

Bảng 4.6. Thông tin nhân khẩu học của 60 người tham gia khảo sát hiện trạng canh

tác ........................................................................................................................................ 32

Bảng 4.7. Thông tin về mật độ trồng mãng cầu của 60 người tham gia khảo sát ........ 33

Bảng 4.8. Thông tin về số năm trồng mãng cầu của 60 người tham gia khảo sát ........ 33

Bảng 4.9. Thông tin về thu nhập từ cây mãng cầu của 60 người tham gia khảo sát ... 34

Bảng 4.10. Tần suất tưới cây/tuần .................................................................................... 35

Bảng 4.11. Thông tin nhân khẩu học của 1000 người tham gia khảo sát thị trường tiêu

thụ mãng cầu và sản phẩm mãng cầu .............................................................................. 38

Bảng 4.12. Thông tin nhân khẩu học của 201 người tham gia khảo sát ....................... 48

Bảng 4.13. Thói quen tiêu dùng các sản phẩm trái cây của 201 người tham gia khảo

sát ......................................................................................................................................... 50

Bảng 4.14. Mức giá phù hợp cho 1 hộp 10 gói Bột sinh tố pha uống liền từ quả mãng

cầu gai (đồng) ..................................................................................................................... 56

Bảng 4.15. Mức giá phù hợp cho 1 hộp 10 gói Trà túi lọc/Trà hoà tan từ quả mãng

cầu gai (đồng) ..................................................................................................................... 56

Bảng 4.16. Mức giá phù hợp cho 1 lon 230mL Nước mãng cầu lên men/Trà lên men

(đồng) .................................................................................................................................. 56

Bảng 4.17. Thành phần nguyên liệu, phụ gia phối chế ................................................... 62

Bảng 4.18. Thành phần nguyên liệu, phụ gia phối chế trong sản xuất sản phẩm trà lên

men từ quả mãng cầu ........................................................................................................ 65

Bảng 4.19. Sự khác biệt của quy trình sản xuất trà lá mãng cầu gai lên men tại phòng

thí nghiệm và tại xưởng sản xuất ..................................................................................... 76

Bảng 4.20. Bảng so sánh sự khác biệt của quy trình sản xuất trà quả mãng cầu gai lên

men tại phòng thí nghiệm và tại xưởng sản xuất ............................................................ 77

Bảng 4.21. Bảng so sánh sự khác biệt của quy trình sản xuất nước quả mãng cầu gai

lên men tại phòng thí nghiệm và tại xưởng sản xuất ...................................................... 77

Bảng 4.22. Bảng so sánh sự khác biệt của quy trình sản xuất trà túi lọc mãng cầu gai

tại phòng thí nghiệm và tại xưởng sản xuất .................................................................... 77

iv

Bảng 4.23. Bảng so sánh sự khác biệt của quy trình sản xuất bột sinh tố mãng cầu gai

tại phòng thí nghiệm và tại xưởng sản xuất .................................................................... 78

Bảng 4.24. Bảng kết quả tính hạn sử dụng của các sản phẩm ....................................... 79

Bảng 4.25. Giá thành của một số sản phẩm cùng loại trên thị trường ....................... 112

Bảng 4.26. Bảng tính giá thành chi tiết của các sản phẩm ........................................... 113

Bảng 4.27. Giá bán của các sản phẩm ............................................................................ 113

Bảng 4.28. Kết quả thu nhận trong bảng hỏi về............................................................ 117

v

DANH SÁCH HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình 4.1. Diện tích trồng mãng cầu gai của người tham gia khảo sát .......................... 33

Hình 4.2. Sản lượng giống mãng cầu gai sản xuất mỗi năm của một hộ dân ............... 34

Hình 4.3. Năng suất mãng cầu gai/năm ........................................................................... 35

Hình 4.4. Loại phân bón lót cho cây mãng cầu gai ......................................................... 35

Hình 4.5. Nguồn thông tin để phòng trừ sâu bệnh .......................................................... 36

Hình 4.6. Sản phẩm mà người tham gia khảo sát mong muốn từ quả mãng cầu gai .. 40

Hình 4.7. Sản phẩm mà người tham gia khảo sát mong muốn từ lá mãng cầu gai, biểu

diễn bằng tần suất lựa chọn .............................................................................................. 40

