Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cuộc đấu tranh chống
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ- HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2008-2009
TÊN ĐỀ TÀI:
CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG DIỄN BIẾN
HÒA BÌNH Ở TÂY NGUYÊN
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Mã số: B.08- 29
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Hoài Phương
Thư ký đề tài: Th.S Nguyễn Thị Lệ Thủy
Cơ quan chủ trì: Học viện Chính trị - Hành chính khu vực
III
7491
21/8/2009
Đà Nẵng, tháng 6 năm 2009
DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA
NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI
1.TS Nguyễn Thị Hoài Phương: Phó trưởng khoa tư tưởng Hồ Chí Minh-Học viện CT-HC
khu vực III (chủ nhiệm đề tài)
2. Th.s Nguyễn Thị Lệ Thủy : Giảng viên khoa chính trị học, Học viện CT-HC khu vực III
(Thư ký đề tài)
3.PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn: Giám đốc Học viện CT-HC khu vực III
4. PGS.TS Trương Minh Dục: Phó Giám đốc Học viện CT-HC khu vực III
5. PGS.TS Hồ Tấn Sáng: Trưởng khoa chính trị học, HV CT-HC KV III
5. PGS.TS Phạm Hảo: Nguyên Giám đốc HVCT-HC KV III
6.PGS.TS Nguyễn Văn Nam: Trưởng khoa CNXHKH, HV CT-HC KV III
7. TS. Trần Quốc Long: Trưởng khoa tư tưởng Hồ Chí Minh, HVCT-HC KV III
8. PGS.TS Phạm Thanh Khiết: Nguyên trưởng khoa kinh tế phát triển, HV CT-HC KV III
9. Th.s Nguyễn Mậu Linh: Giảng viên khoa tư tưởng Hồ Chí Minh, HV CT-HC KV III
10.Trần Kỳ Rơi: Phó giám đốc Công an tỉnh Đắc Lắc
11. Nguyễn Thị Minh Vẻ: Trưởng Ban công tác nữ, Công an tỉnh Đắc Lắc
12. Nguyễn Văn Thái: Trưởng phòng điều tra, Công an tỉnh Kon Tum
13. Nguyễn Ngọc Doãn; Công an tỉnh Kon Tum
14. Nguyễn Văn Uấn: Công an tỉnh Gia Lai
15. Nay Đô: Phó giám đốc Công an tỉnh Đắc Nông
16. Lê Văn Phục: Giảng viên khoa CNXHKH, HV CT-HC KV III
17. Hoàng Thị Diệu Linh: Đại học Đà Lạt
18. Nguyễn Thị Minh Sơn: Chuyên viên huyện Ủy Chư Sê- Gia Lai.
CHỮ VIẾT TẮT
Campuchia: CPC
Hệ thống chính trị: HTCT
Chủ nghĩa xã hội: CNXH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: CNH - HĐH
An ninh chính trị: ANCT
An ninh trật tự: ANTT
Chủ nghĩa xã hội: CNXH
Chủ nghĩa tư bản: CNTB
Đồng bào dân tộc thiểu số: ĐBDTTS
Dân tộc thiểu số: DTTS
Đạo Tin lành: DTL
Tin lành Đê ga: TL ĐG
Diễn biến hòa bình: DBHB
Chủ nghĩa đế quốc: CNĐQ
Cơ sở hạ tầng: CSHT
Định canh, định cư: ĐC- ĐC
Hội thánh Tin lành Việt Nam: HTTLVN
Niệm phật đường: NP Đ
Trung tâm cụm xã: TTCX
Ủy ban nhân dân: UBND
Trung học cơ sở: THCS
Phổ thông trung học: PHTH
Trật tự an toàn xã hội: TTATXH
Bảo vệ an ninh tổ quốc: BVANTQ
An ninh quốc phòng: ANQP
An ninh quốc gia: ANQG
Trật tự xã hội: TTXH
Giáo hội phật giáo: GHPGVN
Gia đình phật giáo: GĐPT
Phật giáo việt nam thống nhất: PGVNTN
Tổ chức Liên hiệp Cơ đốc và truyền giáo: CMA
Thu nhâph quốc nội: GDP
Đại biểu quốc hội: ĐBQH
Mặt trận thống nhất đấu tranh của các sắc tộc bị áp bức: FULRO
Mặt trận giải phóng cao nguyên của người thượng: FULRO Đê ga
Hội người thượng Đêga: MDA
Tổ chức phi chính phủ: NGO
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang
1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 4
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 9
3.1. Mục tiêu 9
3.2. Nhiệm vụ của đề tài 9
4. Phương pháp nghiên cứu 9
5. Những đóng góp của đề tài 9
6. Kết cấu của đề tài 9
CHƯƠNG I: TÂY NGUYÊN TRONG CHIẾN LƯỢC “DIỄN
BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC
11
1.1.Vị trí Tây Nguyên trong chiến lược “diễn biến hoà bình” của
chủ nghĩa đế quốc
11
1.1.1. Vài nét về tầm quan trọng chiến lược của khu vực Tây Nguyên
trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
11
1.1.2. Các nhân tố mà các thế lực thù địch lợi dụng để thực hiện chiến
lược “diễn biến hoà bình” ở Tây Nguyên
12
1.1.2.1. Tây nguyên – đặc điểm tự nhiên, địa lý 12
1.1.2.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội, văn hóa 18
1.2. Âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” ở Tây nguyên thời
gian qua
28
1.2.1. Khái quát về âm mưu “diễn biến hòa bình” đối với nước ta của
chủ nghĩa đế quốc hiện nay.
28
1.2.2. Hoạt động “diến biến hòa bình” ở Tây Nguyên thời gian qua. 32
1.2.2.1. Hoạt động “diến biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị- tư tưởng 32
1.2.2.2. Lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của chúng ta trong thực hiện
chính sách dân tộc ở Tây Nguyên của các lực lượng thù địch để thực hiện
“diễn biến hoà bình”
35
1.2.2.3. Những thủ đoạn hoạt động diễn biến hoà bình của các thế lực
thù địch thông qua lợi dụng vấn đề Fulrô
37
1.2.2.4. Việc lợi dụng vấn đề tôn giáo để truyền đạo Tin Lành trái phép
- một trong những thủ doạn diễn biến hoà bình ở Tây Nguyên
45
1.2.2.5.Những biểu hiện của “Diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực văn
hoá - xã hội.
49
1.2.2.6. Lợi dụng những yếu kém, và hạn chế trong kinh tế ở Tây
Nguyên để hoạt động “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch
51
CHƯƠNG II: ĐẤU TRANH CHỐNG DIỄN BIẾN HÒA BÌNH Ở
TÂY NGUYÊN THỜI GIAN QUA – KẾT QUẢ VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ DẶT RA
59
2.1.Kết quả của cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”ở Tây
Nguyên thời gian qua
59
2.1.1.Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và cấp uỷ địa phương trong cuộc
đấu tranh chống “diễn biến hoà bình” ở Tây Nguyên.
59
2.1.1.1.Nhận diện âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù
địch ở Tây Nguyên
59
2.1.1.2. Đề ra và thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết, chính sách
đúng đắn về phát triển kinh tế - xã hội, chống âm mưu diễn biến hòa bình
ở các tỉnh Tây Nguyên.
61
2.1.2. Kết quả đạt được trong cuộc đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa
bình” ở Tây Nguyên; những hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra
71
2.1.2.1. Kết quả đạt được 71
2.1.2.2. Những hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong cuộc đấu tranh
chống âm mưu ‘diễn biến hoà bình” ở Tây Nguyên
87
2.1.2.3.Những vấn đề đặt ra trong cuộc đấu tranh chống âm mưu “diễn
biến hoà bình” ở Tây Nguyên hiện nay
91
2.2. Một số kinh nghiệm từ cuộc đấu tranh chống “diễn biến hoà
bình” ở Tây Nguyên
94
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM CHỐNG
“DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH” CỦA CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC TRÊN ĐỊA
BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN
101
3.1. Những dự báo tình hình và tình huống có thể xảy ra trong cuộc
đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” ở Tây nguyên thời gian tới.
