Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng – Hà Tây.docx
MIỄN PHÍ
Số trang
47
Kích thước
280.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1944

Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng – Hà Tây.docx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyên đề tốt nghiệp: "Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa

bàn huyện Đan Phượng - Hà Tây"

LỜI NÓI ĐẦU

Đối với quốc gia, thất nghiệp thiếu việc làm là một sự lãng phí tài

nguyên sinh lực. Đối với gia đình và xã hội, thất nghiệp và thiếu việc làm làm

phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp và nóng bỏng, gây ảnh hưởng trực tiếp

đến đời sống và sự phát triển con người. Do đó, việc giải quyết việc làm và

tạo mở việc làm trong giai đoạn Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước

hiện nay là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản

lý nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi thành phần trong xã hội nhằm đưa đất

nước đi lên theo kịp sự phát triển chung của khu vực và của thế giới.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua thời gian thực tập

tại Phòng Nội vụ Lao động và Xã hội huyện Đan Phượng, cùng với sự hướng

dẫn của GS Mai Quốc Chánh, em đã lựa chọn đề tài: “Công tác tạo việc làm

cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng – Hà Tây” để nghiên

cứu cho bài báo cáo thực tập cuối khoá của mình. Đồng thời cũng mong

muốn được đóng góp những kiến thức mà bản thân đã được học tập trong

trường ĐH Kinh tế Quốc dân làm cho công tác tạo mở việc làm của huyện

được thực hiện ngày càng tốt hơn.

Chuyên đề thực tập này được chia làm ba phần:

Phần I: Những lý luận chung về vấn đề việc làm

Phần II: Thực trạng về việc làm và công tác tạo mở việc làm của

huyện Đan Phượng trong những năm vừa qua.

Phần III: Kiến nghị và đề xuất.

Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú cán bộ ở phòng

Nội vụ - Lao động và Xã hội huyện Đan Phượng đã nhiệt tình giúp đỡ và

hướng dẫn em trong suốt thới gian thực tập và nghiên cứu. Trong quá trình

viết bài, không tránh khỏi những sai sót vì vậy rất mong nhận được ý kiến

đóng góp của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực

trường Đại học Kinh tế quốc dân để bài viết này được hoàn thiện hơn.

Cảnh Thị Ngọc Bích 1 Lớp: Quản trị nhân lực

PHẦN I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM

I, Lao động và nguồn lao động:

1, Lao động:

Lao động theo triết học Mac-Lênin: là quá trình diễn ra giữa con người

với tự nhiên, trong đó con người bằng hoạt động của chính mình làm trung

gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên.

Ngày nay khái niệm lao đã được mở rộng hơn, đó là là hoạt động có

mục đích, có ích của con người tác động lên giới tự nhiên, xã hội nhằm mang

lại của cải vật chất cho bản thân và xã hội. Lao động là nguồn gốc và là động

lực phát triển xã hội, xã hội càng văn minh thì tính chất, hình thức và phương

pháp tổ chức lao động ngày càng tiến bộ.

Đặt trong bối cảnh Việt Nam trong giai đoạn Công nghiệp hoá - hiện

đại hoá đất nước với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì lao

động được đánh giá ở nhiều khía cạnh mới, cụ thể là

Thứ nhất, lao động được coi là phương thức tồn tại của con người

nhưng coi trọng lợi ích của con người. Bởi vì lao động biểu hiện bản chất của

con người còn lợi ích của người lao động là vấn đề nhạy cảm nhất, là nhân tố

thấm sâu, phức tạp trong mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ

giữa cá nhân với xã hội.

Thứ hai, trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với phương thức

sản xuất kinh doanh xã hội chủ nghĩa thì lao động được xem xét trên khía

cạnh năng suất, chất lượng và hiệu quả.

Thứ ba, là bất cứ một hình thức lao động nào của cá nhân nếu đem lại

lợi ích cho cá nhân, cộng đồng và xã hội thì được coi là lao động có ích.

