Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cơ chế tác động lòng trắc ẩn lên ý định khởi sự kinh doanh xã hội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
SINH VIÊN: NGUYỄN ĐOÀN THIÊN KIM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: Cơ chế tác động lòng trắc ẩn lên ý định khởi sự
kinh doanh xã hội: Trường hợp đối tượng sinh viên ở một
nền kinh tế mới nổi
(Mechanisms for the impact of compassion on social
entrepreneurial intention: The case of students in an
emerging economy)
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
SINH VIÊN: NGUYỄN ĐOÀN THIÊN KIM
MSSV: 1954012132
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: Cơ chế tác động lòng trắc ẩn lên ý định khởi sự
kinh doanh xã hội: Trường hợp đối tượng sinh viên ở một
nền kinh tế mới nổi
(Mechanisms for the impact of compassion on social
entrepreneurial intention: The case of students in an
emerging economy)
Ngành: Quản trị kinh doanh
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Ngọc Tuấn Anh
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2023
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Ngọc Tuấn Anh
SVTH: Nguyễn Đoàn Thiên Kim
i
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Quản trị kinh
doanh và Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức và
tạo điều kiện tốt nhất để hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn
– Thầy Bùi Ngọc Tuấn Anh đã tận tình truyền đạt những kiến thức và
kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè
và tất cả mọi người đã giúp đỡ nhóm hoàn thành tốt đề tài.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 02 năm 2023
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Đoàn Thiên Kim
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Ngọc Tuấn Anh
SVTH: Nguyễn Đoàn Thiên Kim
ii
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................1
Giới thiệu: ..................................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài: ...................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:.........................................................................................3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :...................................................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:................................................................................3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: ...................................................................................4
1.4 Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................4
1.5 Ý nghĩa, đóng góp của nghiên cứu: ..................................................................5
1.6 Kết cấu của báo cáo nghiên cứu:.......................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU............................8
Giới thiệu: ..................................................................................................................8
2.1 Nền tảng lý thuyết của nghiên cứu....................................................................8
2.1.1 Doanh nghiệp xã hội...................................................................................8
2.1.2 Doanh nhân xã hội......................................................................................9
2.1.3 Ý định khởi sự kinh doanh xã hội (SEI).....................................................9
2.2 Lược khảo một số nghiên cứu tiêu biểu..........................................................10
2.2.1 Nghiên cứu của Segal và cộng sự (2002).................................................10
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Ngọc Tuấn Anh
SVTH: Nguyễn Đoàn Thiên Kim
iii
2.2.2 Nghiên cứu của Preeti Tiwari, Anil K. Bhat & Jyoti Tikoria (2017).......11
2.2.3 Nghiên cứu của Chaoyun Liang và cộng sự (2021) .................................12
2.2.4 Nghiên cứu của Phan Tấn Lực (2020)......................................................13
2.2.5 Nghiên cứu của Bùi Ngọc Tuấn Anh và Phạm Xuân Lan (2021)............14
2.2.6 Nghiên cứu của Ludi Wishnu Wardana và cộng sự (2020) .....................15
2.2.7 Nghiên cứu của Bingyan Tu và cộng sự (2021).......................................15
2.2.8 Nghiên cứu của Obi-Anike và cộng sự (2022).........................................16
2.2.9 Khoảng trống nghiên cứu từ lược khảo và đề xuất hướng tiếp cận..........17
2.3 Nền tảng lý thuyết của nghiên cứu..................................................................20
2.3.1 Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB)..................................................20
2.3.2 Lý thuyết nghề nghiệp nhận thức xã hội (SCCT).....................................21
2.3.3 Hiệu quả bản thân (SE).............................................................................21
2.3.4 Kỳ vọng kết quả (SOE). ...........................................................................22
2.3.5 Thái độ kinh doanh (EA). .........................................................................23
2.3.6 Lòng trắc ẩn (CO).....................................................................................24
2.3.7 Khả năng kết nối (NA) .............................................................................24
2.3.8 Phần thường bên ngoài (ER) ....................................................................25
2.4 Xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu ..................................................25
2.4.1 Mối quan hệ giữa kỳ vọng về kết quả đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội
..................................................................................................................25
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Ngọc Tuấn Anh
SVTH: Nguyễn Đoàn Thiên Kim