Hình 4.8. Sản phẩm mà người tham gia khảo sát mong muốn từ thân/rễ mãng cầu gai

biểu diễn bằng tần suất lựa chọn ...................................................................................... 41

Hình 4.9. Hương vị mong muốn từ sản phẩm mãng cầu gai biểu diễn bằng tỷ lệ %

người tham gia khảo sát .................................................................................................... 42

Hình 4.10. Hương vị mong muốn từ trà mãng cầu biểu diễn bằng tỷ lệ % người tham

gia khảo sát ......................................................................................................................... 42

Hình 4.11. Hương vị mong muốn từ sinh tố mãng cầu biểu diễn bằng % người tham

gia khảo sát ......................................................................................................................... 43

Hình 4.12. Mối liên hệ giữa các thông tin nhân khẩu học với nhu cầu về sản phẩm từ

quả mãng cầu cầu xiêm từ phân tích MCA ..................................................................... 45

Hình 4.13. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm từ 1000 người tiêu

dùng ..................................................................................................................................... 46

Hình 4.14. Mức độ sử dụng các dạng sản phẩm từ trái cây và dược thảo của 201

người tham gia khảo sát .................................................................................................... 51

Hình 4.15. Mức độ sử dụng các dạng sản phẩm tiện lợi của 201 người tham gia khảo

sát ......................................................................................................................................... 52

Hình 4.16. Mức độ sẵn lòng sử dụng các sản phẩm từ quả mãng cầu của 201 người

tham gia khảo sát ............................................................................................................... 52

Hình 4.17. Mức độ sẵn lòng sử dụng các sản phẩm từ lá mãng cầu của 201 người

tham gia khảo sát (biểu diễn bằng phần trăm) ............................................................... 53

Hình 4.18. Mức độ sẵn lòng sử dụng các sản phẩm từ thân/rễ mãng cầu của 201 người

tham gia khảo sát ............................................................................................................... 53

Hình 4.19. Biểu đồ CA thể hiện kỳ vọng của người tham gia khảo sát về đặc điểm cảm

quan của các sản phẩm từ quả mãng cầu gai .................................................................. 54

vi

Hình 4.20. Thành phần mà người tham gia khảo sát mong muốn bổ sung vào trà

mãng cầu túi lọc ................................................................................................................. 55

Hình 4.21. Thành phần mà người tham gia khảo sát mong muốn bổ sung vào trà lá

mãng cầu lên men đóng lon ............................................................................................... 55

Hình 4.22. Lý do sử dụng sản phẩm từ mãng cầu gai của 201 người tham gia khảo sát

............................................................................................................................................. 57

Hình 4.23. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm của 201 người tiêu

dùng ..................................................................................................................................... 58

Hình 4.24. Sơ đồ quy trình sản xuất nước quả mãng cầu lên men ................................ 60

Hình 4.25. Quả mãng cầu gai ............................................................................................ 61

Hình 4.26. Dịch quả mãng cầu sau xay ............................................................................ 61

Hình 4.27. Sơ đồ quy trình sản xuất trà quả mãng cầu lên men ................................... 63

Hình 4.28. Mãng cầu thái sợi ............................................................................................ 63

Hình 4.29. Mãng cầu sấy đối lưu trong nhà kính ............................................................ 64

Hình 4.30. Dịch trà trích ly và xác trà quả mãng cầu sau lọc ........................................ 64

Hình 4.31. Sơ đồ quy trình sản xuất trà túi lọc mãng cầu gai ....................................... 66

Hình 4.32. Mãng cầu xếp khay sấy trong nhà kính ........................................................ 67

Hình 4.33. Thiết bị rang công nghiệp ............................................................................... 67

Hình 4.34. Thiết bị đóng túi sản phẩm trà túi lọc ........................................................... 69

Hình 4.35. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất trà lá mãng cầu lên men .................... 70

Hình 4.36. Lá mãng cầu chần và sấy khô ........................................................................ 71

Hình 4.37. Sơ đồ quy trình sản xuất bột sinh tố mãng cầu ............................................ 74

Hình 4.38. Mãng cầu cắt lát .............................................................................................. 74

Hình 4.39. Mãng cầu cắt lát sấy khô ................................................................................ 75

Hình 4.40. Thiết bị nghiền bột .......................................................................................... 75

Hình 4.41. Bao bì lon thép tráng vecni ........................................................................... 100

Hình 4.42. Bao bì túi lọc .................................................................................................. 100

