Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chính sách tôn giáo thời gia long (1802 - 1819).
PREMIUM
Số trang
54
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1822

Chính sách tôn giáo thời gia long (1802 - 1819).

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài : Chính sách tôn giáo thời Gia Long

(1802 – 1819)

Giáo viên hƣớng dẫn: Ts. Nguyễn Duy Phƣơng

Sinh viên thực hiện : Lƣơng Thị Tú

Lớp : 13sls

Đà Nẵng, năm 2017

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận là kết quả cho những nỗ lực và cố gắng của em trong suốt thời gian học

tập tại trường Đại học Sư phạm. Để hoàn thành khóa luận này ngoài những nỗ lực của

bản thân thì em cũng nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cá nhân, đơn vị. Đầu tiên, em

xin gởi lời cám ơn chân thành đến cô Nguyễn Duy Phương- Giảng viên khoa Lịch sử đã

trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành khóa luận.

Em cũng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong khoa Lịch Sử - trường

Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng cùng các bạn lớp 13 Sls, bạn bè và gia đình đã động

viên, quan tâm, đóng góp những lời khuyên và ý kiến quý báu trong quá trình làm khóa

luận để em có thể hoàn thành tốt đề tài.

Cuối cùng, em cũng xin cảm ơn đến thư viện trường Đại học Sư phạm, phòng học

liệu khoa Lịch sử, thư viện Tổng hợp thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho em có thể

tìm kiếm tư liệu phục vụ cho khóa luận của mình một cách tốt nhất.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song khóa luận không thể tránh khỏi những hạn chế,

thiếu sót. Em kính mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn

để khóa luận được hoàn thiện.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017

Ngƣời thực hiện

Lƣơng Thị Tú

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1

Chƣơng 1: BỐI CẢNH HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO THỜI GIA

LONG (1802 – 1819)........................................................................................................5

1.1.Vài nét thân thế và sự nghiệp vua Gia Long...........................................................................5

1.2 Tình hình Việt Nam dưới thời vua Gia Long .........................................................................7

1.2.1Về chính trị - Xã hội................................................................................................................7

1.2.2 Kinh tế - Văn hóa .................................................................................................................10

1.3. Khái quát các tôn giáo ở Việt Nam.....................................................................................12

1.3.1 Thế kỉ X – XIV .......................................................................................................................12

1.3.2 Thế kỉ XV ................................................................................................................................15

1.3.3 Thế kỉ XVI – XVIII................................................................................................................16

Chƣơng 2: CHÍNH SÁCH CỦA VUA GIA LONG ĐỐI VỚI TÔN GIÁO............19

2.1 Nho giáo..........................................................................................................................................19

2.2 Phật giáo..........................................................................................................................................24

2.3 Đạo giáo.........................................................................................................................................28

2.4 Thiên Chúa giáo............................................................................................................................31

2.5 Một số nhận xét đánh giá ..........................................................................................................34

KẾT LUẬN.....................................................................................................................37

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................41

I. Sách, tạp chí ....................................................................................................................................41

II. Website: ..........................................................................................................................................45

PHỤ LỤC .........................................................................................................................1

1

1. Lý do chọn đề tài

PHẦN MỞ ĐẦU

Tôn giáo ra đời và phát triển từ hàng ngàn năm nay, sẽ tồn tại cùng với loài người

trong một thời gian khó mà xác định được. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo

ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối

sống, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia. Từ đó, Ph.Ăngghen – người bạn

trung thành của C. Mác khẳng định: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh

hư ảo vào trong đầu óc con người của những lực lượng ở bên ngoài đang chi phối cuộc

sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó, những lực lượng ở trần thế đã

mang những hình thức siêu trần thế” [12, tr.4]. Tôn giáo dưới sự phản biện của xã hội

loài người đã thắt chặt mọi vấn đề tương quan và gắn bó, giống như bóng tối và ánh

sáng, xã hội và tinh thần cũng như vậy.Trong cuộc sống, tôn giáo không phải là hư ảo

hay là thần quyền, mà nó là món ăn tinh thần và cũng là động lực để phát triển xã hội.

Hiện nay ở nước ta, tôn giáo đang là vấn đề liên quan đến chính sách đối nội, đối ngoại

của Đảng và Nhà nước, thu hút sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp. Bởi vì, tôn giáo

là một phần của cuộc sống ngày nay và cũng là một vấn đề khá nhạy cảm về mặt chính

trị, nó chứa đựng nhiều mối liên hệ đa chiều mang tính lịch sử, xã hội, văn hóa tâm

linh… Vì vậy, nhà nước nào cũng đều phải quan tâm đến tôn giáo.