iv
2.4.2 Mối quan hệ giữa hiệu quả bản thân đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội
..................................................................................................................26
2.4.3 Mối quan hệ giữa thái độ kinh doanh đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội
..................................................................................................................27
2.4.4 Mối quan hệ của hiệu quả bản thân đến kỳ vọng về kết quả trong hoạt động
khởi sự kinh doanh xã hội.........................................................................28
2.4.5 Mối quan hệ giữa hiệu quả bản thân và thái độ kinh doanh.....................29
2.4.6 Mối quan hệ giữa lòng trắc ẩn đối với kỳ vọng kết quả ...........................30
2.4.7 Mối quan hệ giữa lòng trắc ẩn và hiệu quả bản thân................................30
2.4.8 Mối quan hệ giữa lòng trắc ẩn và thái độ trong kinh doanh.....................31
2.4.9 Mối quan hệ giữa lòng trắc ẩn và ý định khởi sự kinh doanh xã hội .......32
2.4.10 Khả năng kết nối trong mối quan hệ giữa hiệu quả bản thân và kỳ vọng kết
quả.............................................................................................................33
2.4.11 Khả năng kết nối trong mối quan hệ giữa hiệu quả bản thân với ý định khởi
sự kinh doanh xã hội.................................................................................34
2.4.12 Phần thưởng bên ngoài trong mối quan hệ giữa kỳ vọng kết quả và ý định
khởi sự kinh doanh xã hội.........................................................................34
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................35
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................37
Giới thiệu: ................................................................................................................37
3.1 Tiếp cận nghiên cứu ........................................................................................37
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................37
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Ngọc Tuấn Anh
SVTH: Nguyễn Đoàn Thiên Kim
v
3.1.2 Quy trình nghiên cứu ................................................................................38
3.2 Nghiên cứu định tính.......................................................................................40
3.2.1 Kết quả tổng quan tài liệu.........................................................................40
3.2.2 Kết quả thảo luận nhóm............................................................................41
3.2.3 Kết quả phỏng vấn sơ bộ ..........................................................................51
3.3 Nghiên cứu định lượng....................................................................................52
3.3.1 Đối tượng khảo sát....................................................................................52
3.3.2 Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu .............................................52
3.3.3 Kỹ thuật xử lý dữ liệu...............................................................................53
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................58
Giới thiệu .................................................................................................................58
4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu.....................................................................................58
4.2 Đánh giá mô hình đo lường.............................................................................60
4.2.1 Kiểm định độ hội tụ và độ tin cậy nhất quán nội tại.................................60
4.2.2 Kiểm định giá trị phân biệt giữa các cấu trúc trong mô hình nghiên cứu 61
4.3 Đánh giá mô hình cấu trúc ..............................................................................63
4.3.1 Đánh giá mức độ đa cộng tuyến VIF, hệ số xác định R2 và hệ số tác động
f
2
................................................................................................................63
4.3.2 Đánh giá tác động và kiểm định giả thuyết nghiên cứu ...........................64
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Ngọc Tuấn Anh
SVTH: Nguyễn Đoàn Thiên Kim
vi
4.4 Phân tích đa nhóm giữa các nhóm trong mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã
hội....................................................................................................................67
4.4.1 Đánh giá sự khác biệt giữa giới tính đến mô hình ý định khởi sự kinh doanh
xã hội ........................................................................................................67
4.4.2 Phân tích mức độ khác biệt của ngành nghề trong mô hình ý định khởi sự
kinh doanh xã hội......................................................................................68
4.4.3 Sự khác biệt của phần thưởng bên ngoài đối với mối quan hệ giữa kỳ vọng
kết quả và ý định khởi sự kinh doanh xã hội............................................71
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu .........................................................................71
4.5.1 Mô hình dựa trên lý thuyết TPB và SCCT với các thành phần tham gia
khởi sự kinh doanh xã hội.........................................................................72
4.5.2 Lòng trắc ẩn (CO).....................................................................................73
4.5.3 Khả năng kiểm soát của các biến điều tiết: phần thưởng bên ngoài (ER) và
khả năng kết nối (NA) ..............................................................................74
4.6 Kết luận về ảnh hưởng của giới tính và nghề nghiệp đến ý định khởi sự kinh
