Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn kỳ anh, huyện kỳ anh – đề xuất một số giải pháp xử lý nhằm bảo vệ môi trường địa phương.
PREMIUM
Số trang
69
Kích thước
814.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1602

Công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn kỳ anh, huyện kỳ anh – đề xuất một số giải pháp xử lý nhằm bảo vệ môi trường địa phương.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA ĐỊA LÝ

----------

ĐẬU THỊ MỸ THÊU

Công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa

bàn thị trấn Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh – đề xuất một số

giải pháp xử lý nhằm bảo vệ môi trường địa phương

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM ĐỊA LÝ

2

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Môi trường là yếu tố có sự tác động qua lại, quan hệ hữu cơ và là điều kiện cần

thiết không thể thiếu trong sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người. Thế nhưng,

trong quá trình phát triển con người khai thác sử dụng làm cho môi trường đang dần

suy thoái. Ở nhiều quốc gia trên thế giới tình trạng ô nhiễm đang ở mức độ báo

động. Vì vậy bảo vệ môi trường đang là vấn đề được nhiều quốc gia, tổ chức quan

tâm.

Trong sự nghiệp CN hóa và hiện đại hoá đất nước, các ngành sản xuất đang

được mở rộng và phát triển nhanh chóng, quá trình phát triển kinh tế và xã hội sẽ

phát sinh nhiều loại chất thải, gia tăng về khối lượng, đa dạng về thành phần, bao

gồm các nguồn CTR từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất, y tế,... Khối lượng này ngày

càng tăng lên do tác động của sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế - xã hội, và sự

phát triển về trình độ và tính chất tiêu dùng của người dân. Tại Việt Nam, RTSH

hàng ngày chưa được phân loại tại nguồn trước khi đưa đi xử lý, rác được tập trung

tại các bãi rác tạm bợ không được xử lý, chôn lấp theo quy hoạch và hợp vệ sinh

gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Thiết bị thu gom và vận chuyển rác còn lạc

hậu, ít ỏi, quy trình thu gom chưa đúng kĩ thuật, không đáp ứng được nhu cầu thu

gom hiện tại.

Trong những năm gần đây, hoà cùng nhịp độ phát triển của khu vực các tỉnh

tỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyện Kỳ Anh nói riêng, thị trấn Kỳ Anh đã và đang có

nhiều chuyển biến mới cả về kinh tế và xã hội. Quá trình đô thị hóa là tất yếu đối

với sự phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh đó thì các vấn đề môi trường cũng bắt

đầu nảy sinh. Tốc độ phát triển về kinh tế - xã hội trên địa bàn thị trấn diễn khá

nhanh. Trong giai đoạn từ năm 2006 – 2010 thực hiện nghị quyết của đại hội đảng

bộ và nhân dân thị trấn đã đạt được những thàn tựu như tốc độ tăng trưởng kinh tế

16-17%, cơ cấu thương mại dịch vụ chiếm 70%, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp

chiếm 20%, nông nghiệp 10%. Trong khi đó cơ sở vật chất hạ tầng kĩ thuật như giao

thông, cấp điện, cấp nước, xử lí nước thải, thu gom và xử lí rác thải… không đủ khả

năng đáp ứng yêu cầu sự phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số. Do nguồn ngân

3

sách nhà nước còn hạn chế nên việc đầu tư cho lĩnh vực này còn khiêm tốn; mặt

khác do sự thiếu ý thức của một bộ phận dân cư nên môi trường và mĩ quan đô thị

ngày càng xuống cấp trầm trọng. Đặc biệt là vấn đề ô nhiễm do RTSH đã ảnh

hưởng rất lớn đến cuộc sống và sức khỏe của người dân thị trấn Kỳ Anh. Xuất phát

từ những tồn tại trên tôi xin chọn đề tài: “Công tác thu gom và xử lý rác thải sinh

hoạt trên địa bàn thị trấn Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh – đề xuất một số giải pháp xử lý

nhằm bảo vệ môi trường địa phương” làm khóa luận tốt nghiệp.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu công tác thu gom và xử lý RTSH trên địa bàn thị trấn Kỳ Anh.

- Đề xuất một số biện pháp xử lý RTSH trên địa bàn thị trấn Kỳ Anh.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích vừa nêu trên, trong quá trình nghiên cứu đề tài cần thực hiện

một số nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận chung liên quan đến đề tài.

- Tìm hiểu công tác thu gom và xử lý RTSH trên địa bàn thị trấn Kỳ Anh.

- Tìm hiểu và xây dựng các giải pháp nhằm xử lý RTSH trên địa bàn thị trấn

Kỳ Anh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu công tác thu gom, xử lý RTSH và đưa ra biện pháp

xử lý phù hợp trên địa bàn thị trấn Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian lãnh thổ: Địa bàn nghiên cứu là thị trấn Kỳ Anh.

Về thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09/2011 đến tháng 05/2012.

4. Lịch sử nghiên cứu

Trong thời gian qua trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều công trình

nghiên cứu về chất thải như:

1. “ Chiến lược quốc gia về quản lý CTR nguy hại ở Việt Nam” Cục Môi

Trường 07/1998.

4

2. “Chiến lược quốc gia về CTR đô thị và khu CN đến năm 2020”. Bộ Xây

dựng – 1998.

3. “Dự thảo hướng dẫn hoạch định quản lý CTR ở các nước đang phát triển” –

Environmental Reousces Management (ERM) 1997.

Ngoài ra cũng có khá nhiều bài báo tạp chí viết về vấn đề rác thải rắn.

