Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch vùng trung du miền núi Bắc Bộ và những câu hỏi cần được giải đáp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Quốc Tiến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 41 - 44
41
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VÙNG TRUNG DU
MIỀN NÚI BẮC BỘ VÀ NHỮNG CÂU HỎI CẦN ĐƯỢC GIẢI ĐÁP
Nguyễn Quốc Tiến
*
Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên
TÓM TẮT
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch để phát triển hoạt động du lịch Vùng trung du miền núi Bắc Bộ -
một trong 7 vùng du lịch giàu tiềm năng của nước ta đang là một đòi hỏi bức thiết. Hiện nay, nhu
cầu sử dụng lao động qua đào tạo dẫn đến nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở vùng này rất
lớn, nhưng thực trạng năng lực và kết quả đào tạo trên địa bàn còn thấp xa so với nhu cầu của các
địa phương và doanh nghiệp thuộc Vùng. Vậy, làm thế nào để đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực
du lịch cho vùng này? Bài báo đã phân tích và đề xuất 5 giải pháp để đẩy mạnh đào tạo nhằm đáp
ứng nhu cầu nguồn nhân lực du lịch của các địa phương và doanh nghiệp ở đây.
Từ khóa: Đào tạo nguồn nhân lực du lịch; Vùng du lịch; Nhân lực du lịch; Du lịch vùng; Trung
du miền núi Bắc Bộ
Phát triển du lịch – “Ngành công nghiệp
không khói” để tăng trưởng kinh tế là hướng
đi đúng đắn, được ưu tiên lựa chọn ở nhiều
nước trên thế giới. Đặc biệt, với một nước
giàu tài nguyên du lịch như nước ta, thì việc
phát triển du lịch càng có ý nghĩa, tầm quan
trọng lớn. Đó chẳng những là việc khai thác,
phát huy tiềm năng, lợi thế của đất nước, mà
còn là việc làm thiết thực để đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu, tăng trưởng kinh tế, tạo
ra nhiều việc làm cho người lao động, cải
thiện đời sống nhân dân, mở rộng và tăng
cường giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền
trong nước, giữa nước ta với các nước trên
thế giới...*
Để phát triển du lịch, ngoài yếu tố tài nguyên
du lịch, chính sách của Nhà nước, vốn đầu tư
cơ sở vật chất kỹ thuật... thì việc đào tạo
nguồn nhân lực cho Ngành để nhanh chóng
có một đội ngũ những người làm du lịch có
nghề, giỏi nghề là việc cấp thiết và có tầm
quan trọng hàng đầu. Vậy thực trạng năng lực
và kết quả đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho
Vùng trung du- miền núi Bắc Bộ hiện nay
như thế nào? Cần có những giải pháp gì để
đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân
lực du lịch cho các địa phương và doanh
nghiệp trên địa bàn này? Đó là vấn đề chúng
tôi muốn đề cập trong bài viết.
*
Tel: 0912580531; Email: [email protected]
Vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ
(TDMNBB) theo Quyết định số 91/2008/QĐBVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
(phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm
2020) gồm 14 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng
Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Giang,
Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai,
Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình[1], có
diện tích hơn 95.460 km2 và số dân trên
11,064 triệu người (kết quả tổng điều tra dân
số 01- 4- 2009 do Tổng cục thống kê công
bố), chiếm khoảng 28,8% diện tích tự nhiên
và gần 12,9% dân số cả nước. Đây là một
trong 7 vùng du lịch của đất nước, có tiềm
năng, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn
rất phong phú, đa dạng, bao gồm: các vườn
quốc gia (Hoàng Liên Sơn, Ba Bể...), các thác
nước (Bản Giốc...), các hồ lớn trên núi (Núi
Cốc, Ba Bể, Cẩm Sơn, Thác Bà...), nhiều đảo
trên hồ, hang động, cổng trời, cao nguyên đá,
rừng nguyên sinh, các di tích lịch sử (Điện
Biên Phủ, Nhà tù Sơn La, Đền Hùng, An toàn
khu Định Hóa, Tân Trào, hang Pác Bó...), các
di tích văn hóa, lễ hội và phong tục tập quán
của gần 40 dân tộc anh em. Khu vực này có
thể phát triển các loại hình du lịch sinh thái,
lịch sử- văn hóa, nghỉ dưỡng, thể thao mạo
hiểm và du lịch quá cảnh. Tại đây sẽ hình
thành các khu du lịch quốc gia có vai trò động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn