Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cơ sở tâm lý phòng, chống chiến tranh tâm lý của địch ở đơn vị cơ sở hiện nay
PREMIUM
Số trang
204
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1628

Cơ sở tâm lý phòng, chống chiến tranh tâm lý của địch ở đơn vị cơ sở hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

7

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

BÙI VĂN CƠ

C¬ së t©m lý phßng, chèng chiÕn tranh t©m Lý

CñA §ÞCH ë ®¬n vÞ c¬ së hiÖn nay

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2010

8

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chiến tranh tâm lý là cuộc chiến tranh đặc biệt nguy hiểm trong chiến

lược DBHB của CNĐQ, là cuộc chiến trên lĩnh vực chính trị tư tưởng và văn

hoá đang được CNĐQ và các thế lực thù địch sử dụng nhằm phá hoại các

nước không đi theo quĩ đạo của chúng.

Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam đang ở thời kỳ với

nhiều thời cơ, vận hội nhưng cũng có nhiều thách thức. Sự nghiệp ấy đòi hỏi

phải kiên định, vững vàng mục tiêu, định hướng XHCN mà Đảng và nhân dân

ta đã lựa chọn, nó đi ngược lại với ý muốn, tham vọng của CNĐQ và các thế

lực phản động. Do vậy, đất nước ta, sự nghiệp vĩ đại của Đảng và nhân dân ta

luôn là đối tượng phá hoại bằng chiến lược DBHB của CNĐQ, đứng đầu là đế

quốc Mỹ. Dự báo tình hình những năm sắp tới, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ X của Đảng đã nhận định: “Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm

mưu DBHB, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền

hòng thay đổi chế độ chính trị ở nước ta” [26, tr.75], trong đó “phi chính trị

hoá” quân đội là một trong những hướng tiến công chủ yếu.

Sử dụng CTTL nhằm phá hoại về chính trị, tư tưởng, văn hoá, đạo đức, lối

sống…, tiến tới phi chính trị hoá quân đội, CNĐQ và các thế lực phản động tất

yếu chú ý đến đội ngũ sĩ quan, đặc biệt là đội ngũ sĩ quan trẻ và hạ sĩ quan, chiến

sĩ ở các ĐVCS. Bởi vì, họ là lực lượng nòng cốt cho sức mạnh chiến đấu của

quân đội để bảo vệ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo vệ Tổ

quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN. Do vậy, nhiệm vụ

đặc biệt quan trọng và rất cần thiết của cán bộ, chiến sĩ ở ĐVCS là hiểu rõ về

CTTL của địch và biết cách phòng, chống có hiệu quả cuộc chiến tranh này.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của những vấn đề trên, trong suốt quá

trình xây dựng quân đội nhất là trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng và

quân đội luôn quan tâm đến việc giáo dục và rèn luyện bản lĩnh chính trị, lập

trường giai cấp cho cán bộ, chiến sĩ để họ thực sự là những chiến sĩ tiên

9

phong trên mặt trận chính trị, tư tưởng, đấu tranh kiên quyết với sự tuyên

truyền, phá hoại về tư tưởng của CNĐQ, bảo vệ lý tưởng XHCN, bảo vệ sự

trong sáng của học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đấu tranh

với mọi sự xuyên tạc lý luận cách mạng, với những âm mưu, thủ đoạn trắng

trợn hoặc trá hình của CNĐQ và các thế lực phản động. Trong huấn luyện,

giáo dục, cùng với bồi dưỡng các tri thức quân sự, các đơn vị đã từng bước

hình thành được tinh thần cảnh giác cách mạng, tinh thần đấu tranh trên lĩnh

vực tư tưởng cho bộ đội. Tuy vậy, cũng còn những mặt hạn chế chưa thấy hết

sự nguy hiểm của những âm mưu, phương thức, thủ đoạn tác động tư tưởng,

luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của CNĐQ và các thế lực thù địch; các nội

dung, biện pháp phòng, chống CTTL của địch ở ĐVCS còn nhiều hạn chế.

Từ tình hình trên, vấn đề phòng, chống CTTL đã được các cơ quan, các

nhà khoa học trong và ngoài quân đội nghiên cứu ở những bình diện, lĩnh vực

khác nhau. Các công trình nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực tâm lý học xã

hội và tâm lý học quân sự đã có những đóng góp rất quan trọng cả về lý luận

và thực tiễn. Tuy nhiên, từ góc độ những cơ sở tâm lý để phòng, chống cuộc

chiến tranh này ở ĐVCS cho đến nay vẫn còn những khoảng trống cần được

nghiên cứu đầy đủ hơn.

Xuất phát từ tính chất đặc biệt nguy hiểm của CTTL, thực trạng phòng,

chống CTTL của địch ở các ĐVCS và sự phát triển mới của vấn đề nghiên

cứu hiện nay, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Cơ sở tâm lý phòng, chống chiến

tranh tâm lý của địch ở đơn vị cơ sở hiện nay”.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở tâm lý phòng, chống CTTL của địch, từ đó đề xuất

các biện pháp tâm lý xã hội nhằm nâng cao kết quả phòng, chống cuộc chiến

tranh này ở ĐVCS hiện nay.

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết các

nhiệm vụ chủ yếu sau:

10

- Nghiên cứu lý luận, xác định cơ sở tâm lý để phòng, chống CTTL của

địch, chỉ ra cơ chế tác động của CTTL đối với QN ở ĐVCS.

- Khảo sát thực trạng sự tác động, ảnh hưởng của CTTL, phân tích thực

trạng; tổ chức thực nghiệm về phòng, chống CTTL của địch ở ĐVCS hiện nay.

- Đề xuất các biện pháp pháp tâm lý xã hội nhằm nâng cao kết quả

phòng, chống CTTL của địch ở ĐVCS hiện nay.

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

* Khách thể nghiên cứu

Quân nhân và TTQN ở ĐVCS.

* Đối tượng nghiên cứu

Cơ sở tâm lý phòng, chống CTTL của địch.

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở tâm lý phòng, chống CTTL của

địch, mà trọng tâm là cơ chế tác động của cuộc chiến tranh này đối với QN ở

các ĐVCS thuộc QK 1, QK3, BTLTĐ, QĐ1, QĐ 2.

5. Giả thuyết khoa học

Kết quả phòng, chống CTTL của địch ở ĐVCS phụ thuộc một cách tất

yếu và có quy luật vào những nhân tố xác định, trong đó sự hiểu biết về

CTTL và những yếu tố tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội của chủ thể phòng,

chống có vai trò rất quan trọng. Nếu chúng ta chỉ ra được cơ chế tác động của

CTTL của địch, đặc điểm tâm lý cơ bản của QN và TTQN, phân tích rõ thực

trạng sự tác động, ảnh hưởng, thực trạng phòng, chống cuộc chiến tranh này

thì sẽ đề xuất được các biện pháp tâm lý xã hội để nâng cao kết quả phòng,

chống CTTL của địch ở ĐVCS hiện nay.

6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài được xây dựng trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng

Cộng sản Việt Nam, quân đội về đấu tranh tư tưởng, chống DBHB và CTTL,

xây dựng bản lĩnh chính trị cho QN. Nghiên cứu từ góc độ của tâm lý học xã

11

hội và tâm lý học quân sự, vận dụng các nguyên tắc quyết định luận duy vật

các hiện tượng tâm lý; nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức và hoạt

động; nguyên tắc tiếp cận hoạt động nhân cách.

Chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của tâm lý

học, bao gồm các phương pháp chủ yếu như: nghiên cứu văn bản, tài liệu;

quan sát; điều tra viết bằng phiếu hỏi; thực nghiệm; nghiên cứu kết quả hoạt

động; chuyên gia; toạ đàm, phỏng vấn; xử lý số liệu bằng thống kê toán học.

7. Đóng góp mới của luận án

* Về lý luận

Luận án đã nghiên cứu bổ sung một số khái niệm của Tâm lý học quân

sự như: Phòng, chống CTTL của địch ở ĐVCS; Cơ sở tâm lý phòng, chống

CTTL của địch ở ĐVCS; Cơ chế tác động của CTTL đối với QN ở ĐVCS

hiện nay. Nghiên cứu luận giải cơ chế tác động của CTTL đối với QN ở

ĐVCS hiện nay.

* Về thực tiễn

Luận án đã chỉ ra thực trạng sự tác động, ảnh hưởng của CTTL, thực

trạng và tổ chức thực nghiệm về phòng, chống CTTL của địch ở ĐVCS góp

phần đề xuất các biện pháp tâm lý xã hội nâng cao kết quả phòng, chống

CTTL của địch ở ĐVCS hiện nay.

Các kết quả của công trình nghiên cứu này góp thêm một tài liệu tham

khảo trong dạy học Tâm lý học quân sự ở các nhà trường quân đội, là một tài

liệu quan trọng giúp cán bộ cơ sở tăng cường giáo dục nâng cao tinh thần

cảnh giác trước sự phá hoại về chính trị tư tưởng và tâm lý của CNĐQ và các

thế lực thù địch đối với cán bộ, chiến sĩ ở ĐVCS hiện nay, góp phần đánh bại

mọi mưu toan phi chính trị hoá quân đội.

8. Kết cấu của luận án

Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương (12 tiết), kết luận, kiến nghị,

danh mục công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, tài liệu

tham khảo và phụ lục.

12

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm

của Đảng Cộng sản Việt Nam về đấu tranh tƣ tƣởng

1.1.1. Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin về

đấu tranh tư tưởng

Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin coi đấu tranh tư tưởng là mặt

trận nóng bỏng của cuộc đấu tranh giai cấp, diễn ra gay go và quyết liệt.

Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khái quát về sự

thật hiển nhiên là mỗi giai cấp mới thay thế cho giai cấp thống trị trước mình

đều phải: “nhất thiết biểu hiện lợi ích của bản thân thành lợi ích chung của

mọi thành viên trong xã hội…, phải gắn cho những tư tưởng của bản thân

mình một hình thức phổ biến, phải biểu hiện những tư tưởng đó thành những

tư tưởng duy nhất hợp lý, duy nhất có giá trị phổ biến” 58, tr.68. Thực chất

đó là sự phủ định hệ tư tưởng của giai cấp này đối với giai cấp khác khi có sự

đối lập về lợi ích, đồng thời là sự bảo vệ, phát triển và mở rộng phạm vi ảnh

hưởng của hệ tư tưởng của giai cấp mình trong xã hội nhằm đấu tranh giành

con tim, khối óc và phương hướng chính trị, giai cấp của con người.

Trong “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”, C.Mác

viết: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của

vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng

lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần

chúng” 57, tr.580. Như vậy, C.Mác rất coi trọng vai trò của đấu tranh trên lĩnh

vực tư tưởng, xem đấu tranh tư tưởng như “vũ khí phê phán” để chống lại những

luận điệu vu khống của giai cấp tư sản đối với những người cộng sản về các vấn

đề xã hội, chính trị, văn hoá, tinh thần, vạch trần bản chất bóc lột của giai cấp tư

sản, tính chất phản động của tư tưởng tư sản, đưa tư tưởng XHCN vào đời sống

13

tinh thần của giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động, vì vậy, vũ khí ấy

có thể “đánh đổ lực lượng vật chất” khi quần chúng được giác ngộ.

Bảo vệ, phát triển học thuyết của C.Mác, Ph.Ăngghen và trực tiếp tổ

chức giáo dục, lãnh đạo quần chúng làm cách mạng XHCN ở nước Nga,

V.I.Lênin đặc biệt quan tâm tới đấu tranh tư tưởng. V.I.Lênin thừa nhận “Giá

trị lý luận của C.Mác về bản chất là một lý luận có tính chất phê phán và cách

mạng... Lý luận này công khai tự đề ra cho mình nhiệm vụ phải vạch trần hết

thảy mọi hình thức đối kháng và hình thức bóc lột” 47, tr.420. Kế thừa lý luận

có tính chất phê phán trong thời kỳ mới, thời kỳ Lênin, đấu tranh tư tưởng lúc

này có ý nghĩa nóng hổi, đòi hỏi những người cộng sản phải nhận thức thật rõ

nhiệm vụ cơ bản, có tính chất nguyên tắc của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa

cơ hội và chủ nghĩa giáo điều tả khuynh, Người nhắc nhở: “phải nhận rõ những

đặc điểm cụ thể đã có và tất nhiên phải có cuộc đấu tranh ấy, theo đúng những

đặc trưng của mỗi nước về mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, thành phần dân tộc

thuộc địa và giáo phái, v.v...” 55, tr.95. Như vậy, theo V.I.Lênin cần phải xác

định rõ đối tượng, kẻ thù của cuộc đấu tranh tư tưởng, đồng thời đấu tranh tư

tưởng phải được gắn liền với những điều kiện cụ thể khác nhau trên mọi bình

diện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá và giáo phái trong từng quốc gia.

Theo các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, đấu tranh tư tưởng cần

phải trang bị cho giai cấp vô sản thế giới quan, niềm tin khoa học, giúp giai

cấp vô sản và nhân dân lao động giác ngộ sâu sắc vai trò, nghĩa vụ xoá bỏ

tận gốc CNTB, xây dựng xã hội CSCN. C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định,

đấu tranh tư tưởng là việc công khai tuyên bố với nhân loại hiểu rõ rằng, cách

mạng CSCN nhằm thủ tiêu CNTB, là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với “chế độ

sở hữu cổ truyền” và với những “tư tưởng cổ truyền”, như trong Tuyên ngôn

của Đảng cộng sản, khi bàn về những người vô sản và những người cộng sản

[59, tr.616, 626] các ông đã chỉ rõ.

Cũng như C.Mác và Ph.Ăngghen, trong đấu tranh tư tưởng, V.I.Lênin

coi trọng nâng cao nhận thức chính trị của quần chúng, Người viết: “Nâng cao

14

sự giác ngộ của quần chúng, hiện nay cũng như bất cứ lúc nào, vẫn là nền tảng

và nội dung chủ yếu của toàn bộ công tác của chúng ta” 50, tr.472. Muốn đấu

tranh tư tưởng thành công, các lực lượng cách mạng không thể xa rời, coi nhẹ

vũ khí tinh thần của mình là hệ tư tưởng XHCN. V.I.Lê nin đã nhắc nhở trong

tác phẩm “Làm gì” rằng: “Vấn đề đặt ra chỉ là như thế này: hệ tư tưởng tư sản

hoặc hệ tư tưởng XHCN. Không có hệ tư tưởng trung gian... Vì vậy, mọi sự coi

nhẹ hệ tư tưởng XHCN, mọi sự xa rời hệ tư tưởng XHCN đều có ý nghĩa là

tăng cường hệ tư tưởng tư sản” 48, tr.49-50. Luận điểm này còn cho thấy,

“Thuyết đa nguyên” và các dạng biến hoá của nó... thực chất chỉ là những trò

lừa bịp chính trị, chỉ là “những lời lẽ tốt đẹp để che đậy một sự thật không đẹp

đẽ gì, là một việc tai hại nhất và nguy hiểm nhất đối với sự nghiệp của giai cấp

vô sản, đối với sự nghiệp của quần chúng lao động” 52, tr.14.

Với thế hệ trẻ, V.I.Lênin chỉ dẫn phải gắn liền quá trình học tập với cuộc

đấu tranh giai cấp nói chung, đấu tranh tư tưởng nói riêng. Người viết: “Nhà

trường phải trở thành một công cụ của chuyên chính vô sản, nghĩa là nhà

trường không những phải truyền bá những nguyên lý của CNCS nói chung, mà

còn là công cụ truyền bá ảnh hưởng về tư tưởng, về tổ chức và giáo dục của

giai cấp vô sản vào những tầng lớp nửa vô sản và không phải vô sản trong quần

chúng lao động” 53, tr.141. Nếu việc học tập chỉ dừng lại ở những cái trong

sách vở về CNCS mà không gắn liền với sự truyền bá tư tưởng vào các tầng

lớp quần chúng trong thực tiễn đấu tranh cách mạng đang diễn ra thì đó là “một

trong những tai họa ghê gớm nhất”, “một trong những tác hại lớn nhất”.

Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin còn chỉ ra điều kiện của đấu

tranh tư tưởng. Ph.Ăngghen viết: “Chủ nghĩa cộng sản, ở mức độ lý luận, là sự

biểu hiện lý luận của lập trường giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh đó và sự

khái quát lý luận về những điều kiện giải phóng của giai cấp vô sản” 1, tr.399.

Đấu tranh tư tưởng phải đứng vững trên lập trường, quan điểm của giai cấp

công nhân. Đó chính là nền tảng vững chắc cho cuộc đấu tranh này.

15

Trong cuộc đấu tranh tư tưởng, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin

cũng luôn nhắc nhở những người cộng sản phải vạch trần âm mưu, thủ đoạn

của kẻ thù, cảnh giác với sự xuyên tạc, mị dân, sự lợi dụng những tư tưởng lỗi

thời, những thói quen trong dân chúng của giai cấp tư sản.