5. Các phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

Phương pháp này kế thừa kết quả từ các phương tiện thông tin đại chúng về

vấn đề liên quan, cũng như các số liệu từ phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Kỳ

Anh, công ty CPTVXD, QLMTĐT Kỳ Anh.

5.2 Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp

Trên cơ sở số liệu thu thập được, số liệu khảo sát thực tế kết hợp với kết quả

thực nghiệm, tôi đã tiến hành phân tích, so sánh, và tìm ra mối liên hệ giữa chúng.

Từ đó có những kết luận chính xác và tìm kiếm những giải pháp tối ưu cho đề tài

nghiên cứu.

5.3 Phương pháp thực địa

Là phương pháp đặc trưng gắn với khoa học Địa lý - một ngành khoa học

mang tính thực tiễn rất cao. Việc nghiên cứu thực địa là một cách chủ động cùng

với công tác điều tra, quan sát hiện trạng và công tác thu gom CTR trên địa bàn thị

trấn. Trên cơ sở đó, kết hợp với các số liệu đã thu thập được để bổ sung nhằm giúp

đề tài mang tính thực tiễn cao hơn.

5.4 Phương pháp chuyên gia

Tìm hiểu và tiếp thu những ý kiến về CTR từ các chuyên gia của phòng

TNMT thị trấn Kỳ Anh và công ty CPTVXD, QLMTĐT Kỳ Anh.

6. Bố cục

Nội dung chính có 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận chung

Chương 2: Hiện trạng công tác thu gom và xử lý RTSHtrên địa bàn thị trấn

Kỳ Anh

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp xử lý RTSHtrên địa bàn thị trấn Kỳ Anh.

5

PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm về rác thải

Rác thải là bất kì loại vật liệu nào ở dạng rắn mà con người loại bỏ mà không

được tiếp tục sử dụng như ban đầu.

Rác thải là các loại rác thải không ở dạng lỏng, không hòa tan được thải ra từ

các hoạt động sinh hoạt, CN. Rác thải còn bao gồm cả bùn cặn, phế phẩm nông

nghiệp, xây dựng, khai thác mỏ…

Rác thải là những vật chất ở dạng rắn do các hoạt động của con người và động

vật tạo ra. Những “sản phẩm” này thường ít được sử dụng hoặc ít có ít, do đó nó là

“sản phẩm” ngoài ý muốn của con người. Rác thải có thể ở dạng thành phẩm, được

tạo ra trong hầu hết các giai đoạn sản xuất và trong tiêu dùng.

1.1.2 Khái niệm RTSH

RTSH là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn

tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch

vụ, thương mại. RTSH có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch

ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương

động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v…

1.1.3 Khái niệm xử lý RTSH

Xử lý RTSH là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thải nhằm làm

giảm ảnh hưởng tới môi trường, tái tạo lại các sản phẩm có lợi cho xã hội nhằm

phát huy hiệu quả kinh tế, là một công tác quyết định đến chất lượng bảo vệ môi

trường. Hiện nay, ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường là nỗi lo của nhân

loại nó thể hiện ở tất cả các thành phần môi trường đất, nước, không khí ngày càng

ô nhiễm nặng nề, nhất là những thành phố lớn tập trung dân cư đông đúc, tài

nguyên môi trường cạn kiệt.

6

1.2 Nguồn gốc phát sinh, thành phần, phân loại rác thải

1.2.1 Nguồn gốc phát sinh

Chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau, có thể ở nơi này hay ở

nơi khác, chúng khác nhau về kích thước, số lượng, phân bố về không gian. Việc

phân loại các nguồn phát sinh chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong công tác

quản lý chất thải rắn. Chất thải rắn có thể phát sinh trong hoạt động cá nhân cũng

như trong hoạt động kinh tế – xã hội từ các khu dân cư, chợ, nhà hàng, khách sạn,

công ty, văn phòng và các nhà máy công nghiệp. Chất thải rắn phát sinh từ các

nguồn sau:

a. Khu dân cư:

CTR từ khu dân cư phần lớn là các loại thực phẩm dư thừa hay hư hỏng như:

rau, quả...bao bì hàng hóa ( giấy vụn, gỗ, vải da, cao su, PE, PP, thủy tinh, tro...),

một số chất thải đặc biệt như đồ điện tử, vất dụng hư hỏng (đồ gỗ da dụng, bóng

đèn, đồ nhựa, thủy tinh...), chất thải độc hại như chất tẩy rửa ( bột giặt, chất tẩy

trắng...), thuốc diệt côn trùng, nước xịt phòng bám trên các rác thải

b. Khu thương mại:

Chợ, siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, trạm bảo

hành, trạm dịch vụ... khu văn phòng ( trường học, viện nghiên cứu, khu văn hóa, vă

phòng chính quyền...), khu công cộng (công viên, khu nghỉ mát...) thải ra các loại

thực phẩm ( hàng hóa hư hỏng, thức ăn dư thùa từ nhà hàng, khách sạn), bao bì

(những bao bì đã sử dụng, bị hư hỏng) và các loại rác rưởi, xà bẩn, tro và các chất

thải độc hại

c. Khu xây dựng:

Như các công trình đang thi công, các công trình cải tạo, nâng cấp...thải ra các

loại xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, gỗ, ống dẫn... Các dịch vụ đô thị ( gồm

dịch vụ thu gom, xử lý chất thải và vệ sinh công cộng như rửa đường, vệ sinh cống

rãnh...) bao gồm rác quét đường, bùn cống rảnh, xác súc vật...

c. Khu công nghiệp, nông nghiệp:

Chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động sản xuất của nhà máy, các hoạt động

sinh hoạt của công nhân, cán bộ viên chức của xí nghiệp, công nghiệp. Ở khu vực

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!