101
3.1.1. Dự báo tình hình trong thời gian tới 101
3.1.2. Dự báo các tình huống có thể xảy ra trong cuộc đấu tranh chống
“diễn biến hòa bình” ở Tây Nguyên thời gian tới 113
3.2. Những giải pháp cơ bản góp phần đánh thắng chiến lược “diễn
biến hoà bình” trên địa bàn Tây Nguyên thời gian tới.
114
3.2.1. Coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng 115
3.2.2. Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh từ tỉnh đến cơ
sở, đủ sức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và chủ động giải quyết các vấn
đề phát sinh từ cơ sở
121
3.2.3. Bảo đảm an ninh, chính trị, đấu tranh bóc gỡ tận gốc các tổ chức
Fulro hoạt động ngầm, kích động biểu tình bạo loạn
126
3.2.4. Đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho nhân dân, giải quyết nhanh và có hiệu quả những vấn đề
xã hội bức xúc trong nhân dân
130
3.2.5. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác dân tộc, tôn
giáo trên điạ bàn Tây Nguyên trong thời gian tới
136
3.2.6. Đẩy mạnh công tác dân vận 143
3.2.7. Nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là cán
bộ người dân tộc thiểu số
148
3.2.8. Thực hiện hiệu quả chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng, tranh
thủ thu hút đầu tư phát triển, có biện pháp quản lý tốt các đoàn lâm thời du
lịch nước ngoài đúng chính sách, pháp luật bảo đảm an ninh trật tự
149
3.3. Một số kiến nghị liên quan đến cuộc đấu tranh chống “diễn
biến hòa bình” ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay
150
3.3.1. Kiến nghị đối với Đảng và Nhà nước 151
3.3.2. Kiến nghị với Đảng, chính quyền các tỉnh Tây Nguyên 152
KẾT LUẬN 162
Tài liệu tham khảo 173
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng và
Đăk Nông. Có diện tích tự nhiên 5447,4 nghìn ha, chiếm 17,5% diện tích cả
nước, lớn gấp 1,4 lần diện tích các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tây Nguyên
là khu vực rộng lớn có vị trí quan trọng về kinh tế và an ninh quốc phòng đối với
Việt Nam. Trong hàng chục năm nay, sự di cư ồ ạt của nhiều người, nhiều cộng
đồng dân tộc từ nhiều vùng miền khác nhau đến Tây Nguyên lập nghiệp đã làm
cho dân số và thành phần dân tộc của vùng thay đổi nhanh chóng. Theo thống kê
mới nhất, trên mảnh đất Tây Nguyên đang có 43 dân tộc anh em cùng chung
sống, trong đó người Kinh chiếm 65,8%, tiếp đến là các dân tộc thiểu số khác
như Ba Na, Ê Đê, Mnông, Gia Jai, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Brâu... Vì thế, có thể
nói Tây Nguyên là vùng đa màu sắc văn hoá tộc người, khá phong phú, phức tạp
về phương diện tín ngưỡng- tôn giáo và nhiều màu sắc nhất ở Việt Nam.
Trong lịch sử, Tây Nguyên là vùng đất hào hùng, giàu truyền thống cách
mạng, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trước
đây. Sống trên mảnh đất hùng vĩ bao đời, đồng bào các dân tộc ở đây đã chung
sức, đồng lòng tạo dựng nên một nền văn hóa hết sức phong phú và đậm đà bản
sắc dân tộc, với những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể nổi tiếng và kho tàng
văn học dân gian hết sức đặc sắc. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có tinh
thần đoàn kết, cần cù, chịu khó và tương thân tương ái, yêu thương con người,
thiên nhiên, đất nước, chuộng hòa bình nhưng anh dũng bất khuất trong đấu
tranh chống giặc ngoại xâm.
Tây Nguyên không chỉ là vùng có tiềm năng to lớn cho sự phát triển kinh
tế, nơi ẩn chứa nhiều nhân tố nội sinh cho sự phát triển văn hoá tinh thần, phát
triển xã hội nói chung mà đây cũng là vùng trọng điểm trong chiến lược quốc
phòng, an ninh quốc gia. Với trên 580 km đường biên giới với Lào và
Campuchia, Tây Nguyên là địa bàn được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư,
2
xây dựng để cùng hoà nhập với tiến trình phát triển chung của đất nước, mặt
khác, cũng vì lẽ đó Tây Nguyên trở thành vùng trọng yếu, nhạy cảm mà các thế
lực đế quốc, phản động nhòm ngó, rắp tâm thực hiện cài cắm xây dựng lực
lượng, tạo dựng các "phong trào" nhằm chống phá công cuộc phát triển kinh tế,
xã hội, chống phá chế độ...