Vua Gia Long - người khai sinh ra vương triều nhà Nguyễn, sau khi lên ngôi ông

đã dựa vào Nho giáo để giải quyết vấn đề chính trị - xã hội và cũng giống như các vị

vua thời kì trước, ông rất quan tâm đến các tôn giáo khác. Chính vì thế, ông đã cho ban

hành chính sách đối với từng loại tôn giáo.

Với tất cả những lý do trên, kế thừa nguồn tài liệu của các học giả đi trước, chúng

tôi quyết định chọn đề tài “Chính sách tôn giáo thời Gia Long (1802 – 1819)” làm đề

tài khóa luận tốt nghiệp.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Chính sách tôn giáo của các triều đại phong kiếntrong lịch sử là một vấn đề luôn

được các giới Sử học quan tâm nghiên cứu. Vấn đề chính sách tôn giáo thời Gia Long

cũng đươc đề cập trong một số tác phẩm và công trình nghiên cứu lịch sử như sau:

2

Trong bài viết “Chính sách của vua Minh Mạng đối với Phật giáo (1820 – 1840)”

của Nguyễn Duy Phương đăng trong Kỷ yếu hội thảo “ Quốc sử Khuông Việt và Phật

giáo Việt Nam đầu kỷ nguyên độc lập”, trang 98 – 104, năm 2011. Bài viết đã đề cập

đến những chính sách của vua Minh Mạng đối với Phật giáo. Chính điều này đã chi phối

khá lớn đến sự phát triển của Phật giáo trong những năm ông lên ngôi.

Trong cuốn “ Chính sách tôn giáo thời Tự Đức (1848 – 1883)”, của Nguyễn

Ngọc Quỳnh, NXB Chính trị Quốc gia năm 2010. Đối với tác phẩm này đã đề cập đến

tình hình sinh hoạt tôn giáo và những chính sách đối với các tôn giáo lớn ở thời Tự Đức

như Nho giáo, Đạo giáo và Công giáo. Ngoài ra, cũng phân tích những nguyên nhân cơ

bản, những nghịch lý trong chính sách tôn giáo thời Tự Đức rút ra những điểm tích cực

và hạn chế của vị vua này đối với tôn giáo trong thời gian trị vị vủa mình.

Trong tác phẩm “Việt Nam Phật giáo sử luận” của nhà nghiên cứu Nguyễn Lang,

NXB Văn học, Hà Nội, năm 2000. Cuốn lịch sử về quá trình phát triển của Phật giáo

Việt Nam. Đồng thời, tác phẩm này cũng đề cập đến đặc điểm của Phật giáo cũng như

các tông phái của đạo Phật trải qua các giai đoạn trong lịch sử. Đối với Phật giáo trong

giai đoạn nhà Nguyễn trị vì chỉ nhắc đến các vị sư tăng mà không đi sâu vào tìm hiểu

những sinh hoạt trong cung đình lúc bầy giờ.

Trong cuốn “Sự du nhập của Thiên Chúa vào Việt Nam từ thế kỉ XVII – XIX”,

PGS. Nguyễn Văn Kiệm đã dành riêng chương V để bàn về chính sách của triều Nguyễn

đối với Công giáo. Tác giả đã đi từ nội dung, diễn biến cho đến các biện pháp của triều

Nguyễn đối với Thiên Chúa giáo.

Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu về tam giáo Nho – Phật – Đạo ở Việt Nam từ khi

lập quốc cho đến thời kì cận đại, trong đó có một số cuốn như : Nho giáo của Trần Trọng

Kim, Một số vấn đề về Nho giáo của GS.Phan Đại Doãn (chủ biên), Đạo giáo với văn

hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy…Như vậy,các đề tài này hầu hết có chung một

đặc điểm đó là đề cập đến tình hình sinh hoạt tôn giáo, tư tưởng, giáo lý,lịch sử của tôn

giáo.

Tóm lại, với đề tài chính sách tôn giáo thời Gia Long cũng có rất nhiều nhà nghiên

cứu và các tạp chí quan tâm đến. Nhưng các đề tài đó chỉ tìm hiểu cả một giai đoạn lịch

sử dài, mà không đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống của vấn đề, đồng thời chỉ nghiên

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!