Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cuộc đấu tranh của Công an nhân dân chống các thế lực phản cách mạng ở Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1985
PREMIUM
Số trang
177
Kích thước
938.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
868

Cuộc đấu tranh của Công an nhân dân chống các thế lực phản cách mạng ở Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1985

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG

VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM

ĐỖ VĂN DŨNG

CUỘC ĐẤU TRANH CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN

CHỐNG CÁC THẾ LỰC PHẢN CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM

TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1985

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại

Mã số: 62 22 54 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hà

TS. Đỗ Văn Thuyết

HÀ NỘI- 2011

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu sử dụng để viết luận án là trung thực. Những kết luận trong luận án chưa

được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, 10-2011

Tác giả luận án

Đỗ Văn Dũng

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan 2

Mục lục 3

Danh mục các chữ viết tắt 5

3

MỞ ĐẦU 6

CHƢƠNG 1: CÔNG AN NHÂN DÂN ĐẤU TRANH GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH TÌNH

HÌNH MIỀN NAM SAU GIẢI PHÓNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, AN NINH TỔ

QUỐC ( 5-1975- 1979).

16

1.1. Đấu tranh chống các thế lực phản cách mạng nhằm ổn định an

ninh, trật tự ở miền Nam sau giải phóng. 16

1.1.1. Khái niệm về phản cách mạng, các thế lực phản cách mạng và quan

điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin, của Đảng về đấu tranh chống các thế lực

phản cách mạng ở Việt Nam. 16

1.1.2. Tổ chức đăng ký trình diện, phân loại, giáo dục cải tạo và trấn áp các

đối tượng và tổ chức phản cách mạng. 24

1.2. Phối hợp với quân đội bảo vệ chủ quyền và an ninh Tổ quốc ở

tuyến biên giới Tây Nam và tuyến biên giới phía Bắc. 37

1.2.1. Bảo vệ chủ quyền và an ninh Tổ quốc ở tuyến biên giới Tây Nam. 37

1.2.2. Bảo vệ chủ quyền và an ninh Tổ quốc ở tuyến biên giới phía Bắc. 50

CHƢƠNG 2: CÔNG AN NHÂN DÂN ĐẤU TRANH LÀM THẤT BẠI ÂM MƢU

VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THẾ LỰC PHẢN CÁCH MẠNG (1980- 1985). 62

2.1. Âm mƣu, hoạt động của các thế lực phản cách mạng và sự lãnh

đạo của Trung ƣơng Đảng, Bộ Nội vụ trong đấu tranh chống các thế

lực phản cách mạng. 62

2.1.1. Âm mưu, hoạt động mới của các thế lực phản cách mạng. 62

2.1.2. Sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và của Bộ Nội vụ trong đấu tranh

chống các thế lực phản cách mạng. 68

2.2. Đấu tranh làm thất bại âm mƣu và hoạt động của các thế lực phản

cách mạng, bảo vệ an ninh chính trị. 79

2.2.1. Tổ chức nắm tình hình, từng bước loại trừ các nhân tố gây rối chính

trị, gây bạo loạn. 79

2.2.2. Đấu tranh làm thất bại các hoạt động phá hoại tư tưởng, xâm nhập,

gây rối, bạo loạn vũ trang và làm tan rã nhiều tổ chức phản cách mạng. 84

CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CUỘC ĐẤU TRANH

CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN CHỐNG CÁC THẾ LỰC PHẢN CÁCH MẠNG Ở

4

VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1985. 111

3.1. Đặc điểm 111

3.1.1. Đấu tranh trong điều kiện đất nước hoà bình, kinh tế- xã hội rất khó

khăn; vừa khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa có chiến tranh xảy ra. 111

3.1.2. Cuộc đấu tranh diễn ra trong thế ta chủ động, lực lượng phản cách

mạng trong thế bị động câu kết với nước ngoài âm mưu hoạt động phá hoại

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 117

3.1.3. Sử dụng nhiều lực lượng tham gia đấu tranh, Công an nhân dân làm

nòng cốt, trong bối cảnh thế lực thù địch thực hiện "Diễn biến hoà bình". 123

3.2. Bài học kinh nghiệm 129

3.2.1. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc đường lối, chính sách của Đảng,

pháp luật Nhà nước trong đấu tranh chống các thế lực phản cách mạng; xác

định đúng đối tượng đấu tranh. 129

3.2.2. Dựa vào nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, sử

dụng kết hợp biện pháp nghiệp vụ công an trong đấu tranh chống các thế

lực phản cách mạng. 138

3.2.3. Chủ động xử lý mọi tình huống; tiến hành đồng bộ các mặt trận trong

đấu tranh chống các thế lực phản cách mạng. 146

KẾT LUẬN 155

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 157

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158

PHỤ LỤC 170

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ANCT An ninh chính trị

ANTQ An ninh Tổ quốc

5

CAND Công an nhân dân

CNĐQ Chủ nghĩa đế quốc

CNXH Chủ nghĩa xã hội

DBHB Diễn biến hoà bình

LLAN Lực lượng an ninh

XHCN Xã hội chủ nghĩa

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đấu tranh chống các thế lực phản cách mạng là cuộc đấu tranh giữa lực

lượng cách mạng và phản cách mạng. Thực chất cuộc đấu tranh này nhằm

làm thất bại các âm mưu và hoạt động của các thế lực phản cách mạng trong

và ngoài nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của

6

Tổ quốc, bảo vệ sự tồn tại, vững mạnh của nhà nước. Vì thế, trong quá trình

tồn tại và phát triển của mình, bất kỳ nhà nước XHCN nào cũng đều phải tiến

hành đấu tranh chống các thế lực phản cách mạng. Ngày 15-8-1960, Ban

Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt

Nam) ban hành Chỉ thị số 220- CT/TW “Về việc tích cực thi hành Chỉ thị số

186- CT/TW đẩy mạnh đấu tranh chống bọn phản cách mạng”, xác định:

“Công tác trấn áp phản cách mạng có một vị trí hết sức quan trọng. Nó nhằm

bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ thành quả của cách mạng, bảo vệ lợi

ích của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng thắng lợi” [144.35].

Với Đại thắng mùa Xuân 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

của quân và dân Việt Nam kết thúc thắng lợi, miền Nam hoàn toàn giải

phóng, đất nước thống nhất. Nhưng ngay sau đó, nhân dân ta đã phải đối mặt

với tình trạng đất nước vừa có hoà bình, vừa phải tiến hành cuộc chiến tranh

bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và phía Bắc. Trong khi đó, CNĐQ cùng

các thế lực phản cách mạng trong và ngoài nước câu kết với nhau thực hiện

âm mưu, hoạt động chống phá Việt Nam một cách toàn diện hòng phá hoại

công cuộc xây dựng xã hội mới của nhân dân ta, cao hơn là lật đổ chế độ, xoá

bỏ thành quả cách mạng. Tình hình đó tác động sâu sắc đến cuộc đấu tranh

trên mặt trận bảo vệ ANCT và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Cuộc đấu tranh

chống các thế lực phản cách mạng sau năm 1975 để bảo vệ ANCT ở Việt

Nam vẫn diễn ra gay go, quyết liệt.