Đấu tranh với các quan điểm sai trái phản động, V.I.Lênin đã chỉ rõ: “giai

cấp vô sản cần biết sự thật, và chẳng có gì tai hại hơn cho sự nghiệp của họ bằng

những lời dối trá có vẻ đẹp đẽ và êm tai của bọn tiểu tư sản” [54, tr.112]. Để đấu

tranh duy trì chế độ của mình, giai cấp tư sản bao giờ cũng vay mượn ở những

tư tưởng phản động cũ, rồi đem hiện đại hoá nó để nô dịch những người lao

động, làm mất uy tín của những quan điểm tiến bộ. Những quan điểm phản

động nhất của thế kỷ XX được yếm thế trong chủ nghĩa Sô vanh, chủ nghĩa

quốc gia hẹp hòi, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc v.v... để mị dân, lừa dối con

người một cách phi lý. Giai cấp tư sản còn tính đến việc lợi dụng sự tụt hậu về

nhận thức xã hội khỏi đời sống xã hội, sự tụt bậc của tập quán, thói quen tồn tại

ở những địa bàn tâm lý xã hội, ở nhận thức thường ngày của quần chúng, lợi

dụng thói tham lam trục lợi, thói du thủ du thực, quan liêu, bon chen danh lợi

còn tồn tại ở một bộ phận con người để lôi kéo, mua chuộc, nô dịch tư tưởng,

lũng đoạn đội ngũ giai cấp công nhân. Do đó, đấu tranh tư tưởng cần phải vạch

rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, V.I.Lênin viết:

Trong tất cả các nước tư bản chủ nghĩa trên toàn thế giới, giai cấp tư

sản dùng hai phương pháp đấu tranh chống lại phong trào công nhân.

Phương pháp thứ nhất là phương pháp bạo lực, hãm hại, cấm đoán và

đàn áp. Về thực chất đó là một phương pháp mang dấu vết của chế độ

nông nô, của thời đại trung cổ... Phương pháp đấu tranh khác mà giai

cấp tư sản dùng để chống lại phong trào là chia rẽ công nhân, làm rối

loạn hàng ngũ của họ, mua chuộc một số đại biểu hoặc một số nhóm

của giai cấp vô sản để lôi kéo họ sang phe giai cấp tư sản 51, tr.377.

Như vậy, đấu tranh tư tưởng, theo quan điểm của các nhà kinh điển chủ

nghĩa Mác - Lênin là phải xác định rõ đối tượng, kẻ thù, vạch trần những âm

16

mưu thủ đoạn của chúng, đấu tranh tư tưởng phải trên nhiều bình diện kinh tế,

chính trị, văn hoá, xã hội... phù hợp với tình hình thực tiễn khác nhau, phải

trang bị kỹ càng vũ khí tinh thần cho các lực lượng đấu tranh, hết sức cảnh

giác với quan điểm phi chính trị, sự xuyên tạc của kẻ thù đối với hệ tư tưởng

của giai cấp công nhân, gắn liền học tập chính trị với truyền bá rộng rãi tư

tưởng của giai cấp vô sản, xây dựng sự đoàn kết, trạng thái chính trị, tinh thần

và tâm lý tích cực cho quần chúng nhân dân.

1.1.2. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng

Cộng sản Việt Nam về đấu tranh tư tưởng

Sinh thời, Hồ Chí Minh thường xuyên chăm lo tới công tác tư tưởng

nói chung và đấu tranh trên lĩnh lực tư tưởng nói riêng.

Hồ Chí Minh cho rằng, trong tư tưởng của con người không thể đem

dung hoà giữa các quan điểm chính trị, xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin với

các quan điểm phi mác xít. Đấu tranh tư tưởng phải đứng vững trên lập trường

của chủ nghĩa Mác - Lênin mà giải quyết vấn đề, tránh sự “điều hoà”, “trung

dung”. Hồ Chí Minh viết: “Trong khi học tập phải đem những điều học được

để phân tích và giải quyết các vấn đề thực tế trong công tác, trong tư tưởng của

bản thân mình và của Đảng” 77, tr.499, Người nhấn mạnh, “phải bảo vệ chân

lý, phải có nguyên tắc tính, không được ba phải điều hoà” 77, tr.500.

Theo Hồ Chí Minh, cần phải chủ động tiến công tư tưởng, “phải đánh

thắng địch về tuyên truyền” 75, tr.284, công khai tố cáo, vạch trần bản chất

của CNĐQ thực dân, chỉ rõ âm mưu thủ đoạn che dấu tội ác của chúng. Bởi

vì, “Để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột giết người, CNTB thực dân luôn

luôn điểm trang cho cái huy chương mục nát của nó bằng những châm ngôn

lý tưởng: Bác ái, Bình đẳng, v.v...” [70, tr.75]. Chính Người đã viết nhiều bài

báo, tác phẩm về chủ nghĩa thực dân, đế quốc như Bản án chế độ thực dân

Pháp, Tâm địa thực dân, Bình đẳng, Vực thẳm thuộc địa, Hành hình kiểu Lin

sơ, Một phương diện ít người biết đến nền văn minh Mỹ, Công cuộc khai hoá

giết người… để tố cáo tội ác, tiến công tư tưởng, vạch trần tâm địa của chúng.

17

Để chiến đấu và chiến thắng quân địch, không chỉ dùng sức mạnh quân

sự, mà còn phải chủ động tác động vào nhận thức, tư tưởng, chính trị. Sự tác

động đó được Hồ Chí Minh xem như mũi tiến công sắc bén, lợi hại khoét sâu

vào mâu thuẫn vốn có trong hàng ngũ của địch, chỉ cho họ hiểu rõ bản chất phản

động của bọn cầm quyền, đầu sỏ, ngoan cố... làm cho chúng suy yếu, bị cô lập

về chính trị, tư tưởng, tan rã về tổ chức. Hồ Chí Minh nói: “Địch vận là tìm cách

làm sao phá được địch mà không phải đánh. Cái đó là việc chính trị” 72, tr.480.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, đấu tranh tư tưởng thông qua tuyên truyền còn

đặc biệt ở chỗ phải thu phục được địch. Trong thư gửi Hội nghị chính trị viên

tháng 3 năm 1948, Người viết: “Đối với quân địch: Chính trị viên phải biết cách

tuyên truyền khôn khéo, thiết thực, để giác ngộ họ, lôi kéo họ về phía ta” 71,

tr.393, trong bài nói trước chiến dịch Tây Bắc, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nếu

các chú khéo địch vận thì đó cũng là cách tiêu diệt sinh lực địch” 73, tr.560.

Theo Hồ Chí Minh, để giành thế chủ động trong cuộc đấu tranh tư

tưởng, đánh bại mọi hoạt động gián điệp và CTTL của địch, ngăn chặn và

trấn áp kịp thời mọi âm mưu của bọn phản động cần phải nắm vững tình hình

địch, thường xuyên duy trì tinh thần cảnh giác cách mạng của quân và dân ta.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, trong chiến tranh muốn thắng thì phải biết địch,

biết mình, cần phải điều tra nghiên cứu kĩ để biết được âm mưu của giặc. Tại

Hội nghị quân sự lần thứ năm tháng 8 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

từng nói: “Ta biết rõ địch thì thắng. Nếu để địch biết rõ ta thì thất bại. Cho

nên phải hết sức giữ bí mật” [72, tr.480]. Sinh thời, Người thường xuyên dặn

dò, nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ ta: “Phải luôn luôn cảnh giác, nâng cao chí khí

chiến đấu, bất kì thời chiến hay thời bình” [76, tr.306]. Trong bài nói tại Hội

nghị cán bộ vùng địch hậu tháng 10 năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn

mạnh: “Các cô, các chú phải luôn nâng cao tính cảnh giác đối với âm mưu

địch, luôn luôn làm cho đồng bào và cán bộ hăng hái đấu tranh và tin tưởng ở

thắng lợi. Khi thắng, không được chủ quan khinh địch; khi gặp khó khăn tạm

18

thời, không được bi quan dao động” [74, tr.155]. Do vậy, cuộc đấu tranh tư

tưởng đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên theo dõi nắm bắt những âm mưu,

thủ đoạn của địch, nêu cao tính cảnh giác đối với quân địch, đồng thời giữ

vững bí mật quân sự, bí mật quốc gia.

Đảng ta luôn trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt

Nam, luôn coi trọng vị trí, vai trò của lĩnh vực đấu tranh tư tưởng, thường

xuyên quan tâm giáo dục chính trị tư tưởng cho quân đội và nhân dân, chỉ rõ

âm mưu, thủ đoạn tác động tư tưởng của địch, chủ động đấu tranh làm thất

bại mọi âm mưu của chúng.

