Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chủ trương , nguyên tắc chỉ đạo hội nhập kinh tế cần thực hiện trong quá trình hội nhập kinh tế của
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề án môn học
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................2
Chương I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TOÀN CẦU HOÁ KINH TẾ VÀ HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ....................................................................................3
I. Khái niệm về toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập kinh tế quốc tế..3
1. Khái niệm về toàn cầu hoá..........................................................................3
...........................................................................................................................
2. Khái niệm về khu vực hóa............................................................................5
3. Khái niệm về hội nhập.................................................................................6
3.1.. Định nghĩa về hội nhập.........................................................................6
3.2. Các hình thức và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế................................8
II. Các nhân tố thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá kinh tế.........................10
1. Sự phát triển của khoa học - công nghệ................................................10
2. Chính sách mở cửa, tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế...............11
3. Sự quốc tế hoá các hoạt động kinh doanh và vai trò của các công ty
xuyên quốc gia...............................................................................................12
Chương II. THỰC TRẠNG KINH TẾ QUỐC TẾ VIỆT NAM..............................14
I.Tính tất yếu hội nhập kinh tế Việt Nam..................................................14
1. Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan...........14
2. Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá.................15
II. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam...............................22
1. Giai đoạn trước năm 1985.........................................................................22
2. Quá trình đổi mới , mở cửa, hội nhập từ 1986 đến năm 2000...................24
21. Chính sách đổi mới, mở cửa đơn phương từ 1986 đến 1990.........24
1
2.2. Chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ từ 1991 đến
1995.....................................................................................................25
2.3. Đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới từ năm
1996 đến nay.......................................................................................28
III. Những thành tựu, hạn chế cần khắc phục và bài học kinh nghiệm
của quá trình hội nhập...............................................................................30
1. Những thành tựu đã đạt được sau 15 năm mở của đổi mới ..............30
2. Những hạn chế cần khắc phục...........................................................32
3. Những bài học kinh nghiệm của quá trình đổi mới ...........................35
IV. Chủ trương , nguyên tắc chỉ đạo hội nhập kinh tế cần thực hiện
trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam.......................................37
1. Mục tiêu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế...................................37
2. Chủ trương, nguyên tắc của đảng và nhà nước trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế................................................................................................38
V. Những nhiệm vụ và các biện pháp cần thực hiện trong quá trình hội
nhập..............................................................................................................39
KẾT LUẬN..................................................................................................43
2
Đề án môn học
LỜI MỞ ĐẦU
Vào những thập niên của thế kỷ XX, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sự gia tăng mạnh mẽ đó đòi
hỏi các quốc gia phải có chiến lược hội nhập phù hợp vào nền kinh tế thế
giới và khu vực. Trong bối cảnh này, không thể phát triển nếu như không
mở cửa hội nhập. Tuy vậy, hội nhập một mặt sẽ đón nhận được những cơ
hội cho phát triển, Song mặt khác, cũng phải đối với hàng loạt những thách
thức do chính xu thế toàn cầu hoá đặt ra. Vì vậy, trong Đại hội đảng IX của
Đảng ta đã nêu rõ: “Toàn cầu hoá là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước,
bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, sức ép cạnh tranh và
tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế” và Đảng ta đã khẳng định:
"chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa
nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định
hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn
bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường” (văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX, tr 157,120 – NXB chính trị quốc gia).
Đã có rất nhiều đề án, tài liệu nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên,
đây là vấn đề mang tính thời đại và còn trong quá trình diễn biến nên đề án
của em không tránh khỏi những thiếu sót sai lầm. Em rất mong có sự đóng
góp của cô giáo và các bạn để đề án của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Thăng Long đã tận tình giúp đỡ
em hoàn thành đề án này.
3
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TOÀN CẦU HOÁ
VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ
I. Khái niệm về toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
1. Khái niệm về toàn cầu hoá
Thuật ngữ toàn cầu hoá ( tiếng anh viết là globalization) xuất hiện đầu
tiên trong từ điển của Anh vào năm 1961 và được sử dụng phổ biến từ
khoảng cuối thập niên 1980 trở lại đây để diễn đạt một nhận thức mới của
loài người về một hiện tượng, một quá trình trong quan hệ quốc tế hiện đại,
Tuy đến nay, hiên tượng này không còn mới mẻ gì, nhưng để hiểu đúng và
đầy đủ về nó thì cần phải xem xét nó trên nhiều phương diện. Điều cần thấy
là do thực tế vận động của toàn cầu hoá cùng với những hệ quả của nó đã
đưa lại những cách lý giải và thái độ không giống nhau về xu thế này. Nó
xuất phát từ lý do chủ yếu là sự khác biệt về lợi ích và nhận thức. Nhưng
chung quy lại thì toàn cầu hoá có thể được hiểu theo hai nghĩa như sau:
Theo quan niệm rộng: Các định nghĩa loại này xác định toàn cầu hoá
như là một hiện tượng hay một quá trình trong quan hệ quốc tế làm tăng sự
tuỳ thuộc lẫn nhau của đời sống xã hội( từ kinh tế, chính trị, an ninh, văn
hoá đến môi trường ...) giữa các quốc gia. Tiến sỹ janart scholte đưa ra một
định nghĩa rất tổng quát và rộng lớn về khái niệm toàn cầu hoá khi cho
rằng:” toàn cầu hoá là một quan niệm có nhiều mặt vì nó bao quát cả lĩnh
vực kinh tế, xã hội, chính trị và các hậu quả của sự phân phối”. Cũng theo
tinh thần đó, các học giả GS.TS Dương phú hiệp và học giả Lê Hữu nghĩa
đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn:” toàn cầu hoá xét về bản chất là quá trình
4