Mỗi quốc gia là một bộ phận của thế giới, gắn chặt với quá trình vận

động và biến đổi chung của thế giới. Xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế

quốc tế đã trở thành phổ biến trong tình hình hiện nay. Lợi dụng cơ hội này,

các thế lực thù địch đang tiến công quyết liệt bằng hoạt động DBHB hòng

làm tan rã từ bên trong, từng bước xoá bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam. Cuộc

đấu tranh chống các thế lực phản cách mạng đang đứng trước những yêu cầu

7

mới và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự bền vững của chế độ chính trị,

với vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự bình yên, hạnh phúc của nhân

dân Việt Nam. Sự vững mạnh về chính trị và việc đảm bảo chắc chắn quốc

phòng và an ninh sẽ góp phần to lớn vào sự tăng trưởng kinh tế. Kinh nghiệm

rút ra ở Việt Nam cũng như một số nước khác trên thế giới là nếu không đảm

bảo giữ vững được an ninh quốc gia: “Thì không giữ được độc lập và phát

triển kinh tế một cách có hiệu quả” [126.97]. Trong hoàn cảnh mới, với bản

chất phản động cố hữu, kẻ thù thường xuyên điều chỉnh phương thức hoạt

động, âm mưu thủ đoạn chống phá ta. Do đó, việc nghiên cứu âm mưu, hoạt

động chống phá của các thế lực phản cách mạng trên lĩnh vực ANCT không

chỉ xuất phát từ mục đích nhận thức và hiểu rõ kẻ thù, mà còn xuất phát từ

yêu cầu nhiệm vụ của công tác bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay.

Để ngăn chặn kịp thời và đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn

hoạt động chống phá của kẻ thù, trước hết phải hiểu và nắm chắc kẻ thù. Chỉ

có trên cơ sở nắm chắc, nhận thức rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn hoạt động

của kẻ thù, chúng ta mới có cơ sở để đưa ra những chủ trương, giải pháp,

phương thức đấu tranh đúng, tiến công địch kịp thời và mới giành được thắng

lợi. Vì vậy, nghiên cứu, vạch rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống

phá của các thế lực phản cách mạng và làm rõ hoạt động đấu tranh của lực

lượng CAND, từ đó nêu những đặc điểm và bài học kinh nghiệm nhằm nâng

cao chất lượng, hiệu quả cuộc đấu tranh chống DBHB trên lĩnh vực ANCT,

đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, là việc làm cấp thiết hiện nay. Hơn nữa,

thực tiễn cuộc đấu tranh của CAND chống các thế lực phản cách mạng từ

năm 1975 đến năm 1985 đặt ra sự cần thiết phải nghiên cứu và rút ra những

bài học kinh nghiệm, nhằm góp phần giải quyết những vấn đề cơ bản trong

cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện tại và mai sau. Về

chủ quan, là một cán bộ đang công tác trong lực lượng công an, trực tiếp

8

nghiên cứu lịch sử công an thời kỳ sau năm 1975 đã tạo động lực, thôi thúc

nghiên cứu sinh thực hiện đề tài. Việc nghiên cứu đề tài này, vì thế còn mang

ý nghĩa thực tiễn đối với nghiên cứu sinh. Với những lý do trên, nghiên cứu

sinh chọn vấn đề Cuộc đấu tranh của Công an nhân dân chống các thế lực

phản cách mạng ở Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1985 làm đề tài luận án

tiến sĩ.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Về đấu tranh chống các thế lực phản cách mạng ở Việt Nam, đến nay đã

có nhiều công trình của cá nhân và tập thể nghiên cứu, công bố rộng rãi hoặc

lưu hành nội bộ. Những công trình này được công bố dưới nhiều hình thức

như: Sách nghiên cứu, bài viết đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa

học, đề tài tổng kết lịch sử, luận văn, luận án. Trong quá trình tập hợp tài liệu

để nghiên cứu đề tài, nghiên cứu sinh thấy nổi lên một số bài viết, công trình

đáng chú ý. Có thể tổng hợp các tài liệu đó thành 3 nhóm cơ bản như sau:

- Nhóm thứ nhất, là sách chuyên khảo: Tổng kết công tác đấu tranh

chống phản cách mạng (1930-1964) của Ban Nghiên cứu tổng kết Bộ Công

an, 1969; Một số vấn đề về đấu tranh chống phản cách mạng của Trần Quốc

Hoàn, Viện Nghiên cứu Khoa học Công an, 12-1975; Một số vấn đề về âm

mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của bọn phản động và công tác đấu

tranh của ta, Cục Trinh sát Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng,