Hình 4.44. Hình dạng bao bì ........................................................................................... 101

Hình 4.44. PA/PE; OPP/PE; PE kính ............................................................................ 101

Hình 4.45. Nhãn sản phẩm bột sinh tố mãng cầu ......................................................... 102

Hình 4.46. Bao bì hộp trà mãng cầu túi lọc ................................................................... 105

Hình 4.47. Nhãn sản phẩm nước quả mãng cầu ........................................................... 109

Hình 4.48. Nhãn sản phẩm trà lá mãng cầu .................................................................. 110

Hình 4.49. Nhãn sản phẩm trà quả mãng cầu ............................................................... 110

Hình 4.50. Kết quả khảo sát về nơi người khảo sát thường mua ................................ 115

vii

Hình 4.51. Nơi người tham gia khảo sát thường mua trái cây và ............................... 115

Hình 4.52. Các phương tiện truyền thông để khách hàng biết tới sản phẩm mới ..... 116

NỘI DUNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Sóc Trăng là một tỉnh nông nghiệp, cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất trong

từng ngành, từng khu vực chuyển dịch chậm, quy mô sản xuất nhỏ bé, phân tán,

hiệu quả sản xuất kinh doanh tuy có tiến bộ, nhưng vẫn còn thấp, chi phí sản xuất

còn cao. Khả năng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của các doanh nghiệp trong

tỉnh còn có khoảng cách khá xa so với yêu cầu, trong điều kiện sức ép cạnh tranh

trên thế giới và khu vực tiếp tục gia tăng.

Thách thức lớn đối với Sóc Trăng trong quá trình hội nhập chung của đất nước

là vấn đề nguồn lực; trước hết là nguồn nhân lực để thực hiện công cuộc công

nghiệp hoá, hiện đại hoá; sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng, đặc

biệt là vùng sâu, vùng đông đồng bào dân tộc Khmer.

Cùng những khó khăn của một tỉnh nông nghiệp, có điểm xuất phát thấp, cơ

sở hạ tầng tuy bước đầu được cải thiện song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

kinh tế - xã hội, lại phải thường xuyên đối phó với các bất lợi của thời tiết, thiên tai.

Tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

Dựa trên định hướng phát triển theo lãnh thổ thì tỉnh Sóc Trăng được chia

thành 2 vùng phát triển đặc trưng sau:

- Vùng kinh tế biển (bao gồm các huyện Trần Đề, Cù Lao Dung, Vĩnh Châu, một

phần huyện Long Phú). Thế mạnh của vùng là phát triển kinh tế biển và ven

biển bao gồm nuôi trồng, khai thác thuỷ, hải sản, cảng biển…

- Vùng kinh tế nội địa: vùng bao gồm TP. Sóc Trăng và các huyện Kế Sách, Mỹ

Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Ngã Năm, Châu Thành, Long Phú là khu vực nằm

sâu trong đất liền của tỉnh. Thế mạnh của vùng là nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ

sản.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Sóc Trăng bình quân hằng năm đạt hơn 10%,

tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2016 tăng 5,22% so cùng kỳ năm 2015; cơ

cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch

2

vụ. Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu hàng hóa tiếp tục tăng trưởng; công nghiệp chế

biến tăng gần 11%, xuất khẩu hàng hóa tăng 19% so cùng kỳ năm 2015. Năm 2016,

toàn tỉnh có khoảng 8.000 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn 15,4%, giảm 2,5% so

cùng kỳ năm 2015; các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ đối tượng khó khăn tiếp tục

được triển khai thực hiện tốt.

Bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển

dịch còn chậm, nông nghiệp còn chiếm trên 40% GDP của địa phương. Lao động

nông nghiệp vẫn chiếm chiếm 70% khiến thu nhập bình quân đầu người thấp, thu

ngân sách cũng thấp.

Theo Đề án số 04/ĐA-UBND ngày 25/6/2014 về Tái cơ cấu Ngành Nông

nghiệp tỉnh Sóc Trăng xác định lại các vùng sản xuất trọng điểm, chọn 5 cây, 5 con

chủ lực của tỉnh để tập trung sản xuất và nâng chất theo hướng nâng cao giá trị gia

tăng và phát triển bền vững đến năm 2020.

Trong lĩnh vực trồng trọt, lấy ngưỡng 2 triệu tấn lúa làm chuẩn, trong 2 năm từ

2014 đến 2016, cây lúa Sóc Trăng không tăng về sản lượng mà tăng về chất lượng.