2

Chuyên đề tốt nghiệp: "Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa

bàn huyện Đan Phượng - Hà Tây"

2, Nguồn nhân lực và nguồn lao động:

Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số trong độ tuổi nhất định theo

quy định của pháp luật có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được

biểu hiện trên hai mặt số lượng và chất lượng.

* Về số lượng: là tổng số người trong độ tuổi lao động và thời gian làm

việc có thể huy động được của họ (Từ đủ 15-55 đối với nữ, từ đủ 15-60 đối

với nam). Việc quy định cụ thể độ tuổi lao động của mỗi nước là khác nhau

tuy thuộc và điều kiện và trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội trong từng

giai đoạn. Ở Việt Nam, theo quy định của Bộ luật Lao động, dân số trong độ

tuổi lao động là những người đủ từ 15 đến 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15

đến 55 tuổi đối với nữ.

* Về chất lượng: Là trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật,

sức khoẻ và phẩm chất của người lao động.

Nguồn lao động (hay lực lượng lao động) là một bộ phận dân số trong

độ tuổi quy định thực tế có tham gia lao động (đang có việc làm) và những

người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm. Như vậy,

theo khái niệm nguồn lao động thì có một số người được tính vào nguồn nhân

lực nhưng không phải là nguồn lao động. Đó là những người lao động không

có việc làm nhưng không tích cực tìm việc làm; những người đang đi học;

những người làm nội trợ trong gia đình và những người thuộc tình trạng khác

(người nghỉ hưu trước tuổi quy định)…

Ở Việt Nam, khái niệm mở rộng dùng trong thống kê lao động việc làm

thì lực lượng lao động bao gồm cả những người ở ngoài độ tuổi lao động thực

tế đang làm việc trong các ngành kinh tế.

3, Vai trò của nguồn lao động đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội:

Nguồn lao động là yếu tố hàng đầu, năng động và quyết định sự phát

triển của lực lượng sản xuất. Nhờ đó mà các tư liệu sản xuất được hoàn thiện

từng bước, phát huy được tác dụng, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, con người

Cảnh Thị Ngọc Bích 3 Lớp: Quản trị nhân lực

được đặt vào một quá trình lao động hết sức phức tạp, đòi hỏi năng lực sáng

tạo, trình độ chuyên môn cao, ý thức trách nhiệm lớn cả trong lao động cơ

bắp, lao động kỹ thuật và lao động quản lý. Có như vậy, lực lượng vật chất

mới được sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế xã

hội ngày càng phát triển.

Lợi ích của nguồn lao động là động lực to lớn trong quá trình phát

triển kinh tế xã hội.Vì lợi ích mà con người hoạt động, nó bao gồm lợi ích vật

chất và lợi ích tinh thần, trong đó lợi ích đóng vai trò quan trọng. Người lao

động dù làm ở đâu, dưới hình thức nào cũng đều nhằm đạt được lợi ích của

mình, như vậy lợi ích là nhu cầu trở thành động cơ của hành động. Thoả mãn

lợi ích chính đáng của người lao động là động lực kinh tế trực tiếp thúc đẩy

nền kinh tế xã hội phát triển.

Nguồn lao động với tư cách lực lượng tiêu dùng luôn là mục đích của

sự phát triển kinh tế xã hội. Nguồn lao động với tư cách là một bộ phận của

dân số đồng thời là động lực tiêu dùng mạnh mẽ, luôn đóng vai trò quyết định

là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở mọi thời đại.

Nhận thức đúng đắn về vấn đề lao động không chỉ giúp ta thấy rõ hơn ý

nghĩa và tầm quan trọng của nó mà còn có cơ sở phương pháp luận để xem

xét việc sử dụng lao động trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề ra phương

hướng và giải pháp sử dụng, phát huy vai trò của nguồn lao động trong giai

đoạn mới.

4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!