doanh xã hội ....................................................................................................75
4.6.1 Giới tính....................................................................................................75
4.6.2 Ngành nghề...............................................................................................76
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý.........................................................78
Giới thiệu .................................................................................................................78
5.1 Kết luận ...........................................................................................................78
5.1.1 Kết quả nghiên cứu...................................................................................78
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Ngọc Tuấn Anh
SVTH: Nguyễn Đoàn Thiên Kim
vii
5.1.2 Tính mới của nghiên cứu..........................................................................83
5.1.3 Các đóng góp chính của kết quả nghiên cứu ............................................84
5.2 Hàm ý quản trị.................................................................................................85
5.2.1 Đối với nhóm đối tượng sinh viên............................................................85
5.2.2 Đối với nhóm nhà quản lý và doanh nghiệp.............................................87
5.2.3 Đối với các nhà hoạch định chính sách và Chính phủ..............................87
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo..........................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................90
PHỤ LỤC 1. DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM......................................................... 102
PHỤ LỤC 2. BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM....................................................... 114
PHỤ LỤC 3. TỔNG HỢP CÁC THAY ĐỔI VỀ PHÁT BIỂU TỪ THẢO LUẬN NHÓM
CHUYÊN GIA ............................................................................................................ 136
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Ngọc Tuấn Anh
SVTH: Nguyễn Đoàn Thiên Kim
viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất......................................................................... 35
Hình 2: Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 38
Hình 3: Quy trình tổng quan tài liệu ......................................................................... 41
Hình 4: Kết quả phân tích mô hình ........................................................................... 62
Hình 5: Kết quả kiểm định giả thuyết ....................................................................... 66
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Ngọc Tuấn Anh
SVTH: Nguyễn Đoàn Thiên Kim
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Lược khảo các nghiên cứu liên quan........................................................ 17
Bảng 4.1: Mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................... 59
Bảng 4.2: Kết quả đo lường độ tin cậy thang đo và giá trị hội tụ........................... 61
Bảng 4.3: Kết quả đo lường các giá trị phân biệt..................................................... 62
Bảng 4.4: Hệ số giá trị đa cộng tuyến VIF ................................................................ 63
Bảng 4.5: Hệ số tác động (f2
)....................................................................................... 64
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định giả thuyết.................................................................... 64
Bảng 4.7: Bảng so sánh đa nhóm theo giới tính........................................................ 67
Bảng 4.8: Bảng so sánh đa nhóm giữa nhóm ngành Kinh tế - Quản trị - Dịch vụ và
nhóm ngành Công nghệ - Kỹ thuật - Sản xuất ......................................................... 68
Bảng 4.9: Bảng so sánh đa nhóm giữa nhóm ngành Kinh tế - Quản trị - Dịch vụ và
nhóm ngành Báo chí - Xã hội - Nhân văn ................................................................. 69
Bảng 4.10: Bảng so sánh đa nhóm giữa nhóm ngành Công nghệ - Kỹ thuật - Sản
xuất và nhóm ngành Báo chí - Xã hội - Nhân văn.................................................... 70
Bảng 4.11: So sánh đa nhóm Phần thưởng bên ngoài giữa cá nhân quan tâm đến
vật chất và cá nhân quan tâm đến tinh thần............................................................. 71
Bảng 4.12: So sánh ảnh hưởng của giới tính đến ý định khởi sự kinh doanh ....... 76
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Ngọc Tuấn Anh
SVTH: Nguyễn Đoàn Thiên Kim
x
DANH MỤC BẢNG THANG ĐO
Bảng thang đo 3.1: Thang đo hiệu quả bản thân (Ký hiệu: SE)............................. 43
Bảng thang đo 3.2: Thang đo kỳ vọng kết quả (Ký hiệu: SOE).............................. 45
Bảng thang đo 3.3: Thang đo thái độ kinh doanh (Ký hiệu: EA)........................... 46
Bảng thang đo 3.4: Thang đo lòng trắc ẩn (Ký hiệu: CO)....................................... 47
Bảng thang đo 3.5: Thang đo khả năng kết nối (Ký hiệu: NA)............................... 48
Bảng thang đo 3.6: Thang đo phần thưởng bên ngoài (Ký hiệu: ER).................... 50
Bảng thang đo 3.7: Thang đo ý định khởi sự kinh doanh xã hội (Ký hiệu: SEI).. 51
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Ngọc Tuấn Anh
SVTH: Nguyễn Đoàn Thiên Kim
1
1 CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
Giới thiệu:
Chương 1 phần mở đầu giới thiệu tổng quan về các vấn đề của đề tài. Ở chương này, để
nắm được các nội dung cần thiết của đề tài nghiên cứu chúng ta sẽ khái quát các nội dung
liên quan bao gồm: Tính cấp thiết, mục tiêu, đối tượng và phạm vi của đề tài, phương
pháp, ý nghĩa và đóng góp của đề tài nghiên cứu.
