Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyên đề: Kế hoạch điều tra xã hội học, phân loại các vấn đề cấp bách, xây dựng kế hoạch thực hiện
MIỄN PHÍ
Số trang
72
Kích thước
636.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1433

Chuyên đề: Kế hoạch điều tra xã hội học, phân loại các vấn đề cấp bách, xây dựng kế hoạch thực hiện

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

____________________

Kế hoạch điều tra xã hội học, phân loại các vấn đề cấp bách, xây dựng

kế hoạch thực hiện xã hội hóa về bảo vệ môi trường

trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020

CHUYÊN ĐỀ:

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC BẢO VỆ

MÔI TRƯỜNG TỈNH AN GIANG TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020

Tháng 12/2009

2

MỤC LỤC

I. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ƯU TIÊN VÀ ĐỀ XUẤT NỘI

DUNG THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN TỈNH AN GIANG ........4

1.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ SỰ QUAN TÂM CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT

ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ..............................................................................4

1.2 XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ƯU TIÊN.......................................29

II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 ............................30

2.1. KẾ HOẠCH XÃ HỘI HÓA VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ.......................... 30

2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................................30

2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................31

2.1.3. Kế hoạch thực hiện ......................................................................................31

2.2. KẾ HOẠCH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU VỰC

ĐÔ THỊ.................................................................................................................34

2.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................34

2.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................34

2.2.3. Kế hoạch thực hiện ......................................................................................35

2.3. KẾ HOẠCH XÃ HỘI HÓA THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI .....................38

2.3.1. Mục tiêu chung ............................................................................................38

2.3.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................38

2.3.3. Kế hoạch thực hiện ......................................................................................39

2.4. KẾ HOẠCH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI...............42

2.4.1. Mục tiêu chung ............................................................................................42

2.4.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................42

2.4.3. Kế hoạch thực hiện:.....................................................................................43

2.5. KẾ HOẠCH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC TRỒNG VÀ BẢO VỆ CÂY XANH......45

2.5.1. Mục tiêu chung ............................................................................................45

2.5.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................45

2.5.3. Kế hoạch thực hiện ......................................................................................45

2.6. KẾ HOẠCH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU VỰC

NÔNG THÔN .......................................................................................................48

2.6.1. Mục tiêu chung ............................................................................................48

2.6.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................48

2.6.3. Kế hoạch thực hiện ......................................................................................49

2.7. KẾ HOẠCH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN.......51

2.7.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................................51

2.7.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................51

2.7.3. Kế hoạch thực hiện:.....................................................................................51

2.8. KẾ HOẠCH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TRONG

CHĂN NUÔI ........................................................................................................55

2.8.1. Mục tiêu chung:...........................................................................................55

2.8.2. Mục tiêu cụ thể:...........................................................................................55

2.8.3. Kế hoạch thực hiện:.....................................................................................55

2.9. KẾ HOẠCH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC QUẢN LÝ, XỬ LÝ CHẤT THẢI PHỤC

VỤ CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ...................................................................58

3

2.9.1. Mục tiêu chung:...........................................................................................58

2.9.2. Mục tiêu cụ thể:...........................................................................................58

2.9.3. Kế hoạch thực hiện ......................................................................................58

2.10.KẾ HOẠCH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT .....

.....................................................................................................................62

2.10.1. Mục tiêu chung:.......................................................................................62

2.10.2. Mục tiêu cụ thể: .......................................................................................62

2.10.3. Kế hoạch thực hiện ..................................................................................63

2.11.XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG................................................................................................ 68

2.11.1. Mục tiêu chung:.......................................................................................68

2.11.2. Mục tiêu cụ thể: .......................................................................................68

2.11.3. Kế hoạch thực hiện:.................................................................................69

4

I. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ƯU TIÊN VÀ ĐỀ XUẤT NỘI

DUNG THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN TỈNH AN GIANG

1.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ SỰ QUAN TÂM CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG

HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Để đánh giá mức độ quan tâm của cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh An Giang

cũng như để có cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc xã hội hóa

công tác bảo vệ môi trường phù hợp và có hiệu quả với địa phương, một cuộc điều tra xã

hội học đã được tổ chức thực hiện vào tháng 10/2009.

