Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công tác cho vay tín dụng đầu tư của NN tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN THỊ KHÁNH CHI
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHO VAY TÍN DỤNG
ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRỊNH VĂN SƠN
HUẾ, 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam
đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Huế, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn
Trần Thị Khánh Chi
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
và cộng tác của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin gởi lời chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học
Kinh tế – Đại học Huế đã truyền đạt kiến thức, giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong hai năm học tập, nghiên cứu cũng như quá trình thực hiện luận văn.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Văn Sơn đã dành
thời gian tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi cách vận dụng kiến thức và các phương
pháp nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Lãnh đạo Chi nhánh, các anh
chị đồng nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Bình đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình công tác, cũng như đã cung cấp cho tôi những số liệu cần
thiết và những kiến thức quý giá để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè đã chia sẽ khó
khăn, động viên và khích lệ tôi trong học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Mặc dù, bản thân tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện đề tài Luận văn này bằng
tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên do hạn chế về thời gian và kiến
thức, nên Luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, sai sót, rất mong nhận được
những đóng góp quý báu của quý thầy cô để Luận văn này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn
Trần Thị Khánh Chi
iii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên : TRẦN THỊ KHÁNH CHI
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Niên khóa: 2016 – 2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRỊNH VĂN SƠN
Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHO VAY TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA
NHÀ NƯỚC TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tín dụng đầu tư của Nhà nước là nguồn vốn quan trọng trong cơ cấu vốn đầu
tư của nền kinh tế, được sử dụng như một công cụ tác động của Nhà nước nhằm
thực hiện các chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế và khắc phục các khuyết tật của
thị trường. Tuy nhiên so với yêu cầu của Chính phủ và xã hội, tín dụng đầu tư do hệ
thống của VDB nói chung và do VDB Quảng Bình nói riêng thực hiện còn những
hạn chế nhất định, hoạt động cho vay này của Chi nhánh chưa thực sự là kênh tài
trợ vốn tích cực cho nhu cầu vốn đầu tư phát triển của tỉnh; số dự án tham gia vay
vốn đầu tư chưa nhiều; mức độ đóng góp, thể hiện vai trò với địa phương trong lĩnh
vực đầu tư dự án chưa cao. Vì vậy, Chi nhánh Quảng Bình cần phải có các đánh giá
về thực trạng công tác cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước, thông qua đó có các
giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu: Thu thập những tài liệu liên quan
đến công tác cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước tại VDB Quảng Bình. - Phương pháp tổng hợp, phân tích: Phương pháp so sánh, thống kê mô tả. Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai bước là nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng.
3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về cho vay tín dụng đầu tư tại Ngân hàng
Phát triển; - Đánh giá thực trạng cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh
Ngân hàng Phát triển Quảng Bình; - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác cho vay tín dụng đầu tư
của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Bình.
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTC Bộ Tài chính
CĐT Chủ đầu tư
CP Chính phủ
CDB Ngân hàng Phát triển Trung Quốc
DBJ Ngân hàng Phát triển Nhật Bản
DN Doanh nghiệp
ĐTPT Đầu tư phát triển
HSC Hội sở chính
KT-XH Kinh tế - Xã hội
NĐ Nghị định
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NSNN Ngân sách nhà nước
ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
QHTPT Quỹ hỗ trợ Phát triển
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCTD Tổ chức tín dụng
TDĐT Tín dụng đầu tư
VDB Ngân hàng phát triển Việt Nam
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam..............................39
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy Chi nhánh NHPT Quảng Bình......................................40
BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VDB Quảng Bình .............................42
Bảng 2.2: Tình hình cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước tại VDB Quảng Bình.......46
Bảng 2.3: Dư nợ và doanh số cho vay tín dụng đầu tư theo các dự án.....................47
Bảng 2.4: Dự nợ và doanh số cho vay tín dụng đầu tư theo chương trình kinh tế........48
Bảng 2.5: Tình hình giải ngân vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước tại VDB
Quảng Bình ...............................................................................................................50
Bảng 2.6: Tình hình thực hiện thu nợ vốn tín dụng đầu tư tại VDB Quảng Bình ......51
Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu tại VDB Quảng Bình....................................................53
Bảng 2.8: Tình hình tài sản bảo đảm tiền vay...........................................................57
Bảng 2.9: Thông tin chung về người phỏng vấn.......................................................61
Bảng 2.10: Đánh giá của khách hàng đối với quy trình vay vốn..............................62
Bảng 2.11: Đánh giá của khách hàng về mức độ tiếp cận vốn vay tín dụng đầu tư ....63
Bảng 2.12: Đánh giá của khách hàng về mức độ đáp ứng nhu cầu ..........................64
Bảng 2.13: Đánh giá của khách hàng về công tác cho vay tín dụng đầu tư ............65
Bảng 2.14: Biện pháp xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư ............................................76
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ.......................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ..................................................................................v
MỤC LỤC...........................................................................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu......................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
5. Kết cấu của Luận văn.............................................................................................5
PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHO VAY TÍN DỤNG ĐẦU
TƯ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN ....................................6
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC
TRONG CÁC NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN ............................................................6
1.1.1. Các khái niệm liên quan....................................................................................6
1.1.2. Đặc điểm của cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước ......................................8
1.1.3. Vai trò của cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước.........................................11
1.1.4. Nguồn vốn và nguyên tắc cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước ...............14
1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC CHO VAY TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ
NƯỚC TRONG NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN.......................................................15
1.2.1. Xây dựng quy trình và xác định đối tượng cho vay........................................15
1.2.2. Thẩm định chủ đầu tư và dự án đầu tư............................................................15
1.2.3. Giải ngân vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước...........................................19
1.2.4. Xử lý rủi ro và các giải pháp tín dụng.............................................................20
vii
1.2.5. Thu nợ vốn vay (gốc và lãi) và tài sản đảm bảo .............................................21
1.2.6. Công tác kiểm tra giám sát trước và sau khi giải ngân ...................................22
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC CHO VAY TÍN DỤNG
ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC....................................................................................23
1.3.1. Nhân tố chủ quan ............................................................................................23
1.3.2. Nhân tố khách quan.........................................................................................25
1.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHO VAY TÍN DỤNG ĐẦU
TƯ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN .............................28
1.4.1. Các chỉ tiêu định tính ......................................................................................28
1.4.2. Các chỉ tiêu định lượng ...................................................................................29
1.5. THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM CHO VAY TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA
NHÀ NƯỚC Ở MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI...................................32
1.5.1. Kinh nghiệm cho vay tín dụng đầu tư tại một số ngân hàng phát triển trên thế
giới .........................................................................................................................32
1.5.2. Kinh nghiệm về cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước ở một số Chi nhánh
Ngân hàng phát triển ở Việt Nam .............................................................................35
1.5.3. Bài học kinh nghiệm đối với Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Bình..36
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH..............................38
2.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH.................................38
2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển Việt Nam...............................................38
2.1.2. Giới thiệu Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Bình ...............................40
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
CỦA NHÀ NƯỚC TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG
BÌNH .........................................................................................................................43
2.2.1. Thực hiện chính sách cho vay và qui trình cho vay tín dụng đầu tư của Nhà
nước tại Chi nhánh ngân hàng Phát triển Quảng Bình..............................................43
viii
2.2.2. Đánh giá qui mô, cơ cấu cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước, giai đoạn
2013-2017 tại Chi nhánh ngân hàng Phát triển Quảng Bình ...................................46
2.2.3. Đánh giá tình hình giải ngân và thu nợ vốn tín dụng đầu tư...........................49
2.2.4. Đánh giá công tác quản lý rủi ro cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước tại
Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Bình...........................................................53
2.3. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀ CÔNG TÁC
CHO VAY TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC TẠI CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH.....................................................................59
2.3.1. Đánh giá của lãnh đạo và cán bộ Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Bình
.........................................................................................................................59
2.3.2. Đánh giá của khách hàng đối với công tác cho vay tín dụng đầu tư của Nhà
nước tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Bình.............................................60
2.4. ĐÁNH GÍA CHUNG THỰC TRẠNG CHO VAY TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA
NHÀ NƯỚC TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH...65
2.4.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................65
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế ....................................................................................67
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ........................................................70
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHO
VAY TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH .........................................................................................79
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM VÀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH................79
3.1.1. Định hướng và mục tiêu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam .......................79
3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh
Ngân hàng Phát triển Quảng Bình ............................................................................82
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHO VAY TÍN
DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN QUẢNG BÌNH.............................................................................................84
ix
3.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công
tác của cán bộ ngân hàng ..........................................................................................84
3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện các bước trong quy trình cấp tín dụng................86
3.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay................................87
3.2.4. Nhóm giải pháp về hoàn thiện và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ...89
3.2.5. Nhóm giải pháp về hoàn thiện và đẩy mạnh công tác quản lý thu hồi nợ, xử lý
nợ vay........................................................................................................................90
3.2.6. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách ...........................................................91
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................94
1. KẾT LUẬN...........................................................................................................94
2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................95
2.1. Đối với Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan..............................................95
2.2. Đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam............................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................98
PHỤ LỤC .........................................................................................................................100
QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG
NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2
BẢN GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Vốn Tín dụng đầu tư của Nhà nước là nguồn vốn quan trọng trong cơ cấu
vốn đầu tư của nền kinh tế, được sử dụng như một công cụ tác động của Nhà nước
nhằm thực hiện các chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế và khắc phục các khuyết
tật của thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, các nhà đầu tư thường đầu tư vốn
tập trung vào các ngành, các dự án có lợi nhuận cao, từ đó nếu có nhu cầu vay vốn,
có thể tiếp cận vay từ các tổ chức tín dụng thương mại. Mặt khác, để phát triển kinh
tế - xã hội (KT-XH), thực hiện chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi phải có vốn đầu tư cho những dự án ở các
ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, cho những vùng kinh tế trọng điểm, các vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, nhưng các dự án này có
hiệu quả tài chính không cao. Ngoài ra, tín dụng đầu tư là một kênh cung ứng vốn
đầu tư ưu đãi, để đầu tư cho các ngành, các vùng nói trên, tạo điều kiện thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế của địa phương và cả
nước một cách bền vững.
Tín dụng đầu tư (TDĐT) của Nhà nước mang tính ưu đãi, tạo điều kiện thuận
lợi hơn về chi phí vốn để những nhà đầu tư cần vốn thuộc đối tượng cho vay có thể
thực hiện đầu tư phát triển sản xuất và kinh doanh. Các yếu tố ưu đãi, thuận lợi của
nguồn vốn tín dụng này là: Lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất thương mại, thời hạn
cho vay dài hơn, các điều kiện vay vốn thuận lợi hơn (như có thể dùng tài sản hình
thành trong tương lai để thế chấp vay)... Nhờ những ưu đãi đó, tín dụng đầu tư của
Nhà nước có tác dụng kích thích các doanh nghiệp (DN), tổ chức kinh tế đẩy mạnh
đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh trong các ngành, các lĩnh vực, hay địa bàn cần
khuyến khích.
Với vai trò là công cụ của Chính phủ trong thực hiện các chính sách phát
triển KT-XH của đất nước, Ngân hàng Phát triển Việt nam (VDB) có chức năng
huy động, tiếp nhận và quản lý một số nguồn vốn trong và ngoài nước để thực hiện