Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyên đề chuyên đề muối và một số bài tập trắc nghiệm về muối
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tác giả chuyên đề: NGUYỄN VIỆT DŨNG
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THCS Lý Tự Trọng
Tên chuyên đề/chủ đề:CHUYÊN ĐỀ MUỐI VÀ MỘT SỐ BÀI TẬP TRẮC
NGHIỆM VỀ MUỐI
A. Thực trạng chất lượng thi tuyển sinh vào lớp 10 của đơn vị
- Tổng số học sinh dự thi 147 học sinh đạt tỉ lệ 100%
- Không có học sinh điểm liệt
- Điểm trung binh 5 môn thi là 8,42 điểm
- Số học sinh đỗ vào chuyên Vính Phúc là 36 học sinh trong đó chuyên Hóa 4 học
sinh.
B. Đối tượng học sinh (lớp 9), dự kiến số tiết dạy là 6 tiết
C. Hệ thống (phân loại, dấu hiệu nhận biết đặc trưng) các dạng bài tập đặc
trưng của chuyên đề.
- Môn hóa học trong các đề thi vào THPT nằm trong nhóm môn tổ hợp với hình
thức đề thi dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm.
- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm được xây dựng trên cơ sở nội dung cốt lõi trọng
tâm với các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
- Mỗi phần lý thuyết đề có hướng dẫn căn cứ cơ sở để học sinh vận dụng giải bài
tập cho mỗi tính chất hóa học.
Do đó để đáp ứng việc ôn tập có hệ thống kiến thức về muối thì chuyên đề gồm hai
phần chính gồm các phần:
I. Hệ thống kiến thức cơ bản trọng tâm về muối
+ Định nghĩa về muối
+ Phân loại muối
+ Cách gọi tên muối
+ Độ bền nhiệt của muối
+ Tính chất hóa học của muối
+ Một số muối quan trọng và những ứng dụng chính
+ Phản ứng trao đổi trong dung dịch
+ Phân bón hóa học
II. Các bài tập trắc nghiệm vận dụng
+ Căn cứ trọng tâm là tính chất hóa học của muối, phản ứng trao đổi và phân
bón hóa học, từ đó có phương pháp giải cho mỗi dạng bài tập ứng với mỗi tính
chất hóa học.
+ Các câu hỏi trắc nghiệm được xây dựng trên theo bốn mức nhận thức:
Biết, hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
- Kết quả triển khai chuyên đề tại đơn vị nhà trường (nếu đã triển khai).
D. NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
I. LÍ THUYẾT
1. ĐỊNH NGHĨA
Muối là một hợp chất mà trong phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại
hoặc (NH4) liên kết với một hay nhiều gốc axit.
2. PHÂN LOẠI
* Phân loại: Muối được chia thành hai loại chính: Muối axit, muối trung hòa
a.Muối trung hòa: Là loại muối mà gốc axit không có chứa nguyên tử (H)
Ví dụ: Na2CO3 : Natri cacbonat, CaCO3 : Canxi cacbonat
b.Muối axit: Là loại muối mà trong gốc axit còn có chứa nguyên tử H có thể thay
thế bằng nguyên tử kim loại.
Ví dụ:
NaHCO3 : Natrihiđrocacbonat Ca(HSO4)2: Canxihiđrosunfat
NaH2PO4 : NatriđihiđrophotphatNa2HPO4 : Natrihiđrophotphat
c. Mở rộng: Ngoài hai loại trên còn một số loại khác
- Muối ngậm nước (tinh thể hidrat) VD. CuSO4.5H2O : Na2CO3.10H2O :
FeSO4.7H2O.. nước có trong muối là nước kết tinh
- Muối kép: trong phân tử có chứa hai nguyên tố kim loại hoặc gốc amoni (NH4)
Ví dụ:K2SO4.Al2(SO4)3 hoặc (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
3. TÊN GỌI
* Tên muối = tên kim loại + tên gốc axit
* Chú ý: nguyên tăc gọi chung