Ngay từ những năm đầu thành lập, Đảng ta đã xác định: “Nhiệm vụ đẩy

mạnh cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng trong nội bộ Đảng chống mọi sự chao

đảo phi cách mạng là đặc biệt cần thiết” 23, tr.372, đồng thời với cuộc đấu

tranh đó “phải tuyên truyền, vạch trần các thủ đoạn lừa dối của bọn đế quốc...

và giải phóng quần chúng khỏi ảnh hưởng của chủ nghĩa quốc gia cải lương và

các Đảng dân tộc khác” 21, tr.181. Khi đế quốc Pháp với chính sách “thẳng

tay khủng bố” không phá hoại được phong trào cách mạng những năm 1931,

chúng đã chuyển sang các phương pháp tấn công tư tưởng làm lũng đoạn tổ

chức Đảng, hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta đã chỉ rõ âm mưu xảo

quyệt và sự lừa gạt của chúng hòng “làm cho quần chúng phân vân chán nản

mất tinh thần tranh đấu để chia rẽ lực lượng của công nông và phá hoại phong

trào cách mạng” 22, tr.223, chống lại các biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, tư

tưởng tiểu tư sản, dao động không kiên định, những khuynh hướng manh động,

khủng bố cá nhân, biệt phái, chủ nghĩa quốc tế công đoàn, chống những tư

tưởng sai lầm như thiếu tin tưởng ở sức mạnh của quần chúng, đánh giá thấp

vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản trong phong trào cách mạng... và khẳng

định: “Tất cả cuộc đấu tranh tư tưởng ấy chống chủ nghĩa cơ hội là một cuộc

đấu tranh không khoan nhượng của đường lối chính trị vô sản” 24, tr.426. Để

19

cuộc đấu tranh có hiệu quả, Đảng cũng chỉ rõ cần phải có sự cố gắng để thanh

toán sự kém cỏi về chính trị, nâng cao trình độ lý luận và tinh thần chiến đấu

cho tất cả đảng viên không trừ đảng viên nào.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn đề cao vai trò vị

trí hàng đầu của đấu tranh tư tưởng. Sinh mạng của Đảng cũng như thành bại

của cách mạng có quan hệ trực tiếp tới lĩnh vực đấu tranh tư tưởng. Trong mỗi

giai đoạn cụ thể, tình hình cụ thể, Đảng ta đều chỉ ra những yêu cầu, nhiệm vụ

đấu tranh trên mặt trận tư tưởng nhằm kiên định mục tiêu, con đường đi lên

CNXH. Trong những năm đổi mới đất nước, khi CNĐQ và các thế lực thù địch

đẩy mạnh chiến lược DBHB trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng nhằm phá hoại

nước ta, Đảng càng coi trọng hơn: “Chúng ta phải đấu tranh chống những luận

điệu và thủ đoạn đả kích, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa chủ nghĩa Mác - Lênin

từ phía những thế lực thù địch, những kẻ cơ hội” 25, tr.127. Đồng chí Tổng bí

thư Nông Đức Mạnh nhấn mạnh: “Đấu tranh chống lại những quan điểm, luận

điệu sai trái, thù địch. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết” 60, tr.7. Nghị

quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX đã chỉ rõ

một trong những nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình

hình mới là: “chủ động tiến công, triển khai có hiệu quả cuộc đấu tranh trên

mặt trận tư tưởng, lý luận, làm thất bại chiến lược DBHB, âm mưu bạo loạn lật

đổ của các thế lực thù địch” 3, tr.79, đồng thời phải chống chủ nghĩa cá nhân,

tư tưởng cơ hội, thực dụng, chặn đà suy thoái về đạo đức, lối sống, nâng cao

tinh thần cảnh giác làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn DBHB, gây chia rẽ,

nghi ngờ, mất đoàn kết nội bộ, ngăn chặn mọi hoạt động phát tán tài liệu xấu,

thông tin bịa đặt, thư nặc danh, mạo danh, có nội dung xấu.

Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ X khẳng định, bảo vệ Tổ

quốc Việt Nam XHCN hiện nay là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống

nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN, bảo

vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hoá và an ninh xã hội,

20

duy trì trật tự kỉ cương, an toàn xã hội, giữ vững ổn định đất nước; ngăn ngừa,

đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu hoạt động chống phá, thù địch, không để bị

động bất ngờ. Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình thế giới, trong nước, tính chất

phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp hiện nay, khi CNĐQ và các thế lực thù địch

đang tăng cường thực hiện âm mưu, thủ đoạn DBHB nhằm phá hoại chính trị, tư

tưởng và tổ chức đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, nhân

dân và quân đội ta, các Nghị quyết TW8 Khoá IX về chiến lược bảo vệ Tổ quốc

trong tình hình mới; Kết luận của Hội nghị TW12 Khoá IX về tăng cường công

tác tư tưởng trong tình hình hiện nay; Chỉ thị 64/CT-TW về kỷ luật phát ngôn và

bảo vệ bí mật của Đảng; Chỉ thị số 05/CT-TW về đấu tranh chống quan điểm sai

trái và hoạt động phát tán tài liệu chống Việt Nam… đã có đề cập đến công tác

giáo dục xây dựng bản lĩnh chính trị, nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn

tác động tư tưởng của địch cho quân đội và nhân dân, chủ động đấu tranh tư

tưởng làm thất bại mọi âm mưu của chúng.