Bưởi da xanh Kế Sách, nhãn xuồng cơm vàng Vĩnh Châu, cam sành Mỹ Tú, mãng

cầu gai Ngã Năm… mấy năm nay có tiếng không chỉ bởi chất lượng thơm ngon,

nguồn cung cấp ổn định cho thị trường, mà còn bởi mang tính đặc trưng của vùng

đất Sóc Trăng

Để thúc đẩy phát triển, Sóc Trăng đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đối với

nông nghiệp, trước tình trạng biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn khiến sản lượng lúa

bấp bênh, Sóc Trăng đang chuyển dịch theo hướng giảm dần diện tích trồng lúa trên

cơ sở đảm bảo an ninh lương thực.

Trong những năm gần đây, hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu do thiên tai

và cả "nhân tai" gây ra, dòng chảy của sông Mê Kông sẽ ngày càng cạn kiệt, trung

tâm nông nghiệp của cả nước-vùng Đồng bằng song Cửu Long sẽ phải đối mặt

thường xuyên, liên tục với hạn hán, xâm nhập mặn và nước biển dâng, mức độ ngày

càng nghiêm trọng

Trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt như hiện nay, nông dân Sóc

Trăng đang lựa chọn các loại cây trồng vừa thích ứng với biến đổi khí hậu vừa có

giá trị kinh tế cao. Theo đó, trồng cây mãng cầu gai ghép với gốc bình bát là một

3

trong những mô hình hiệu quả đang được nông dân tỉnh Sóc Trăng phát triển trên

vùng đất hạn, mặn.

Từ hiệu quả cao của cây mãng cầu gai trên vùng đất hạn, mặn, nhiều nhà vườn

đã phá bỏ vườn tạp, những loại cây trồng kém hiệu quả, mạnh dạn đầu tư trồng mới,

phát triển diện tích vườn cây mãng cầu gai ghép với gốc bình bát.

Mãng cầu gai là loại quả nhiệt đới to, nhiều gai. Nó có vị ngọt nên thường

được sử dụng để làm kem, bánh kẹo và nhiều loại đồ ăn thức uống. Bên cạnh vai trò

là một loại thực phẩm, mãng cầu gai có chứa nhiều thành phần giá trị có tác dụng

chữa bệnh.

Mãng cầu gai ít béo và có lượng vitamin C giúp tiêu diệt các phần tử gốc tự do

trong cơ thể, qua đó ngừa được bệnh ung thư. Nó còn là vị thuốc chống oxy hóa rất

tốt có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, loại trái cây này giàu chất

Kali và magiê giúp giảm huyết áp cũng như ngừa bệnh tim mạch, giảm các chịu

chứng viêm khớp, bệnh thấp khớp. Ngoài ra, hàm lượng phong phú chất đồng trong

mãng cầu gai giúp chống táo bón, trị bệnh tiêu chảy

Năm 2010 trên địa bàn thị xã Ngã Năm có diện tích trồng mãng cầu gai là 76

ha, sản lượng 207 tấn. Đến năm 2016 thị xã Ngã Năm có tổng diện tích trồng mãng

cầu gai là 235 ha, tập trung chủ yếu ở xã Vĩnh Quới 137 ha.

Số liệu khảo sát cho thấy, diện tích trồng mãng cầu gai của thị xã Ngã Năm

chủ yếu được trồng mới, trong số 235 ha mãng cầu gai của thị xã Ngã Năm, có đến

190 ha là vườn cây 01 năm tuổi và vườn trồng xen chưa cho thu hoạch, có 17 ha

vườn trên 5 tuổi đã cho năng suất ổn định từ 18- 25 tấn/ha/năm

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp thị xã Ngã Năm theo hướng nâng cao

giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, trong đó quy hoạch chuyển

đổi các diện tích trồng cây ăn trái kém hiệu quả, vườn tạp sang trồng mãng cầu gai.

Tổng diện tích trồng mãng cầu gai trên toàn thị xã dự kiến là 300 ha, riêng ở xã

Vĩnh Quới là 258 ha.

Theo phòng kinh tế thị xã Ngã Năm, sản xuất mãng cầu gai tập trung chủ yếu

ở xã Vĩnh Quới, và một phần nhỏ diện tích thuộc xã Tân Long, Tuy nhiên, thực tế

trên địa bàn một số xã khác như phường 2 cũng đã phát triển trồng mãng cầu gai.