1.1.1. Mục tiêu khảo sát

Cuộc khảo sát nhằm: (i) Xác định các vấn đề môi trường tồn tại, (ii) đánh giá mức

độ quan tâm và nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, qua đó làm cơ sở cho

việc xây dựng kế hoạch xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện của

địa phương.

1.1.2. Phạm vi và đối tượng thực hiện

- Phạm vi thực hiện: Công tác khảo sát nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường

trên địa bàn tỉnh An Giang được triển khai thực hiện tại 03 huyện/thành phố tỉnh

gồm: Thành phố Long Xuyên, huyện Châu Phú và huyện Thoại Sơn.

- Đối tượng: các nhà quản lý, các cơ quan ban ngành, đại diện đoàn thể và các hộ

dân sinh sống làm việc trên địa bàn tỉnh (ở cả khu vực đô thị và nông thôn) với

1.193 phiếu khảo sát.

1.1.3. Nội dung khảo sát

Để có cơ sở cho việc lập kế hoạch xã hội hóa bảo vệ môi trường cho tỉnh An

Giang nói chung và xây dựng các chương trình tuyên truyền, các hoạt động bảo vệ môi

trường nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương nói riêng một cách hiệu quả

và phù hợp với thực tế, dự án tập trung điều tra khảo sát các nội dung sau:

- Nghề nghiệp, nguồn thu nhập, trình độ văn hóa để có cái nhìn khái quát về tình

hình kinh tế xã hội của địa phương;

- Tình hình cung cấp nước sạch tại khu vực nông thôn và nhu cầu sử dụng nước;

- Tình hình vệ sinh môi trường tại điạ phương để xác định các vấn đề môi trường

còn tồn tại.

5

- Các vấn đề môi trường cần quan tâm và mức độ quan tâm đến môi trường của

người dân để xây dựng các nội dung hoạt động cụ thể.

- Tình hình phát động và phổ biến các thông tin, hoạt động bảo vệ môi trường trong

khu vực.

- Đề xuất của người dân để làm môi trường khu vực tốt hơn.

1.1.4. Đoàn nghiên cứu khảo sát

Thành phần đoàn nghiên cứu khảo sát gồm:

- Trường Cao Đẳng Tài Nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

- Chuyên gia xã hội học, phát triển cộng đồng của Viện Phát triển bền vững

vùng Nam Bộ

- Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang

Cuộc khảo sát được triển khai thực hiện từ ngày 30/11/2009 đến 15/12/2009 (kể

cả thời gian viết báo cáo), trong đó thời gian làm việc ở thực địa là 08 ngày

1.1.5. Phương pháp điều tra, khảo sát

Xuất phát từ mục tiêu của cuộc điều tra, để thu thập được các thông tin một cách

đầy đủ và chính xác đòi hỏi phải sử dụng các phương pháp thu thập khác nhau. Có

những thông tin có thể lượng hoá được, song cũng có những thông tin không thể lượng

hoá được. Vì vậy, cuộc khảo sát đã kết hợp cả phương pháp điều tra định tính và định

lượng để thu thập thông tin kết hợp với việc phân tích số liệu và tài liệu có sẵn.

Trong điều tra định tính, phương pháp đồng tham gia (nghiên cứu có sự tham gia

của người dân) là phương pháp mang lại hiệu quả cao vì các thông tin được thu thập

mang tính khách quan. Phương pháp này tạo ra một môi trường dân chủ cho người dân

tham gia trao đổi, thảo luận về những vấn đề mà họ quan tâm. Do đó, tránh được sự áp

đặt ý kiến chủ quan của điều tra viên, các thông tin thu thập được là trung thực và khách

quan.

Cuộc điều tra này đã sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng để thu

thập thông tin, trong đó các kỹ thuật PRA (đánh giá nông thôn có sự tham gia của người

dân) như thảo luận nhóm (group discussion).

1. Một số khái niệm cơ bản:

6

a) Mẫu: là tập hợp của những đối tượng nghiên cứu trong một cuộc điều tra xã hội học

mà cơ cấu thành phần và đặc điểm, tính chất của nó mang tính đại diện cho tổng thể đối

tượng được nghiên cứu.

b) Tổng thể thống kê: là tập hợp các đơn vị (hay phần tử) thuộc hiện tượng nghiên cứu

cần được quan sát, thu thập và phân tích theo một hoặc một số đặc trưng nào đó.