Như vậy, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí

Minh và Đảng ta rất coi trọng đấu tranh tư tưởng trong hoạt động cách mạng.

Để cuộc đấu tranh tư tưởng thắng lợi cần phải trang bị thế giới quan, niềm tin

khoa học cho giai cấp vô sản và nhân dân lao động, chủ động tiến công tư

tưởng, thường xuyên nêu cao cảnh giác, nhận thức rõ bản chất, âm mưu, thủ

đoạn của kẻ thù. Đấu tranh tư tưởng diễn ra bởi nhiều kênh, nhiều hình thức

mang tính cộng đồng, xã hội cao như tuyên truyền, cổ động, bút chiến, diễn

đàn, truyền thông, báo chí và các hoạt động văn hoá văn nghệ. Đấu tranh tư

tưởng cũng đồng thời là cuộc đấu tranh chống hệ tư tưởng tư sản, tư tưởng

lệch lạc, hữu khuynh, cơ hội, xét lại, giáo điều, duy ý chí… để bảo vệ chân lý,

phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Quan điểm của các

nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta là

một hệ thống nhất quán, phát triển về đấu tranh tư tưởng, là cơ sở lý luận và

phương pháp luận để đi sâu nghiên cứu CTTL và cơ sở tâm lý phòng, chống

CTTL của địch ở ĐVCS hiện nay.

21

1.2. Vấn đề cơ sở của chiến tranh tâm lý trong tâm lý học và tâm lý

học quân sự

1.2.1. Tâm lý học và tâm lý học quân sự tư sản về cơ sở của chiến

tranh tâm lý

Tâm lý học và tâm lý học quân sự tư sản là cơ sở lý luận và phương

pháp luận cho việc tiến hành CTTL. Các học thuyết tâm lý học và tâm lý học

quân sự tư sản được CNĐQ vận dụng một cách tối ưu nhằm tác động vào tinh

thần, ru ngủ ý thức, đánh lạc hướng chính trị của đối phương.

Tâm lý học hành vi là cơ sở cho các chuyên gia CTTL của CNĐQ quy

hành vi của người lính thành những phản ứng, những tác động riêng rẽ gắn

liền với những kích thích thô bạo tương ứng từ bên ngoài theo công thức

“Kích thích (S)  Phản ứng (R)”. Họ đã cố tình lảng tránh bản chất xã hội

của nhân cách, điều này cho phép họ giản đơn hoá việc giải thích sự đối lập

lợi ích giai cấp, nhằm thực hiện “phi chính trị hoá” binh lính cũng như đối với

quân đội đối phương, giữ vững chính trị của giai cấp tư sản. Theo hướng này,

các nhà tổ chức CTTL luôn cố gắng tác động, kích thích hành vi bằng nhiều

phương tiện, hình thức đối với binh lính đối phương theo mục đích xác định.

Làm được như vậy, thực chất là họ đã gạt bỏ yếu tố bên trong, tính chủ thể, ý

thức và đặc biệt là ý thức chính trị của binh sĩ đối phương.

Phân tâm học cũng được các nhà tổ chức CTTL dựa vào để tìm kiếm

những phương thức, thủ đoạn kích thích binh lính đối phương. Lý thuyết về

“bản năng dưới tầng sâu”, “bản năng tính dục”, “bản năng sống”, “bản năng

huỷ hoại”... được họ sử dụng triệt để nhằm sinh vật hoá các hành vi của con

người và binh lính đối phương. Khi nghiên cứu thuyết phân tâm của Sigmund

Freud trong cuốn “Các thuyết về tâm lý học phát triển”, tác giả Patricia

H.Miler đã từng nhận xét: “Quan niệm của S.Freud về tiềm năng của con

người trong hành vi huỷ hoại không thể dễ dàng bị gạt ra sau hai cuộc thế

chiến và những tội ác chính trị của thời kỳ đó” [dẫn theo 84, tr.142]. Để thực

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!