Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đoàn Thị Yến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 119 - 122
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 119 http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN
VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRONG THỜI KỲ
ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ
Đoàn Thị Yến*
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nhận thức sâu sắc “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” nên từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt
Nam luôn có những chính sách quan tâm đặc biệt đến giáo dục. Tỉnh Thái Nguyên với vị trí là
trung tâm của khu vực miền núi trung du Bắc Bộ nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sự
nghiệp giáo dục - đào tạo. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, nhân dân Thái
Nguyên đang phấn đấu “huy động tối đa mọi nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, tạo sự phát triển nhanh và bền vững, nâng cao một bƣớc rõ rệt đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân, tạo tiền đề quan trọng để Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp trƣớc năm
2020”. Đạt đƣợc mục đích đó, cần phải tăng cƣờng đầu tƣ cho giáo dục hơn nữa. Từ sau ngày tái
lập tỉnh (1997) đến thời điểm năm 2010, dƣới dự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, sự
nghiệp giáo dục phổ thông của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần vào việc phát triển
kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh.
Từ khoá: sự nghiệp giáo dục, quốc sách, xã hội hoá giáo dục, công nghiệp hoá, hiện đại hóa
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT
TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRONG
THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP
HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƢỚC*
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công
nghệ tiếp tục phát triển với những bƣớc tiến
nhảy vọt đã đƣa thế giới chuyển từ kỷ nguyên
công nghiệp sang kỷ nguyên công nghệ thông
tin và kinh tế tri thức. Khoa học công nghệ đã
đổi mới hết sức nhanh chóng, trở thành động
lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội
mà nền tảng của sự phát triển này là giáo dục
- đào tạo. Trình độ dân trí cùng với khoa học,
công nghệ trở thành nhân tố quyết định sức
mạnh và vị thế của mọi quốc gia. Do đó, bất
kỳ quốc gia nào cũng đều nhận thức đƣợc vai
trò và vị trí hàng đầu của giáo dục.
Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới do Đảng lãnh
đạo đạt đƣợc thành tựu to lớn đã và đang tạo
ra thế và lực mới cho đất nƣớc bƣớc vào thời
kỳ phát triển mới. Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VIII (1996) quyết định đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đƣa đất
nƣớc cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp
vào năm 2020.
*
Nhận thức sâu sắc “hiền tài là nguyên khí của
quốc gia” nên Đảng Cộng sản Việt Nam sớm
nhận thấy đƣợc tầm quan trọng đặc biệt của
sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ VIII (7/1996), Đảng xác
định “cùng với khoa học và công nghệ, giáo
dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng
nhân tài” [1,tr.29].
Hội nghị Trung ƣơng 2, khóa VIII của Đảng
(12/1996), tiếp tục khẳng định: Cùng với giáo
dục và đào tạo, khoa học, công nghệ là quốc
sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế -
xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc
lập và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Chủ trƣơng này tiếp tục đƣợc Đảng Cộng sản
Việt Nam khẳng định ở Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ IX (4/2001) “Phát triển giáo dục
và đào tạo là một trong những động lực quan
trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn
lực con ngƣời - yếu tố cơ bản để phát triển xã
hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững”
[2, tr.108 - 109].
Đại hội X (4/2006) của Đảng một lần nữ
khẳng định “Giáo dục và đào tạo cùng với
khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu,