Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đa dạng hóa và nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------&--------
TRƯƠNG MINH HOÀNG
ĐA DẠNG HÓA VÀ NGUY CƠ PHÁ SẢN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------&--------
TRƯƠNG MINH HOÀNG
ĐA DẠNG HÓA VÀ NGUY CƠ PHÁ SẢN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số chuyên ngành: 60 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS Nguyễn Minh Hà
Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2016
Trang iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn với đề tài “Đa dạng hóa và nguy cơ phá
sản của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là
bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm hay nghiên cứu nào của người khác được sử dụng
trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016
Chữ ký tác giả
Trương Minh Hoàng
Trang iv
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Mở Thành phố
Hồ Chí Minh, nơi đã tổ chức chương trình đào tạo Sau đại học chuyên ngành Tài
chính - Ngân hàng để tôi có cơ hội được tham gia học tập và nâng cao trình độ
của bản thân.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến PGS. TS Nguyễn Minh Hà,
giảng viên hướng dẫn của tôi, người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy/cô giảng
viên khoa Đào tạo Sau đại học đã hết lòng truyền dạy những kiến thức quý báu
cho tôi cũng như các học viên khác của lớp MFB7.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thành viên trong lớp MFB7,
những người bạn đã luôn sát cánh, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập./.
Trang v
TÓM TẮT
Việc gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã mở ra nhiều cơ hội
đan xen những thách thức trong việc khẳng định thương hiệu sản phẩm và vị thế
cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Sự cạnh tranh
quyết liệt không chỉ ở quốc tế mà còn ngay cả trong nước với sự xuất hiện của
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với thế mạnh về kinh nghiệm
quản lý, mẫu mã sản phẩm đa dạng, chất lượng sản phẩm tốt hơn cũng như giá
cả cạnh tranh hơn so với hàng Việt đang tạo ra nhiều thách thức cho các doanh
nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, một trong những rủi ro tác động bất chấp đặc
điểm hay ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đó là rủi ro thanh khoản hay
nguy cơ phá sản của doanh nghiệp.
Để tự bảo vệ chính mình và cạnh tranh với các đối thủ, các doanh nghiệp
Việt Nam đã chủ động thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng đa
dạng hóa vị trí sang nhiều nước khác nhau. Liệu điều này sẽ mang lại những kết
quả tích cực hay tiêu cực cho các doanh nghiệp Việt Nam? Để làm sáng tỏ tác
động của đa dạng hóa đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, luận
văn thực hiện nghiên cứu đề tài “Đa dạng hóa và nguy cơ phá sản của các
doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam”.
Dựa trên cỡ mẫu là 100 doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường Chứng
khoán Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2015. Nghiên cứu sử dụng hồi quy dữ
liệu bảng kết hợp với phương pháp ước lượng GLS để kiểm định các giả thuyết
nghiên cứu. Kết quả hồi quy của nghiên cứu cho thấy:
Đa dạng hóa sản phẩm (HHI) có mối quan hệ nghịch biến với nguy cơ phá
sản của doanh nghiệp. Việc mở rộng thêm nhiều loại sản phẩm không chỉ giúp
khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn cho những nhu cầu khác nhau mà còn
Trang vi
giúp doanh nghiệp có thể điều chỉnh được tình hình hoạt động kinh doanh theo
những biến động của thị trường, ổn định doanh số tiêu thụ.
Đa dạng hóa vị trí địa lý (MUL) có mối quan hệ đồng biến với nguy cơ
phá sản của doanh nghiệp. Với việc hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, các thị
trường xuất khẩu truyền thống liên tục dựng lên các hàng rào kỹ thuật khắt khe
đi kèm với những vụ kiện chống bán phá giá đối với sản phẩm xuất khẩu đã
khiến các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đối diện với nhiều rủi ro.
Bên cạnh đó, nghiên cứu còn khám phá ra được các yếu tố khác cũng ảnh
hưởng mạnh đến nguy cơ phá sản của doanh nghiệp như: Tổng nợ trên Vốn chủ
sở hữu (TLSEQ), Tài sản ngắn hạn trên Tổng tài sản (CATA), Dòng tiền từ hoạt
động kinh doanh trên Tổng nợ (CFFOTL).
Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra một số kiến nghị liên quan đến
chiến lược đa dạng hóa nhằm mục đích giúp doanh nghiệp tránh được nguy cơ
phá sản trong tương lai và gợi ý những hướng nghiên cứu tiếp theo để giải quyết
những vấn đề mà luận văn còn hạn chế.
Trang vii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................iv
TÓM TẮT.............................................................................................................v
MỤC LỤC...........................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...............................................................................12
1.1. Lý do chọn đề tài........................................................................................12
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................14
1.3. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................15
1.4. Ý nghĩa thực tế của nghiên cứu .................................................................15
1.5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu....................................................................15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................17
2.1. Lý thuyết về đa dạng hóa ...........................................................................17
2.1.1. Khái niệm về đa dạng hóa ...................................................................17
2.1.2. Phân loại đa dạng hóa.........................................................................18
2.2. Lý thuyết về nguy cơ phá sản của doanh nghiệp.......................................25
2.2.1. Khái niệm về nguy cơ phá sản của doanh nghiệp ...............................25
2.2.2. Các chỉ số đo lường nguy cơ phá sản của doanh nghiệp....................26
Trang viii
2.3. Một số nghiên cứu thực nghiệm trước về đa dạng hóa và nguy cơ phá sản
của doanh nghiệp ..............................................................................................28
2.3.1. Nghiên cứu thực nghiệm trong nước ...................................................28
2.3.2. Nghiên cứu thực nghiệm tại nước ngoài .............................................30
2.3.3. So sánh đề tài của luận văn với các nghiên cứu trước........................35
2.4. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................36
2.5. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................37
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU.....................................................................................................................38
3.1. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................38
3.2. Mô tả mẫu nghiên cứu ...............................................................................40
3.3. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................41
3.4. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................43
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................53
4.1. Thống kê mô tả các biến ............................................................................53
4.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ....................................................56
4.3. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập bằng VIF.......58
4.4. Kiểm định lựa chọn mô hình nghiên cứu...................................................59
4.4.1. Kiểm định lựa chọn giữa FEM và REM ..............................................59
4.4.2. Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi ...............................62
Trang ix
4.4.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan...................................................63
4.5. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu...............................................................64
4.6. Thảo luận kết quả hồi quy..........................................................................67
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................78
5.1. Kết luận......................................................................................................78
5.2. Kiến nghị....................................................................................................79
5.3. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ...............................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................84
PHỤ LỤC............................................................................................................90
Phụ lục 1: Thống kê mô tả các biến..................................................................90
Phụ lục 2: Ma trận tương quan giữa các biến ...................................................90
Phụ lục 3: Hệ số phóng đại phương sai - VIF...................................................91
Phụ lục 4: Kiểm định Hausman ........................................................................91
Phụ lục 5: Hồi quy theo phương pháp FE.........................................................92
Phụ lục 6: Kiểm định Phương sai sai số thay đổi .............................................93
Phụ lục 7: Kiểm định tự tương quan.................................................................93
Phụ lục 8: Hồi quy theo Phương pháp GLS .....................................................94
Phụ lục 9: Danh sách các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam được sử
dụng trong nghiên cứu ......................................................................................95
Trang x
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến......................................................................53
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến..............................................57
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến của các biến độc lập ......................59
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Hausman ...............................................................61
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi..................63
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan bậc nhất.......................63
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy bằng phương pháp ước lượng GLS ..........................65