Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Công khai, minh bạch tài sản, thu thập của cán bộ, công chức quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Sóc Trăng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
VÕ QUANG DIỆU
CÔNG KHAI, MINH BẠCH TÀI SẢN, THU NHẬP
CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ
TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
TẠI TỈNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
CÔNG KHAI, MINH BẠCH TÀI SẢN, THU NHẬP
CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ
TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
TẠI TỈNH SÓC TRĂNG
chuyên ngành: Luật Hiến Pháp Và Luật Hành Chính
Mã Số: 8380102
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ VĂN NHIÊM
Học viên: VÕ QUANG DIỆU
Lớp: Cao học Luật Sóc Trăng, Khóa 02
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. ĐỐI TƯỢNG; CÁC LOẠI TÀI SẢN, THU NHẬP VÀ NỘI
DUNG, HÌNH THỨC CÔNG KHAI, MINH BẠCH TÀI SẢN, THU NHẬP
CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH SÓC TRĂNG...................................................................6
1.1. Đối tượng phải công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công
chức quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước ............................................6
1.1.1. Quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện ........................................6
1.1.2. Những bất cập và giải pháp hoàn thiện ...................................................9
1.2. Các loại tài sản, thu nhập phải công khai, minh bạch của cán bộ, công
chức quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước ..........................................11
1.2.1. Quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện ......................................11
1.2.2. Những bất cập và giải pháp hoàn thiện .................................................15
1.3. Quy định về nội dung, hình thức công khai, minh bạch tài sản, thu nhập
của cán bộ, công chức quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước.............17
1.3.1. Quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện ......................................17
1.3.2. Những bất cập và giải pháp hoàn thiện .................................................21
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................24
CHƯƠNG 2. GIẢI TRÌNH VÀ XÁC MINH; XỬ LÝ VI PHẠM VIỆC CÔNG
KHAI, MINH BẠCH TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
QUẢN LÝ TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH SÓC
TRĂNG ....................................................................................................................25
2.1. Giải trình và xác minh tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức quản lý
trong cơ quan hành chính nhà nước .................................................................25
2.1.1. Quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện ......................................25
2.1.2. Những bất cập và giải pháp hoàn thiện .................................................28
2.2. Xử lý vi phạm việc công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ,
công chức quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước .................................33
2.2.1. Quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện ......................................33
2.2.2. Những bất cập và giải pháp hoàn thiện .................................................37
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................40
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Nhiêm. Những thông tin, tài liệu
trong Luận văn được thu thập một cách khách quan, trung thực, số liệu minh chứng
có nguồn gốc rõ ràng. Không sao chép của bất kỳ công trình khoa học nào khác./.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 10 năm 2018
Người viết
Võ Quang Diệu
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, pháp luật về phòng, chống tham nhũng nói chung,
pháp luật về công khai, minh bạch tài sản thu nhập ở nước ta từng bước được hình
thành, phát triển và đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn chưa đạt yêu
cầu, mục tiêu đề ra là cần tiếp tục ngăn chặn, từng bước đẩy lùi nạn tham nhũng.
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị và các văn bản pháp
luật chỉ rõ ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu, nhiệm vụ, chủ trương, giải pháp chủ
yếu của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng như: Kết luận số 21-KL/TW,
ngày 25/5/2012 Hội nghị Trung ương 5 khóa XI và Kết luận số 10-KL/TW, ngày
26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3
khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham
nhũng, lãng phí”; Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về
“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai
tài sản”; Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 21/8/2006 của Hội nghị lần thứ ba Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”; Nghị quyết số 21/NQ-CP, ngày
12/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược quốc gia phòng,
chống tham nhũng đến năm 2020… Trong đó, Luật Phòng, chống tham nhũng1
được coi là công cụ pháp lý quan trọng nhằm phòng ngừa tham nhũng.
Minh bạch tài sản, thu nhập được coi là giải pháp trọng tâm trong phòng ngừa
tham nhũng. Nghị định số 78/2013/NĐ-CP, ngày 17/7/2013 của Chính phủ và
Thông tư số 08/2013/TT-TTCP, ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ hướng
dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập cũng đã quy định cụ thể về
thực hiện việc kê khai, để từ đó tạo cơ sở thuận lợi cho việc công khai tài sản, thu
nhập từ năm 2013 đến nay. Việc quy định pháp luật về công khai, minh bạch tài
sản, thu nhập chưa ổn định, việc sửa đổi, bổ sung được thực hiện trong thời gian
ngắn. Sự thay đổi của các quy định về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập sẽ
phát sinh về sự thay đổi nghiệp vụ áp dụng dẫn đến quá trình kê khai tài sản thu
nhập và xác minh việc kê khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
1 Luật Phòng, chống tham nhũng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
29/11/2005 được sửa đổi, bổ sung vào năm 2007 và năm 2012
2
Tuy nhiên, các quy định còn có những bất cập và đây cũng là giải pháp gặp
nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.
Một là, quy định hiện hành về đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập chưa rõ
ràng. Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành chưa có quy định kê khai đối với
trường hợp đối tượng đi học, có chuyển đổi vị trí công tác,...
Hai là, quy định về tài sản, thu nhập phải kê khai chưa đáp ứng yêu cầu của
công tác phòng, chống tham nhũng, như quy định giá trị tài sản từ 50 triệu đồng/loại
tài sản trở lên là chưa phù hợp với biến động giá trị tài sản trên thị trường, phạm vi
và loại tài sản phải kê khai chưa phản ánh hết được tài sản, thu nhập của đối tượng
phải kê khai như các khoản chi phí sinh hoạt, chi phí học tập, đào tạo ở nước ngoài,
các khoản hiến, tặng, cho các đối tượng ngoài phạm vi kê khai,...
Ba là, quy định về nội dung và hình thức công khai, minh bạch tài sản, thu
nhập chưa hợp lý. Pháp luật hiện nay chưa quy định việc phải công khai rộng rãi
thông tin về tài sản, thu nhập. Bản kê khai chỉ được niêm yết tại trụ sở làm việc,
công bố tại các cuộc họp, hội nghị của cơ quan, đơn vị nên người dân không được
tiếp cận với các bản kê khai về tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức quản lý.
Bốn là, quy định về việc xác minh tài sản, thu nhập chưa tạo được tính chủ
động nhằm làm rõ tính trung thực của việc kê khai. Quy định về xác minh kê khai
mới chỉ dừng lại ở xác minh việc kê khai mà chưa xác minh nội dung nguồn gốc tài
sản kê khai, chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm tra xác minh nguồn gốc, số lượng,
giá trị tài sản, thu nhập kê khai.
Năm là, quy định về chế tài xử lý vi phạm về công khai, minh bạch tài sản,
thu nhập chưa cụ thể và không đủ sức răn đe. Trong đó, quy định xử lý kỷ luật đối
với đối tượng không kê khai hoặc kê khai chậm quá nhưng chưa đủ sức răn đe; chưa
có quy định cụ thể về xử lý đối với người và số tài sản kê khai không trung thực;
chưa có quy định xử lý trách nhiệm người được giao nhiệm vụ mà thực hiện nhiệm
vụ xác minh không đầy đủ, thiếu chặt chẽ...
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, để góp phần hoàn thiện pháp luật về
phòng, chống tham nhũng nói chung và tạo cơ sở pháp lý cho việc công khai, minh
bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức quản lý nên tác giả chọn đề tài “Công
khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức quản lý trong cơ quan
hành chính nhà nước tại tỉnh Sóc Trăng” để làm đề tài Luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính của mình.