Từ sau ngày miền Nam được giải phóng, cả nước thống nhất, Đảng và
Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để đầu tư, xây dựng, phát triển
kinh tế, xã hội Tây Nguyên. Trên cơ sở đó, các cấp bộ đảng, chính quyền địa
phương đã phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị các cấp để lãnh đạo, chỉ
đạo và tạo dựng nhiều điều kiện cần thiết cho mọi người dân lao động, mọi tầng
lớp dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên hoà nhập, thích nghi với
lối sống mới, chế độ mới. Đặc biệt từ ngày đổi mới đến nay, nhịp điệu cuộc
sống, cách thức sản xuất, làm ăn của nhiều nhóm cư dân, nhiều chủ thể sản xuất,
kinh doanh trong vùng đã thực sự khởi sắc, năng động, sáng tạo và làm ăn ngày
càng có hiệu quả... Phần lớn đồng bào các dân tộc thiểu số ở các buôn làng đã
định canh, định cư, thực hiện thâm canh sản xuất hàng hoá. Rất nhiều trang trại,
nhiều vùng sản xuất tập trung cà-fê, cao su, dâu tằm, cây ăn quả, cây lương
thực... hình thành, phát triển đạt hiệu quả kinh tế hàng hoá cao. Nhiều phố mới,
làng mới, nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng, phát triển làm cho bộ mặt Tây
Nguyên hiện nay liên tục được thay da, đổi thịt theo dáng dấp của xã hội đang
trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhờ đó đời sống vật chất và tinh
thần của đa số tầng lớp dân cư ở Tây Nguyên được nâng lên rõ rệt so với thời kỳ
trước đổi mới
Tuy vậy, cũng cần nói thêm một thực tế khác, do nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan khác nhau, nhìn tổng thể sự phát triển của các tỉnh Tây
Nguyên vẫn chưa hoàn toàn vững chắc, nhiều vấn đề bức xúc của đời sống kinh
tế, văn hoá, xã hội và đặc biệt là những vấn đề chính trị - xã hội phức tạp, nhạy
cảm vẫn đang tiềm ẩn sự "bùng nổ". Trong quá trình thực hiện chính sách dân
tộc của Đảng ở các tỉnh Tây Nguyên thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế,
khuyết điểm. Kinh tế vùng sâu, vùng xa chậm phát triển, đời sống đồng bào dân
tộc còn nhiều khó khăn, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội không đồng
3
bộ, đội ngũ cán bộ dân tộc, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý mặc dù được sự
quan tâm đào tạo nhưng vẫn còn thiếu và yếu. Thiếu những cán bộ có năng lực
tổ chức thực tiễn để lãnh đạo sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc
thiểu số. Do trình độ hạn chế của đội ngũ cán bộ nên đường lối, nghị quyết, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chậm đi vào cuộc sống. Vì vậy, sự
phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn chậm, chưa tương
xứng với tiềm năng, công sức của nhân dân và sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước. Nhiều vùng còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, tình trạng tranh chấp
đất đai, diễn ra thường xuyên, làm cho công tác quản lý hành chính gặp nhiều
khó khăn, quan hệ dân tộc càng phức tạp. Mặt khác, quá trình phát triển kinh tế
thị trường làm cho sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, nhất là
giữa người kinh và người dân tộc thiểu số tại chổ càng lớn. Đó là những nguyên
nhân xuất hiện tư tưởng bài kinh, làm cho khối đoàn kết dân tộc bị tổn thương.
Trong lĩnh vực an ninh, trật tự - an toàn xã hội đã và đang nẩy sinh khá
nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc, trong đó tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định
về Chính trị -xã hội, tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của vùng Tây
Nguyên. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, cùng với những biến đổi trên
các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa, sự thay đổi của cơ sở hạ tầng kéo theo
những biến đổi của kiến trúc thượng tầng, trong đó có tín ngưỡng tôn giáo. Nhu
cầu tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào các dân tộc thiểu số cũng có những thay
đổi. Lợi dụng tình hình đó, các thế lực thù địch đẩy mạnh tuyền đạo Tin Lành
trái phép vào vùng các đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên. Âm mưu và thủ đoạn
của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để lừa phỉnh, lôi kéo, mua chuộc, kích
động, gây chia rẽ, ly khai hòng gây bạo loạn lật đổ, chống phá cách mạng, đe
dọa an ninh quốc gia, phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ
quốc của nhân dân ta.
Trong những năm gần đây, các tổ chức tôn giáo, đặc biệt là đạo Tin Lành
tăng cường các hoạt động truyền giáo, lôi kéo, phát triển tín đồ trong đồng bào
dân tộc thiểu số. Đạo Tin Lành đã bành trướng rất nhanh trong đồng bào các dân
tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý ở đây là, cùng với hoạt
động truyền bá đạo Tin Lành, thời gian qua đã có nhiều hoạt động lợi dụng tôn
4
giáo của các thế lực thù địch trong và ngoài nước chống phá Việt Nam. Núp
bóng cái gọi là “Tin Lành Đề Ga”, chúng âm mưu thành lập một “nhà nước Đề
Ga tự trị”, chúng đã cài cắm, phát triển các cơ sở, tổ chức các hoạt động biểu
tình, bạo loạn. Các sự kiện diễn ra vào tháng 02 năm 2001 và tháng 04 năm
2004 ở các tỉnh Tây Nguyên (tập trung là những sự biến xảy ra ở 2 tỉnh Gia Lai
và Đăk Lăk) là một trong những loại tình huống chính trị-xã hội cụ thể phản ánh
tính chất phức tạp, nhạy cảm trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc, tôn giáo ở
Tây Nguyên đó cũng chính là quá trình giải quyết các lực cản, tạo lập những tiền
đề, động lực cho sự phát triển bền vững ở các tỉnh Tây Nguyên thời kỳ tiếp theo.
Những ngày cuối tháng 01 đầu tháng 02 năm 2001 và những ngày trung
tuần tháng 04 năm 2004 ở nhiều địa phương (buôn, làng, xã, huyện, tỉnh) trên
vùng đất Tây Nguyên đã thực sự "nóng bỏng" lên bởi những cuộc biểu tình, gây
rối, chống phá chính quyền, chống phá chế độ của hàng nghìn người thuộc các
dân tộc thiểu số bản địa. Ngay khi sự kiện bùng phát, hoàn toàn có đủ cơ sở để
khẳng định, đây là những vụ bạo loạn chính trị mà các thế lực thù địch đã lợi
dụng các vấn đề dân tộc - tôn giaó nhằm chống phá công cuộc xây dựng CNXH
ở nước ta; là những sự kiện, biến cố khởi phát từ chuỗi những âm mưu, hoạt
động chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động trong
và ngoài nước phối hợp tiến hành.
Tuy nhiên, đứng trên quan điểm và phương pháp tiếp cận hệ thống lại
phải lưu ý rằng: Mục tiêu, âm mưu và hoạt động chống phá các nước xã hội chủ
nghĩa, chống phá phong trào cộng sản nói chung và chống phá cách mạng Việt
Nam (dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam) là bản chất, là tham vọng
cuả các thế lực đế quốc và các lực lượng phản động trong và ngoài nước. Song,
kẻ thù có khả năng thực hiện ý đồ đó đến đâu? Vào lúc nào? Ở đâu trên đất nước
ta?... Điều đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mà yếu tố quan trọng hàng đầu
chính là do tương quan so sánh lực lượng, tuỳ thuộc vào khả năng, sức mạnh của
chính chúng ta... Từ đó, có thể nói, các điểm nóng diễn ra ở Tây Nguyên vừa có
những nguyên nhân sâu xa vừa có những nguyên nhân trực tiếp, vừa có những
nguyên nhân nằm sâu trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội; vừa có những
nguyên cớ phát sinh từ những tình huống chính trị cụ thể, vừa có nguyên nhân từ
5
sự chống phá của các thế lực thù địch lại có nguyên nhân từ sự thiếu sót sai lầm
của chúng ta.
Có thể nhận thấy rằng, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, thời gian qua các
thế lực thù địch đã lợi dụng trình độ thấp kém, lạc hậu, sự khác biệt nhất định về
kinh tế, xã hội văn hoá các dân tộc thiểu số để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa thông qua hoạt động “diễn biến hoà bình”. Do vậy, đi
đôi với nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội, phấn đấu thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, thì phải hết sức cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hoà bình"
của các thế lực thù địch. Nhiệm vụ đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hoà
bình” của các thế lực thù địch, chủ động loại trừ bạo loạn, lật đổ, giữ vững an ninh
quốc gia, bảo vệ thành quả cách mạng, phục vụ công cuộc đổi mới và phát triển, xây
dựng các tỉnh Tây Nguyên vững mạnh mọi mặt đang được đặt ra vừa mang tính cấp
bách, vừa mang tính lâu dài, quyết liệt, có tính chất sống còn đối với sự tồn vong và
phát triển của đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vì vậy, việc nhận diện "diễn biến hoà bình" trên cả hai phương diện lý
luận và thực tiễn, đi sâu nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển, những thủ
đoạn, bản chất của chiến lược"diễn biến hoà bình" của chủ nghĩa đế quốc và các
thế lực phản động, đánh giá những kết quả, hạn chế và rút ra bài học kinh
nghiệm trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên địa bàn các tỉnh
Tây Nguyên là điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và hết sức cần thiết.
Xuất phát từ nhận thức trên, chúng tôi chọn đề tài “ Cuộc đấu tranh
chống “diễn biến hòa bình” ở Tây Nguyên -Thực trạng và giải pháp ” để
làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2008.
Trên ý nghĩa đó, thông qua quá trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn
những thủ đoạn mà các thế lực thù địch đã và đang tiến hành hoạt động chống
phá thông qua “diễn biến hoà bình” ở Tây Nguyên, chúng tôi tập trung phân tích
một số vấn đề có liên quan đến việc các thế lực thù địch đã lợi dụng vấn đề dân
tộc, tôn giáo để thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” và xem đó như là một
trong những phương diện có thể tiếp cận, cắt nghĩa và giải quyết, xử lý các tình
huống đã và đang diễn ra.
6
Qua nghiên cứu ở các tỉnh Tây Nguyên, mỗi thành viên đề tài nêu lên
những biện pháp cụ thể, từ đó tập hợp những biện pháp thống nhất có tính khả
thi để giảng viên vận dụng vào những bài giảng có liên quan trong chương trình
giảng dạy môn Quan hệ Quốc tế ở Học viện. Đồng thời cũng là tư liệu giúp cho
các cơ quan chức năng ở địa phương hiểu rõ hơn âm mưu và thủ đoạn chống phá
cách mạng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên của các thế lực thù địch, trên cơ sở
đó không ngừng nâng cao cảnh giác, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt
động chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Là vùng đất nằm sâu trong nội địa Việt Nam, nhưng do có tầm quan trọng
về mặt chiến lược cũng như có nhiều nét độc đáo về tự nhiên, văn hóa, xã hội và
con người nên từ rất sớm Tây Nguyên đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước chú ý tìm hiểu
Tây Nguyên được người Phương Tây chú ý đến nhiều kể từ cuối thế kỷ
XIX trở đi. Phần lớn những nghiên cứu của họ về Tây Nguyên thời kỳ này là
nghiên cứu dạng mô tả, phân tích với mục đích giúp họ hiểu kỹ lưỡng hơn về tự
nhiên, văn hóa, con người Tây Nguyên. Trong quá trình xâm lược và đô hộ Việt
Nam, để phục vụ việc bình định và khai thác Tây Nguyên, người Pháp đã đầu tư
nhiều hơn cho việc nghiên cứu vùng đất này, trong đó tiêu biểu như:
Công trình: “Les populations Moi du Darlac”(Những cư dân mọi ở Đắc
Lắc) của BecnardH, viết về con người và xã hội các dân tộc thiẻu số bản địa ở
Đắc Lắc, đăng tải ở “Bullentin d,
Ecole Francaises d`Extrème Orient”, Hà Nội,
năm 1907
Công trình “Lesjungles Moi” (Người Mọi rừng, của Maitre H, xuất bản ở
Pari năm 1912. Công trình này đã có đề cập đến con người, văn hóa – xã hội các
dân tộc thiểu số bản địa ở Tây Nguyên.
