Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cơ sở tồn tại và sự vận động của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa
MIỄN PHÍ
Số trang
24
Kích thước
201.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1232

Cơ sở tồn tại và sự vận động của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

A_ ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất nước ta sau khi bước qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt cũng là

lúc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân , nhận biết rõ

về tình hình Đảng và Nhà nước ta chủ trương bước vào thời kỳ quá độ lên

CNXH .Một trong những nhiệm vụ quan trọng của thời kỳ này chính là

thực hiện nhất quán ,lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành

phần nhằm mục tiêu hàng đầu là giải phóng sức lao động , động viên tối

đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho Công nghiệp hoá_Hiện đại

hoá nâng cao hiệu quả kinh tế va xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của thời kỳ quá độ

nước ta đã gặp phải một số khó khăn như : chúng ta xuất phát từ một nền

kinh tế lạc hậu ,cơ sở vật chất yếu kém .. Bên cạnh đó thực tiễn vẫn còn

tồn tại một số vấn đề đòi hỏi phaỉ tiếp tục đúc kết hệ thống lý luận ,đổi

mới tư duy ,vì vậy em lựa chọn đề tài “ Cơ sở tồn tại và sự vận động

của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên Chủ

Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam”. Để có cơ sở khoa học để tiếp cận và có

được những nhận thức đúng về nhiệm vụ trong thời kỳ quá độ lên CNXH

ở nước ta.

1

B_ NỘI DUNG

1.NHỮNG LUẬN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN VÀ QUAN

ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ VẤN ĐỀ TỒN TẠI NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH

PHẦN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM.

1.1.NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ

LÊN CNXH Ở VIỆT NAM LÀ MỘT TẤT YẾU KHÁCH QUAN.

1.1.1.Quan niệm về thành phần kinh tế

Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dược

đặc trưng bởi hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.Bởi vậy

thành phần kinh tế tồn tại ở những hình thức tổ chức kinh tế nhất định ,

trong đó, căn cứ vào quan hệ sản xuất (mà hạt nhân la quan hệ sở

hữu)nào thống trị để xác định từng thành phần kinh tế cụ thể.

Vì các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập với nhau mà có liên

hệ chặt chẽ , tác động lẫn nhau nên cơ cấu kinh tế thống nhất phải bao

gồm nhiều thành kinh tế.

1.1.2.Sự tồn tại khách quan của kinh tế nhiều thành phần trong

thời kỳ quá độ.

Thời kỳ quá độ là một thời kỳ lịch sử đặc biệt , trong đó kết cấu

kinh tế xã hội vừa bao hàm những yếu tố của xã hội cũ đang suy thoái

dần , vừa bao hàm những yếu tố của xã hội mới ra đời , đang lớn lên từng

bước nhưng chưa giành toàn thắng.Điều đó có nghĩa là nó mang tính chất

quá độ.V.I.Leenin viết:”danh từ quá độ có nghĩa là gì?Vận dụng vào kinh

tế , có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần ,

những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội

không?Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có”.

Leenin cũng chỉ ra rằng , ở các nước đi lên chủ nghĩa xã hội phổ

biến có ba thành phần kinh tế cơ bản:kinh tế xã hội chủ nghĩa , kinh tế tư

bản chủ nghĩa và kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ.Song thành phần kinh tế

khác phương thức sản xuất ở chỗ khi nó chưa đóng vai trò thống trị

nhưng cũng không ở vào vị trí chi phối , nó tồn tại như một bộ phận

tương đối độc lập , đan xen với các bộ phận khác của kết cấu kinh tế xã

hội.Bởi ý nghĩa này , nền kinh tế nhiều thành phàn là đặc trưng riêng có

của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế ở nước ta trong thời kỳ quá độ

là tát yếu khách quan.Tính tất yếu đố được quy định bởi các điểm sau:

Một là do lực lượng sản xuất phát triển không đồng đều giữa

các vùng, các ngành và trong nội bộ từng vùng , dẫn tới trình độ khác

nhau của lực lượng sản xuất , tất yếu phải tồn tại nhiều hình thức sở hữu

về tư liệu sản xuất và nhiều thành phần kinh tế.

Hai là do tính chất quá độ từ một nước thuộc địa nửa phong

kiến đi lên chủ nghĩa xã hội , không qua chế độ tư bản chủ nghĩa ,nước ta

tất yếu còn có kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể của nông dan, thợ thủ

công , người làm thương nghiệp , dich vụ và kinh tế tự nhiên. Để phát

triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!