1982; Mấy vấn đề về đấu tranh chống phản cách mạng sau ngày miền Nam

hoàn toàn giải phóng, tác giả Viễn Chi, Nhà xuất bản CAND, 1983. Do trình

bày trong phạm vi rộng về những vấn đề lý luận, nghiệp vụ công an và âm

mưu của các đối tượng phản động, nên các tác giả chưa nghiên cứu sâu hoạt

động của CAND đấu tranh chống các thế lực phản cách mạng ở Việt Nam từ

năm 1975 đến năm 1985.

9

- Nhóm thứ hai, là những bài nghiên cứu về đấu tranh chống các thế lực

phản cách mạng liên quan trực tiếp đến nội dung luận án được đăng trên các

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Công an và Tập san Toà án nhân dân.

Tạp chí Nghiên cứu khoa học Công an có: “Tăng cường giáo dục cải tạo

trên mặt trận đấu tranh chống phản cách mạng, giữ gìn trật tự, an ninh” (9-

1976) và “Tìm hiểu quan điểm tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về pháp

luật trấn áp phản cách mạng”, tác giả Đào Văn Giảng (11-1985); “Về việc đấu

tranh phòng và chống bạo loạn phản cách mạng trong tình hình mới”, tác giả

Hoài Viễn (33-1977); “Tình hình bắt, giam giữ, xử lý các đối tượng phản cách

mạng ở các tỉnh biên giới phía Bắc trước và sau chiến sự (17-2-1979)”, tác giả

Xuân Công, 1980; “Nắm vững tinh thần nhân đạo cách mạng của Chủ tịch Hồ

Chí Minh để làm tốt công tác đấu tranh chống phản cách mạng”, tác giả Phạm

Minh (51-1981); “Suy nghĩ về vấn đề nghiên cứu chuyên đề dân tộc trong

công tác đấu tranh chống bọn phản cách mạng lợi dụng các dân tộc thiểu số”,

tác giả Nông Lưu (9-1985); “Một số bài học đấu tranh chống phản cách

mạng, bảo vệ chính quyền nhân dân” (7-2001), tác giả Kông Tư…

Tập san Toà án nhân dân có: “Tăng cường công tác pháp chế trong

ngành công an nhằm bảo đảm cho cuộc đấu tranh chống phản cách mạng và

tội phạm khác, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự xã hội thêm vững mạnh”, tác

giả Ngọc Thuý (4-1975); “Một số ý kiến về công tác trấn áp phản cách mạng

ở các tỉnh phía Nam” (6-1977) và “25 năm ngành Toà án nhân dân phục vụ

công tác đấu tranh trấn áp phản cách mạng”, tác giả Hà Phạm Khánh (5-

1985). Những bài nghiên cứu trên đã góp phần quan trọng để nghiên cứu về

cuộc đấu tranh chống các thế lực phản cách mạng ở Việt Nam cả phương diện

lý luận và thực tiễn.

Nhóm thứ ba, là các luận văn, luận án, đề tài khoa học, kỷ yếu hội thảo

khoa học. Luận văn Thạc sĩ Triết học Nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc

10

đấu tranh chống diễn biến hoà bình lĩnh vực tư tưởng, văn hoá của Đào Duy

Quát. Những luận án Tiến sĩ Lịch sử nghiên cứu về cuộc đấu tranh chống

phản cách mạng dưới góc độ lịch sử Đảng: Đảng lãnh đạo nhân dân ta đấu

tranh chống phản cách mạng trên địa bàn Hà Nội thời kỳ 1945-1946 của

Phùng Đức Thắng, 1993; Vấn đề xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân

trong những năm 1975-1990 của Nguyễn Trọng Phúc, 1991. Đề tài Tổng kết

lịch sử Công tác tập trung giáo dục cải tạo đối tượng xâm phạm an ninh quốc

gia của Tổng cục An ninh- Bộ Công an, chủ nhiệm PGS.TS. Trần Đại Quang,

2005. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Công an nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp

đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 1954-1975, nhân dịp kỷ

niệm 30 năm giải phóng miền Nam (30-4-1975- 30-4-2005). Những tác phẩm

trên đã nghiên cứu sâu sắc vấn đề đấu tranh bảo vệ chính quyền dân chủ nhân

dân, nêu một số kết quả công tác tập trung giáo dục cải tạo đối tượng xâm

phạm an ninh quốc gia- một trong những biện pháp đấu tranh hiệu quả chống

các đối tượng và tổ chức phản cách mạng ở Việt Nam. Nội dung cơ bản và số

liệu, dẫn chứng cho những luận điểm nêu ra trong luận án, nằm rải rác trong

các công trình trên, đã được nghiên cứu sinh thu thập, xử lý để viết luận án.

Như vậy, đã có một số công trình của các tác giả nghiên cứu về cuộc đấu

tranh chống các thế lực phản cách mạng nói chung và đạt được một số kết quả

nhất định. Những kết quả đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu sinh

trong công tác sưu tầm tư liệu, tham khảo thực hiện viết luận án. Tuy nhiên,

cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu riêng về cuộc đấu tranh chống

các thế lực phản cách mạng, đặc biệt là những hoạt động cụ thể của lực lượng

CAND trong việc nắm tình hình địch, lập kế hoạch đấu tranh, sử dụng các

biện pháp nghiệp vụ đấu tranh phù hợp, hiệu quả để làm thất bại âm mưu và

hoạt động của các thế lực phản cách mạng ở Việt Nam. Kế thừa có chọn lọc

kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận án hướng vào tập trung

11

nghiên cứu một cách hệ thống cuộc đấu tranh của CAND chống các thế lực

phản cách mạng ở Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1985.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích:

Mục đích của luận án nhằm làm rõ những vấn đề sau:

Một là, xác định rõ những âm mưu, hoạt động của các thế lực phản cách

mạng chống Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1985.

Hai là, lực lượng CAND vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của

Đảng và sử dụng kết hợp các biện pháp nghiệp vụ trong đấu tranh chống các

thế lực phản cách mạng ở Việt Nam.

Ba là, vị trí, vai trò cuộc đấu tranh của CAND chống các thế lực phản

cách mạng ở Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1985 góp phần giữ vững sự ổn

định về ANCT, bảo vệ vững chắc chế độ và Tổ quốc Việt Nam XHCN và

đảm bảo cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam.

3.2. Nhiệm vụ:

- Tìm hiểu, làm rõ thêm về khái niệm phản cách mạng, các thế lực phản

cách mạng, gián điệp, phản động. Phân tích một số luận điểm cơ bản của Chủ

nghĩa Mác- Lênin về cách mạng và phản cách mạng; tư tưởng Hồ Chí Minh,

chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc lãnh đạo CAND đấu

tranh chống các thế lực phản cách mạng ở Việt Nam. Có thể xem đây là

nhiệm vụ làm rõ về phương diện lý luận của luận án.

- Trên cơ sở trình bày hoàn cảnh lịch sử cách mạng Việt Nam sau năm

1975, phân tích những nhân tố tác động đến cuộc đấu tranh chống các thế lực

phản cách mạng ở Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1985;

- Miêu tả hoạt động cụ thể của CAND đấu tranh chống các thế lực phản

cách mạng ở Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1985. Đồng thời làm rõ các đặc

điểm, bài học kinh nghiệm cuộc đấu tranh góp phần chống DBHB của các thế

12

lực thù địch để bảo vệ ANCT ở Việt Nam. Có thể xem đây là nhiệm vụ về

phương diện thực tiễn của luận án.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm các vấn đề sau:

- Những tác động của hoàn cảnh lịch sử đến cuộc đấu tranh chống các

thế lực phản cách mạng ở Việt Nam;

- Nội dung chính trong đường lối của Đảng đấu tranh chống các thế lực

phản cách mạng ở Việt Nam;

- Hoạt động đấu tranh của lực lượng CAND chống những đối tượng và

tổ chức phản cách mạng ở Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1985, trong đó đặc

biệt chú ý đến các vấn đề như nắm tình hình địch, tổ chức lực lượng đấu

tranh, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh;

- Những thành tựu đạt được trong cuộc đấu tranh chống các thế lực phản

cách mạng ở Việt Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:

Về thời gian: Cuộc đấu tranh của CAND chống các thế lực phản cách

mạng ở Việt Nam được đề cập nghiên cứu chủ yếu từ sau khi kết thúc cuộc

kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, miền Nam hoàn toàn được giải phóng (từ

tháng 5-1975 đến năm 1985). 10 năm đầu (1975-1985) là thời kỳ lịch sử bước

ngoặt của dân tộc kể từ khi Đảng ra đời: Đất nước thống nhất, cùng thực hiện

một nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong thời gian

này, Việt Nam tập trung vào nhiệm vụ khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả

chiến tranh; các lực lượng vũ trang nỗ lực trên mặt trận đấu tranh chống các

thế lực phản cách mạng, góp phần giành nhiều thắng lợi trong chiến tranh bảo

vệ Tổ quốc ở tuyến biên giới Tây Nam và tuyến biên giới phía Bắc và làm

tròn nghĩa vụ quốc tế trong tình hình mới.

13

+ Mốc 1985: Trong lĩnh vực an ninh, nếu như trước đây, chúng ta quan

niệm các tội phản cách mạng là các tội trực tiếp xâm phạm ANCT, là các tội

chính trị, thì sau khi Bộ Luật Hình sự ra đời (năm 1985), chúng ta quan niệm

rõ hơn về các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Sau năm 1985, Bộ Luật Hình

sự không đưa ra khái niệm tội phản cách mạng nữa mà đưa ra khái niệm tội

đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia. Luận án dừng phạm vi

nghiên cứu đến năm 1985 cho phù hợp với việc dùng khái niệm phản cách

mạng.

- Về không gian: Cuộc đấu tranh của CAND chống các thế lực phản cách

mạng diễn ra trong lãnh thổ Việt Nam, chủ yếu ở miền Nam Việt Nam.

5. Nguồn tài liệu, cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tài liệu: Tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mác- Lênin và

Chủ tịch Hồ Chí Minh; văn kiện của Đảng và Nhà nước lãnh đạo lực lượng

công an đấu tranh chống các thế lực phản cách mạng; những bài viết của lãnh

đạo Đảng, Nhà nước. Nghị quyết, chỉ thị của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an),

những bài viết của lãnh đạo Bộ Nội vụ, các hồ sơ phục vụ chuyên án, tài liệu

báo cáo tổng kết công an các tỉnh, hồi ký của công an lão thành được lưu trữ ở

Bộ Công an; những công trình sử học, công trình chuyên khảo của các nhà

nghiên cứu sử học trong các học viện, viện nghiên cứu. Sách, báo, tạp chí

trong và ngoài lực lượng công an có liên quan đến nội dung luận án; các tài

liệu của địch đã được phân tích, đánh giá và so sánh với các tư liệu khác nhau,

trên cơ sở đó rút ra những thông tin xác thực phục vụ cho việc tham khảo,

nghiên cứu.

