Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn từ thực tiễn thành
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………
BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THỊ DIỆU KHÁNH
CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG PHÁP LỆNH
THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN –
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI,
TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………
BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THỊ DIỆU KHÁNH
CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG PHÁP LỆNH
THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN –
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH
QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ ĐỨC ĐÁN
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Công khai, minh bạch trong pháp
lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn – từ thực tiễn thành phố
Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi
và chưa từng công bố ở bất kỳ nơi nào. Mọi sự giúp đỡ để hoàn thiện
đề tài này đã được cảm ơn đầy đủ, các thông tin trích dẫn trong đề tài
nghiên cứu này điều đã được chỉ rõ nguồn gốc, trung thực.
Thừa Thiên Huế, ngày 28 tháng 12 năm 2017
Học viên
Lê Thị Diệu Khánh
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn này ngoài sự nổ lực,cố
gắng của bản thân tôi đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều
kiện của thầy cô, các cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè và người thân.
Trước hết tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo
PGS.TS Vũ Đức Đán người hướng dẫn khoa học trực tiếp, đã tận tình hướng
dẫn, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Cơ sở học viện hành chính quốc gia
khu vực miền Trung, Khoa sau đại học – Học viện Hành chính quốc
gia cùng toàn thể các thầy, cô giáo đã tận tình truyền đạt những kiến
thức quý báu và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và cán bộ,
đồng nghiệp cơ quan Thành ủy Đồng Hới đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn này
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể lớp cao học Quản lý
công HC20.T5- Cơ sở Học viện Hành chính quốc gia khu vực miền Trung,
các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, cổ
vũ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tuy đã nhiều cố gắng, nhưng trong luận văn này không tránh khỏi
những tồn tại, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy
cô và những người quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn./.
Trân trọng cảm ơn!
Học viên
Lê Thị Diệu Khánh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG
THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN.......................................9
1.1. Cơ sở lý luận về công khai, minh bạch trong thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn....................................................................................................................9
1.1.1. Những khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài9
1.1.2. Sự cần thiết phải công khai, minh bạch trong thực hiện dân chủ ở cơ
sở....................................................................................................................................................16
1.2. Cơ sở pháp lý về công khai, minh bạch trong thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn..................................................................................................................18
1.2.1. Căn cứ pháp lý thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn 18
1.2.2. Nội dung công khai, minh bạch trong hoạt động của chính quyền cấp
xã theo pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn........22
1.2.3. Hình thức công khai, minh bạch trong hoạt động của chính quyền cấp
xã theo pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn........24
1.3. Những yếu tố tác động đến công khai, minh bạch trong thực hiện dân
chủ ở xã, phường, thị trấn.........................................................................................26
1.3.1. Trình độ chuyên môn, phẩm chất, năng lực, ý thức trách nhiệm của
đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong thực hiện pháp lệnh thực hiện dân
chủ ở xã, phường, thị trấn.........................................................................................27
1.3.2. Công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện của chính quyền và các tổ
chức chính trị xã hội cấp xã......................................................................................28
1.3.3. Hệ thống pháp luật, chế tài xử lý............................................................29
1.3.4. Địa bàn dân cư, trình độ dân trí, nhận thức của người dân
...........................................................................................................................................................30
Kết luận chương 1.................................................................................................................32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÔNG KHAI, MINH BẠCH
TRONG PHÁP LỆNH THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ
TRẤN TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH........................33
2.1. Các yếu tố tác động đến quá trình thực hiện công khai, minh bạch trong
pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tại thành phố Đồng Hới,
tỉnh Quảng Bình.................................................................................................................33
2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý, tự nhiên..................................................................33
2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội................................................................................34
2.1.3. Về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã................................................36
2.1.4. Tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước ở địa phương - chủ thể thực
hiện công khai, minh bạch trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường,
thị trấn.........................................................................................................................................38
2.2. Tổ chức triển khai và kết quả thực hiện công khai, minh bạch trong
pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tại thành phố Đồng Hới,
tỉnh Quảng Bình..................................................................................................................43
2.2.1. Tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện pháp lệnh........................43
2.2.2. Hình thức tổ chức thực hiện......................................................................46
2.2.3. Nội dung thực hiện............................................................................................50
2.3. Đánh giá kết quả thực hiện công khai, minh bạch trong Pháp lệnh thực
hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng
Bình...............................................................................................................................................77
2.3.1. Ưu điểm.......................................................................................................................77
2.3.2. Hạn chế........................................................................................................................82
2.3.3. Nguyên nhân của những kết quả đạt được...................................85
2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế.........................................................85
Kết luận chương 2.................................................................................................................89
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN
CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG PHÁP LỆNH THỰC HIỆN DÂN
CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN...............................................................................90
3.1. Phương hướng thực hiện công khai, minh bạch trong Pháp lệnh thực
hiện dân chủ ở xã, phường thị trấn....................................................................90
3.1.1. Phương hướng chung....................................................................................90
3.1.2. Phương hướng tăng cường sự công khai, minh bạch trong thực hiện
Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn của địa phương.
...........................................................................................................................................................93
3.2. Giải pháp đẩy mạnh thực hiện công khai, minh bạch trong Pháp lệnh
thực hiện dân chủ ở xã, phường thị trấn.......................................................94
3.2.1. Giải pháp chung...................................................................................................94
3.2.2. Giải pháp cho thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình........109
Kết luận chương 3...............................................................................................................111
KẾT LUẬN..................................................................................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
Nxb : Nhà xuất bản
UBTVQH : Ủy ban Thường vụ Quốc hội
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình đội ngũ cán bộ, công chức các xã, phường trên địa bàn thành
phố Đồng Hới theo độ tuổi.............................................................................................36
Bảng 2.2: Đánh giá về mức độ công khai 11 nội dung cần phải công khai cho
nhân dân biết theo quy định của pháp lệnh 34..............................................69
Bảng 2.3. Đánh giá mức độ minh bạch của chính quyền cấp xã trong thực hiện
pháp lệnh 34...............................................................................................................................76
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Dân chủ là bản chất của chế độ XHCN, là mục tiêu và động lực phát triển
xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó mà Đảng và Nhà nước ta luôn coi
trọng việc thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục
tiêu cao nhất, đồng thời là động lực to lớn của cách mạng nước ta đi từ thắng
lợi này đến thắng lợi khác. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, chúng ta phải
phát huy nội lực là chính, đồng thời hợp tác quốc tế có hiệu quả để tiến hành
thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nội lực quan
trọng nhất là con người, là nhân dân với tất cả sức mạnh vật chất và ý chí, trí
tuệ của mình. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân là tạo ra nguồn lực dồi
dào vô tận ấy. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Thực hành dân chủ là cái chìa
khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn” [24, tr.249].
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục
khẳng định “Tiếp tục phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi
ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến. Dân chủ
phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình
đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân
dân...Tiếp tục thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở ”[13, tr.169].
Trong hệ thống chính quyền địa phương, chính quyền cấp xã (phường,
thị trấn) giữ một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng vì đây là nơi trực tiếp tổ
chức, vận động nhân dân thi hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao. Xã là cấp hành chính
1
gần dân nhất và làm việc thường xuyên với người dân nhất. Đây
cũng chính là cấp chính quyền trực tiếp chăm lo đến đời sống của
nhân dân, là cầu nối giữa nhân dân và nhà nước.
Phát huy những kết quả đạt được của các chỉ thị, kết luận của Đảng, nghị
định của Chính phủ trước đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XI đã ban
hành Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH, ngày 20/4/2007 về thực hiện dân chủ
ở xã, phường, thị trấn, đây là văn bản pháp luật quan trọng thể chế hoá
phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” nhằm phát huy
quyền làm chủ của nhân dân ngay từ cơ sở. Quá trình triển khai thực hiện đến
nay đã tạo được sự chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực. Nhân dân quan
tâm hơn đến công việc của chính quyền, nhiều thắc mắc, bức xúc trong nhân
dân được các cấp, các ngành giải quyết tốt hơn, nhân dân cũng nhận thức
đầy đủ hơn về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, dân chủ đại diện
và dân chủ trực tiếp được phát huy. Từ đó tạo được không khí dân chủ, khơi
dậy và phát huy tốt các nguồn lực trong nhân dân tham gia phát triển kinh tế
góp phần giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Tuy vậy, việc triển khai thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn mà nhất là công khai, minh bạch trong thực hiện Pháp lệnh
trên địa bàn thành phố Đồng Hới trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế,
một số nơi những việc mà chính quyền phải công khai, minh bạch với nhân
dân chưa được thực hiện đầy đủ, còn hình thức, thiếu cụ thể; việc công khai,
minh bạch trong sử dụng nguồn vốn huy động từ nhân dân, mức giá đền bù,
thu hồi giải phóng mặt bằng, công khai một số thủ tục hành chính mới chỉ tập
trung tại nơi đón tiếp công dân, dẫn đến tình trạng người dân không biết các
quy trình thủ tục liên quan, một số cán bộ, công chức còn nhũng nhiễu, gây
phiền hà hoặc lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để làm sai, trục lợi cá
nhân, UBND các xã, phường chưa làm báo cáo HĐND cùng cấp về quá trình
2
và kết quả thực hiện các nội dung công khai…vì thế phần nào làm ảnh hưởng
đến quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân trong các hoạt động ở cơ sở.
Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh xây dựng và từng
bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, thì tính
công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý là lẽ đương nhiên, cũng có thể
coi là lẽ sống, nguồn sức mạnh của bộ máy công quyền. Công khai, minh
bạch trước hết là nhằm bảo đảm bản chất dân chủ của xã hội, thể hiện quyền
của người dân trong việc tham gia quản lý nhà nước. Công khai, minh bạch
cũng là một giải pháp rất quan trọng để khắc phục tệ quan liêu tham nhũng,
làm trong sạch bộ máy quản lý và cũng là điều kiện không thể thiếu để bộ máy
nhà nước tiếp thu trí tuệ của dân đóng góp cho các hoạt động quản lý. Hiện
nay, chúng ta đang đẩy mạnh cải cách hành chính, hướng đến một nền hành
chính gần dân hơn phục vụ tốt yêu cầu của nhân dân, chúng ta đang có nhiều
biện pháp để huy động sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý của
các cơ quan hành chính nhà nước, đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền địa
phương, tiếp tục công khai, minh bạch trong quản lý hành chính nhà nước.
Thực hiện tốt việc công khai, minh bạch trong thực hiện dân chủ ở cơ sở
không những góp phần củng cố kiện toàn tổ chức đảng, chính quyền, các
đoàn thể nhân dân ở cơ sở, không chỉ là giải pháp để hạn chế sự tha hoá
quyền lực, chống lại tệ quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước mà nó
còn khơi dậy sức mạnh tiềm tàng của quần chúng lao động, phát huy cao độ
mọi tiềm năng, trí tuệ của toàn thể nhân dân trong quá trình xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”.
Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Công khai, minh bạch trong pháp lệnh
thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn - từ thực tiễn thành phố Đồng
3