Cuốn sách: “En siuvant le piste des homes sur les Hauts –plateaux du
Vietnam” của Dounes J, xuất bản 1955 (Lần theo vết chân những người trên Cao
Nguyên ở Việt Nam), mô tả con người, sinh hoạt xã hội của một số dân tộc ở Tây
Nguyên.
7
Trong thời kỳ Mỹ xâm lược Việt Nam, các học giả Mỹ cũng đã đầu tư
nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa, xã hội Tây Nguyên, chủ yếu là phục vụ mục đích
bình định và thôn tính Tây Nguyên. Chính phủ Mỹ đã bảo trợ cho một số học
giả Mỹ nghiên cứu và xuất bản những chuyên khảo về Tây Nguyên
Sau khi nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất cho đến nay, đặc biệt là giai
đoạn thời kỳ đổi mới đất nước 1986 đến nay, Nghiên cứu Tây Nguyên đã thu
hút nhiều nhà nghiên cứu của nhiều nước khác nhau.
Ở trong nước, bắt đầu từ thời Lê Thánh Tông trở đi Tây Nguyên mới được
nhắc đến nhưng còn rất mờ nhạt. Trong bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” và một số
cuốn sử biên soạn thời kỳ Hậu Lê, Tây Nguyên được nhắc đến sơ sài, trong tác
phẩm “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn cũng đã nói đến Tây Nguyên và người
Tây Nguyên. Ngoài ra nghiên cứu Tây Nguyên còn thể hiện trong các tập sách: Đại
Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam chính biên liệt
truyện...
Trong văn kiện các Đại hội, các Nghị quyết của Đảng đều đề cập đến đặc
điểm dân tộc, dân cư và có chính sách, chủ trương phù hợp ở Tây Nguyên. Các
đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm nghiên cứu về Tây
Nguyên. Tiêu biểu như: Cố Tổng bí thư Lê Duẩn trong bài báo: Tây Nguyên đoàn
kết tiến lên - Tạp chí Cộng sản 1978; Cố Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường
Chinh có bài viết: Đưa đồng bào các dân tộc Đắc Lắc lên Chủ nghĩa xã hội- Tạp
chí Cộng sản, 1983, đã phân tích những đặc thù về dân tộc, dân cư và chỉ đạo các
đảng bộ Tây Nguyên phải nghiên cứu, vận dụng để đề ra chủ trương, giải pháp cho
phù hợp.
Một số công trình chuyên khảo về dân tộc học như: Tây Nguyên của
Hoàng Văn Huyên (1980); Các dân tộc ít nguời ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam)
(1984); Đại cương về các dân tộc Êđê, M`nông ở Đăk Lăk của Bế Viết Đẳng và
các đồng tác giả (1982); Các dân tộc ở Gia Lai- Kon Tum do Đặng Nghiêm Vạn
chủ biên (1981); Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng do Mạc Đường chủ biên(1983);
Cộng đồng quốc gia dân tộc ở Việt Nam của GS.Đặng Nghiêm Vạn (2003) đã
8
giúp người đọc hiểu rõ nguồn gốc tộc người, đặc điểm kinh tế –xã hội của các
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Trên lĩnh vực kinh tế xã hội: Đáng chú ý chương trình cấp nhà nước 48-
09 Ủy ban khoa học xã hội, nay là Viện khoa học xã hội Việt Nam thực hiện
trong những năm 1980. Kết quả của chương trình được xuất bản thành 3 cuốn
sách: Một số vấn đề kinh tế- xã hội Tây Nguyên(1986); Tây Nguyên trên đường
phát triển(1990); Một số vấn đề kinh tế- xã hội các dân tộc thiểu số ở Đắc
Lắc(1990). Các công trình này đã tập trung nghiên cứu đặc điểm kinh tế- xã hội
của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đưa ra căn cứ khoa học xác định các
hình thức, bước đi trong quá trình đưa đồng bào các dân tộc thiểu số Tây
Nguyên lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, do hạn chế trong nhận thức về chủ
nghĩa xã hội lúc đó, các tác giả chưa thấy được xu hướng phát triển của vấn đề
dân tộc, quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Tây Nguyên.
Đặc biệt, gần đây có các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ như:
- Đề tài: Các hình thức kinh tế ở Tây Nguyên và xu hướng vận động trong
quá trình chuyển sang kinh tế hàng hóa, do TS.Trương Minh Dục làm chủ
nhiệm (1994- 1995)
- Phát triển kinh tế trang trại ở Tây Nguyên, do TS.Phạm Thanh Khiết
làm chủ nhiệm (1999-2000)
- Một số chính sách kinh tế- xã hội đối với các dân tộc ít người ở Tây
nguyên, do PGS.TS.Nguyễn Văn Chỉnh làm chủ nhiệm (1997-1998). Các công
trình này đã đề cập khá rõ nét về thực trạng phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên
trong thời kỳ đổi mới. Trên cơ sở đó các tác giả đã đề cập đến những biến động
của yếu tố xã hội cần quan tâm.
Trên lĩnh vực chính trị đã có một số công trình như:
- Công trình nghiên cứu của tập thể tác giả do PGS. TS. Phạm Hảo và TS.
Trương Minh Dục chủ biên với cuốn “Một số vấn đề về xây dựng hệ thống
chính trị ở Tây Nguyên”, Nxb, CTQG, Hà Nội, năm 2003, tập thể tác giả đã tập
trung làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng hệ thống chính trị
9
Tây Nguyên, những vấn đề đặt ra ở các tỉnh Tây Nguyên trong xây dựng hệ
thống chính trị, trên cơ sở đó đã đưa ra những giải pháp cơ bản để xây dựng hệ
thống chính trị ở Tây Nguyên.
- Đề tài nhánh cấp nhà nước KX05-11 về cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ lãnh
đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới hiện nay ở Đắc Lắc (1993-1994);
“Một số vấn đề về xây dựng đôi ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện người các dân
tộc ở Tây Nguyên” do GS.TS.Lê Hữu Nghĩa làm chủ biên (2001). Các công
trình này đã trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng hệ thống
chính trị, đội ngũ cán bộ các dân tộc thiểu số; đánh giá thực trạng hệ thống chính
trị, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính
trị ở Tây Nguyên. Đề xuất các giải pháp để xây dựng hệ thống chính trị, xây
dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đọan hiện nay.
Trên lĩnh vực văn hóa: Ngoài các công trình nghiên cứu về sử thi, luật tục,
văn hóa dân gian, có một số công trình mang tính lý luận như: “Giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên” do PTS. Nguyễn Hồng Sơn Và PTS.
Trương Minh Dục làm chủ biên (1996); “văn hóa các dân tộc Tây Nguyên thực
trạng và những vấn đề đặt ra”, do GS.TS. Trần Văn Bính chủ biên (2004); các
công trình này đã đánh giá các giá trị văn hóa của Tây Nguyên, thực trạng đời
sống văn hóa của các dân tộc thiểu số, đồng thời dự báo xu hướng và đề xuất
các giải pháp vừa cơ bản, vừa cấp bách nhằm xây dựng đời sống văn hóa, tinh
thần của các dân tộc, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên trong
quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Trên lĩnh vực quan hệ dân tộc; tôn giáo có các công trình như:
- “Xu hướng vận động của quan hệ dân tộc khu vực Tây Nguyên và đặc
điểm chính sách dân tộc đối với Tây Nguyên” là đề tài cấp bộ, do PTS. Nguyễn
Văn Nam làm chủ nhiệm đề tài (1994-1995). Các tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý
luận và thực tiễn về xu hướng vận động của quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, đề
ra các giải pháp để xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc phù hợp với đặc
điểm Tây Nguyên. Tuy nhiên, các tác giả chưa thấy được những mầm móng của