Nghiên cứu sinh đã sưu tầm số lượng tư liệu để đảm bảo cho việc thực

hiện viết luận án. Đây là những tư liệu phản ánh từng mặt vấn đề nghiên cứu

được trích ghi tóm tắt nội dung cần thiết sử dụng vào minh chứng cho các

luận điểm nêu trong luận án. Nội dung các tư liệu nêu trên phản ánh bản chất

14

cuộc đấu tranh của CAND chống các thế lực phản cách mạng ở Việt Nam và

đảm bảo chính xác. Đối với những tư liệu có xuất sứ không rõ ràng, nội dung

và số liệu có vấn đề mâu thuẫn với tài liệu khác, hoặc có những vấn đề nghi

vấn đã được nghiên cứu sinh so sánh, đối chiếu với tư liệu khác thông qua các

nhân chứng lịch sử, qua toạ đàm và hội thảo khoa học. Đối với tư liệu có

những chỗ sai sót hoặc có những chi tiết còn thiếu đã được nghiên cứu sinh

chỉnh sửa lại, bổ sung, chỉnh lý và hiệu đính. Những tư liệu trên giúp ích cho

nghiên cứu sinh tham khảo để viết luận án.

5.2. Cơ sở lý luận:

Trong quá trình nghiên cứu, luận án triệt để vận dụng lý luận của Chủ

nghĩa Mác- Lênin về cách mạng, phản cách mạng và đấu tranh chống các thế

lực phản cách mạng; tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh tự bảo vệ cách

mạng. Luận án bám sát đường lối, chính sách thể hiện qua chỉ thị, nghị quyết

về đấu tranh chống các thế lực phản cách mạng trong các văn kiện Đảng từ

Đại hội III, Đại hội IV đến Đại hội V, coi đây là nguồn cung cấp những căn

cứ lý luận, định hướng tư tưởng; là chỗ dựa chủ yếu và quan trọng trong khi

phân tích. Ngoài ra, các tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước

và của Bộ Nội vụ cũng có ý nghĩa lý luận đối với những vấn đề được đề cập

trong luận án. Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà nghiên

cứu trong và ngoài nước được in, dịch thành sách hoặc công bố trên báo, tạp

chí có liên quan đến luận án được khai thác sử dụng làm cơ sở cho việc

nghiên cứu.

5.3. Phương pháp nghiên cứu:

Luận án sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp phương pháp logich,

xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu.

Trong toàn bộ luận án, sau khi hệ thống lại toàn bộ các sự kiện lịch sử đã

sưu tầm được và sắp xếp theo chủ đề của chương, tác giả luận án tiến hành

15

phân tích, đánh giá các sự kiện để từ đó rút ra những nhận định và khái quát

thành kết luận của từng chương. Từ kết luận các chương, tác giả tổng hợp

thành những vấn đề chung nhất, trình bày khái quát và trên cơ sở đó rút ra kết

luận chung của luận án.

Tiếp xúc với chuyên gia: Thông qua hình thức trao đổi, trò chuyện với

các chuyên gia, lấy nhận xét phản biện hoặc phỏng vấn để khai thác, kiểm

chứng những thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu.

6. Đóng góp của luận án:

Một là, phục dựng lại một cách hệ thống về cuộc đấu tranh, trong đó lực

lượng CAND đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, đấu tranh mưu trí,

dũng cảm làm thất bại âm mưu, hoạt động của các tổ chức phản cách mạng ở

Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1985, thông qua đó tuyên truyền trong cán

bộ, chiến sĩ công an và nhân dân ý thức, trách nhiệm đối với sự nghiệp bảo vệ

an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội;

Hai là, khái quát lên một số đặc điểm và bài học kinh nghiệm về đấu

tranh chống các thế lực phản cách mạng giai đoạn này, góp phần vào thực tiễn

đấu tranh chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch ở trong và ngoài

nước hiện nay;

Ba là, cung cấp tư liệu về lĩnh vực an ninh cho việc nghiên cứu, giảng

dạy lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng Việt Nam.

7. Kết cấu của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công

trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham

khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 3 chương, 6 tiết.

Chương 1: Công an nhân dân góp phần ổn định tình hình miền Nam

sau giải phóng và bảo vệ chủ quyền, an ninh Tổ quốc (5-1975- 1979).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!