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng một cách không ngừng của các quốc gia trên
thế giới, tạo ra ngày càng nhiều thành tự to lớn về mọi lĩnh vực thì bên cạnh đó cũng đã
bộc lộ ra nhiều bất cập và áp lực lên các vấn đề môi trường, hệ sinh thái và xã hội. Các
vấn đề như biến đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, nghèo
đói, thất nghiệp, ... là những trở lực ngăn cản nền kinh tế của các quốc gia trên toàn thế
giới phát triển bền vững. Song song với đó là sự phát triển không đồng đều của nền kinh
tế thế giới làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia, khu vực và vùng lãnh
thổ. Khoảng cách này tạo nên sự phân hóa rõ rệt trong tầng lớp dân cư ở khắp nơi và đặt
biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều hơn những đối tượng bị yếu thế trong xã hội (Tiwari
và cộng sự, 2017). Hơn thế nữa, sau đại dịch Covid khiến nhiều nền kinh tế tại các quốc
gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng và đang trong quá trình dần khôi phục, trong số đó, lượng
người thất nghiệp đang vẫn còn ở mức báo động. Với mục tiêu tiến bộ vượt trội từ nền
kinh tế đang phát triển trở thành nền kinh tế phát triển, doanh nghiệp xã hội được mong
đợi là giải pháp tối ưu giúp các nước giải quyết vấn đề trên vì doanh nghiệp xã hội đáp
ứng cả mục tiêu về kinh tế lẫn phi kinh tế (Seelos, 2014). Các doanh nghiệp xã hội được
thành lập nhằm mục đích cung cấp các dịch vụ kinh tế, trợ giúp xã hội và thúc đẩy thay
đổi xã hội (Gupta và cộng sự, 2020). Mặc dù kết quả của loại hình doanh nghiệp này rất
đáng kỳ vọng, nhưng số lượng loại hình doanh nghiệp này ở các nước đang phát triển
còn rất thấp (Luc, 2018). Do đó, nhiều quốc gia đã và đang hỗ trợ nhằm phát triển lực
lượng doanh nhân xã hội. Việt Nam cũng đã nhận thức được vấn đề và có hướng tiếp
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Ngọc Tuấn Anh
SVTH: Nguyễn Đoàn Thiên Kim
2
cận sớm với lĩnh vực và đối tượng mới mẻ, tiềm năng này nhằm có thể đảm bảo sự kết
hợp hài hòa, chặt chẽ giữa các mặt kinh tế - xã hội – môi trường đất nước. Để có những
biện pháp hiệu quả nhằm gia tăng lực lượng của đội ngũ này, các nhà chính sách cần
nắm bắt những yếu tố giải thích được động cơ hình thành nên ý định khởi sự kinh doanh
xã hội của họ.