Việc nghiên cứu trên một mẫu có tính đại diện thường tốt hơn nghiên cứu trên

toàn bộ tổng thể, bên cạnh đó dữ liệu mẫu có thể có giá trị đo đạc lớn hơn dữ liệu thu

thập từ tòan bộ tổng thể. Ví dụ trong dự án này, mẫu được lựa chọn là các hộ dân thuộc 3

huyện của tỉnh An Giang gồm: Thành phố Long Xuyên (đặc trưng cho khu vực đô thị

phát triển mạnh về dịch vụ), Huyện Châu Phú (đặc trưng về nuôi trồng thủy sản), Huyện

Thoại Sơn (đặc trưng về trồng lúa).

Hình : Quy trình điều tra xã hội học

2. Những phương pháp sử dụng

Xã hội hoá kết

quả nghiên cứu

Trình bày báo cáo

kết quả nghiên cứu

Kiểm định giả thuyết

nghiên cứu

Tập hợp tài liệu

xử lý và phân tích

Xử lý và phân

tích thông tin

Tiến hành thu thập

thông tin

Công tác tiền trạm

Lựa chọn và tập huấn

điều tra viên

Lập biểu đồ

tiến độ điều tra

Chuẩn bị kinh

phí điều tra

Chọn thời điểm

điều tra

Thực tế xã hội

Xác định vấn đề cần

nghiên cứu

Xây dựng khung lý

thuyết, giả thiết

Chọn phương pháp

điều tra

Chọn mẫu điều tra

Xây dựng bảng

câu hỏi điều tra

Kết thúc công

tác chuẩn bị

7

a) Nghiên cứu tài liệu thứ cấp:

Niên giám thống kê của tỉnh An Giang qua các năm gần đây (2006, 2007, 2008),

cập nhật các số liệu liên quan đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh và của từng huyện, thị xã,

thành phố từ đó chọn ra các huyện mang tính đại diện cho tỉnh nhất để thực hiện khảo

sát.

Số liệu điều tra dân số năm 2008.

b) Phương pháp định lượng

Việc thu thập thông tin được thực hiện nhờ phỏng vấn cá nhân bằng bảng hỏi

(questionnaire) đã được chuẩn bị sẵn, gồm 06 trang (xem Phụ lục). Các cá nhân trả lời

thông tin chủ yếu là chủ hộ gia đình, người có toàn quyền quyết định đến hoạt động của

hộ. Đây là kênh thông tin chính, quan trọng và cập nhật nhất cung cấp số liệu cho báo

cáo.

c) Phương pháp định tính

Phỏng vấn sâu: Tại các Sở, ban ngành ở mỗi xã/huyện/thành phố, thực hiện

phỏng vấn sâu đối với các nhà quản lý, các tổ chức đoàn thể,… Nội dung phỏng vấn sâu

chủ yếu nhằm đánh giá sự quan tâm của chính quyền, đoàn thể đối với các vấn đề môi

trường hiện nay cũng như những đề xuất kiến nghị có liên quan.

Thảo luận nhóm: Tổ chức thảo luận nhóm từ 8-10người dân tại các địa bàn khảo

sát. Nội dung thảo luận nhóm xoay quanh các vấn đề môi trường mà người dân quan tâm

phản ánh.

3. Thiết kế mẫu

a. Dung lượng mẫu:

Để đảm bảo ý nghĩa thống kê, nguyên tắc chọn mẫu đầu tiên được tuân thủ là kích

thước tối thiểu của mẫu không được phép nhỏ hơn 30 đơn vị nghiên cứu. Vì vậy, đoàn đã

chọn ra một dung lượng mẫu đủ lớn để đại diện cho tổng thể và giảm thiểu ở mức thấp

nhất sai số đồng thời cho phép đảm bảo về mặt thời gian, nhân lực cũng như tài chính để

tiến hành điều tra. Số lượng mẫu nghiên cứu là 1200 hộ, trong đó chia đều cho Long

Xuyên, Châu Phú, Thoại Sơn, tại mỗi huyện/thành phố có 400 hộ được chọn phỏng vấn.

b. Phương pháp chọn mẫu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!