Với quy hoạch phát triển mãng cầu gai của thị xã Ngã Năm, đến năm 2020 khi

các vườn cây đã đi vào thời kỳ thu hoạch ổn định, tổng sản lượng mãng cầu gai trên

4

địa bàn thị xã Ngã Năm sẽ là khoảng 6.000 tấn (300 ha x 20 tấn/ha), tức là gấp hơn

11 lần sản lượng hiện nay.

Với sản lượng mãng cầu gai gia tăng, vì vậy việc định hình công nghiệp chế

biến các sản phẩm từ mãng cầu gai là cần thiết. Các công nghệ phải phù hợp với

điều kiện ứng dụng tại các cơ sở sản xuất tại Sóc Trăng. Việc đầu tư bổ sung thiết bị

cần cân nhắc đến khả năng đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

Song song đó, việc xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm mãng cầu gai cũng

cần phải thiết lập, từ đó xây dựng chuỗi phát triển bền vững cho các dòng sản phẩm

này.

1.2. Mục tiêu của dự án

1.2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu đa dạng các sản phẩm từ mãng cầu gai (Annona muricata)

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ mãng cầu gai đảm bảo an toàn vệ

sinh thực phẩm ; sản phẩm được công bố tiêu chuẩn chất lượng

- Hoàn thiện quy trình chế biến các sản phẩm (ít nhất 05 sản phẩm) từ

mãng cầu gai và thử nghiệm ở quy mô pilot

- Xác định tiêu chuẩn của sản phẩm và xúc tiến thị trường các sản phẩm

chế biến từ mãng cầu gai.

- Chuyển giao quy trình chế biến các sản phẩm từ mãng cầu gai cho doanh

nghiệp/ cơ sở để sản xuất.

1.3. Giới hạn của dự án

1.3.1. Phân tích chung tính chất lý hóa, hóa sinh của mãng cầu gai để chuẩn hóa

nguyên liệu đối với từng dòng sản phẩm.

1.3.2. Khảo sát tâm lí và thị trường tiêu dùng sản phẩm để đưa ra giải pháp chất

lượng phù hợp cho từng loại sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng.

1.3.3. Xây dựng quy trình chế biến các sản phẩm với các chỉ tiêu chất lượng phù

hợp với tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), ở quy mô pilot và phù hợp với điều

kiện chuyển giao ở địa phương. Các quy trình sản xuất sản phẩm bao gồm:

- Trà quả mãng cầu lên men

- Trà túi lọc mãng cầu gai

- Nước quả mãng cầu lên men

5

- Trà lá mãng cầu lên men

- Bột sinh tố mãng cầu

1.3.4. Đề xuất thương mại hóa các sản phẩm mãng cầu.

- Khu vực triển khai thương mại sản phẩm

- Khách hang mục tiêu

- Bao bì

- Nhãn mác

- Giá thành

- Thông tin quảng bá

- Chiến lược phân phối

- Chiến lược marketing

1.4. Ý nghĩa của kết quả dự án

1.4.1. Hiệu quả kinh tế xã hội

- Dự án được triển khai sẽ cho thấy một hướng mới trong công nghiệp

chế biến mãng cầu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với

việc chỉ bán quả là chủ yếu.

- Dự án còn có tác dụng tạo nguồn sản phẩm sạch, an toàn phục vụ cho

người tiêu dùng, đồng thời tận dụng các nguồn nguyên liệu không bán

tươi được.

- Dự án sẽ là mô hình mẫu cho ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng

công nghệ chế biến tại Sóc Trăng.m

- Người tham gia sẽ được chuyển giao kỹ thuật trong dự án được trang bị

những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao trong lĩnh vực chế biến theo

mô hình sản xuất thực tế để có thể từng bước đúc kết kinh nghiệm. Họ

là những người sau khi dự án kết thúc sẽ hướng dẫn lại cho những

người khác để có thể nhân rộng mô hình sản xuất của dự án.

1.4.2. Khả năng mở rộng của dự án

- Dự án sẽ là một hướng mở cho việc mở rộng sản xuất ở những quy mô

lớn hơn và ở những khu vực khác hướng tới thành lập một vùng chuyên

canh sản xuất mãng cầu phục vụ cho nhu cầu trong nước và thúc đẩy

xuất khẩu.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!