Nghiên cứu trước đây cho thấy các nhà lãnh đạo doanh nghiệp xã hội còn tương đối trẻ,
và độ tuổi trung bình là từ 25 đến 34. Vì lý do này, nghiên cứu này đã khảo sát những
sinh viên dưới 25 tuổi, giả định rằng sinh viên là những người lựa chọn nghề nghiệp tiềm
năng. Dữ liệu khảo sát mà nghiên cứu này nhắm đến là nhóm đối tượng sinh viên đang
theo học tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Sinh viên thường
được nhắm mục tiêu vào một nhóm dân số mẫu để nghiên cứu ý định kinh doanh khi họ
trải qua sự lựa chọn nghề nghiệp ngay (Krueger, Reilly và Carsrud, 2000). Hơn nữa, sinh
viên kinh doanh có thể hiểu rõ hơn về các khái niệm quản lý kinh doanh và khởi nghiệp.
Chính vì thế, nghiên cứu này nhắm đến nhóm đối tượng chủ yếu là sinh viên để phân
tích ý định kinh doanh khởi sự kinh doanh xã hội là phù hợp với tình hình kinh tế mới
hiện nay. Nhằm khai thác tối đa điểm đặc sắc cho lĩnh vực này, đề tài nghiên cứu đã kết
hợp hai lý thuyết liên quan đến ý định là lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) (Ajzen,
1991) và lý thuyết nghề nghiệp nhận thức xã hội (SCCT) (Lent và cộng sự, 1994, 2000).
Lý thuyết TPB được công nhận là đã và đang là một khung lý thuyết điển hình cho các
nghiên cứu về khởi sự kinh doanh xã hội (Zaremohzzabieh và cộng sự, 2019), chiếm ưu
thế trong việc khám phá và giải thích ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Do đó, TPB
được dùng làm lý thuyết nền một cách rộng rãi trong nhiều nghiên cứu về ý định kinh
doanh nói chung và ý định kinh doanh xã hội nói riêng. Lý thuyết SCCT là khía cạnh
tiếp cận mới để khám phá và định hình ý định kinh doanh xã hội (Lanero và cộng sự,
2016) và cách tiếp cận này chưa được nghiên cứu đầy đủ. Chính vì vậy, nghiên cứu này
cung cấp một cách tiếp cận mới khi kết hợp cả 2 mô hình nghiên cứu TPB và SCCT vào
thực nghiệm để khám phá ý định khởi sự kinh doanh xã hội của sinh viên.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Ngọc Tuấn Anh
SVTH: Nguyễn Đoàn Thiên Kim
3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài tập trung phân tích và đánh giá mối tương quan của các nhân tổ ảnh hưởng đến ý
định khởi sự kinh doanh xã hội hướng đến mục tiêu chính là phát hiện nhiều điểm mới,
từ đó bổ sung kiến thức cơ sở lý thuyết cũng như các giải pháp khuyến khích các thế hệ
trẻ tiếp cận tinh thần khởi sự kinh doanh xã hội hơn. Cụ thể như sau:
1. Phát triển và xác nhận mô hình khái niệm mô tả vai trò của lý thuyết về hành vi
có kế hoạch như một trung gian kết hợp với lý thuyết nghề nghiệp nhận thức xã
hội trong việc dự đoán các ý định khởi sự kinh doanh xã hội.
2. Xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh xã
hội của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh: Lòng trắc ẩn, Hiệu quả bản thân,
Kỳ vọng về kết quả và Thái độ kinh doanh.
3. Điều tra và đánh giá vai trò điều tiết phần thưởng bên ngoài và khả nắng kết nối
đến các mối quan hệ lên ý định khởi sự kinh doanh xã hội của sinh viên tại Thành
phố Hồ Chí Minh.
4. Đề xuất các hàm ý quản trị và khuyến nghị nhằm giúp các sinh viên có thể đưa ra
quyết định lựa chọn nghề nghiệp một cách khoa học hướng đến thúc đẩy đổi mới
xã hội.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội của
sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh: Lòng trắc ẩn, hiệu quả bản thân, kỳ vọng về kết
quả, thái độ kinh doanh và vai trò điều tiết của phần thưởng bên ngoài, khả năng kết nối.
Đối tượng khảo sát: Hiện nay, số lượng đối tượng lựa chọn khởi nghiệp làm kim chỉ
nam cho tương lai của mình ngày càng tăng, đặc biệt là giới trẻ, nhất là sinh viên. Tại
các trường đại học trên cả nước, các cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp” được nhà trường