Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
MIỄN PHÍ
Số trang
35
Kích thước
199.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1127

CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

Chương I: SƠ LƯỢC VỀ BẢN CHẤT, NGUỒN GỐC VÀ TÍNH CHẤT

CỦA TÔN GIÁO

1. BẢN CHẤT CỦA TÔN GIÁO

2. NGUỒN GỐC CỦA TÔN GIÁO

3. TÍNH CHẤT CỦA TÔN GIÁO

Chương II: VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

1. ĐẶC ĐIỂM TÔN GIÁO Ở NƯỚC TA

2. QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC TA VỀ TÔN GIÁO

3. NHỨNH HÀNH ĐỒNG CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC VIỆT

NAM BẰNG CHIÊU BÀI TÔN GIÁO

4. VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA

HIỆN NAY

A. Hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách về tôn giáo và

công tác tôn giáo

B. Tăng cường đầu tư và thực hiện các chương trình phát

triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các tôn giáo

C. Mở rộng các hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực tôn

giáo

Chương III: CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ níc VIỆT

NAM

1. NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ TÔN GIÁO CỦA NHÀ NƯỚC TA

2. THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO TRONG THỰC TIỄN

3. ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH TÔN

GIÁO ĐỂ THÍCH NGHI VỚI TÌNH HÌNH MỚI

KẾT LUẬN

1

TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình tồn tại và phát triển, nhất là sự phát triển về mặt kinh tế con

người ngày càng có nhiều nhu cầu cần được đáp ứng trong đó thì nhu cầu về tín

ngưỡng tôn giáo vẫn là một nhu cầu tinh thần của bộ phận lớn các tầng lớp nhân

dân.

Thực tế trong quá trình xây dựng đất nước và giữ nước của dân tộc đảng và

nhà nước ta luôn lấy tinh thần tự do tôn giáo làm kim nhỉ nam để đưa ra các

chính sách tôn giáo phù hợp. Chính phủ có nói rằng: “chính sách tôn giáo của

Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

được cụ thể hóa bằng các vấn đề cụ thể như các tôn giáo ở Việt Nam được hoạt

động tự do trong khuôn khổ của Hiến pháp và Pháp luật Nhà nước Việt Nam”.

Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước khuyến khích tham gia các hoạt

động giáo dục, từ thiện, nhân đạo theo sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên

môn. Các tổ chức cá nhân tôn giáo cũng được tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu

quốc tế, được đi đào tạo ở nước ngoài. Đã có rất nhiều các tổ chức tôn giáo quốc

tế vào Việt Nam giao lưu với các tổ chức tôn giáo Việt Nam mà không bị cản

trở gì.

Lợi dụng chính sách tôn giáo của nhà nước ta nhiều tổ chức phản động núp

dưới vỏ bọc là các tổ chức tôn giáo xuyên tạc các chủ trương của đảng kích

động quần chúng nhân dân tổ chức nhiều cuộc biểu tình và có hành động chống

phá nhà nước Việt Nam.

Vì vậy chúng ta cần nắm vững những chính sách của đảng để khỏi vô tình

tiếp tay cho các tổ chữc phản động và tuyên truyền cho những người xung quanh

cũng nhận thức rõ chính sách của đảng và nhà nước.

2

CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ BẢN CHẤT, NGUỒN GỐC VÀ TÍNH CHẤT

CỦA TÔN GIÁO

1. BẢN CHẤT CỦA TÔN GIÁO

Bản chất của tôn giáo: tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội ra đời rất

sớm trong lịch sử, nó là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc con người những sức

mạnh bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ. Sự phản ánh mà các

thế lực ở thế gian mang màu sắc tiêu thế gian.

2. NGUỒN GỐC CỦA TÔN GIÁO

Tôn giáo ra đời do các nguồn gốc sau:

+ Nguồn gốc nhận thức:

Do khả năng nhận thức của con người đối với mọi hiện tượng tự nhiên và

xã hội rất hạn chế nên họ phản ánh sai lạc bản chất các hiện tượng ấy, đi đến

thần thánh hóa nó.

+ Nguồn gốc xã hội: đó là do tính tự phát của các mối quan hệ xã hội của

con người và chế độ áp bức bóc lột người. Tôn giáo ra đời còn có nguồn gốc

tâm lý: tâm lý sợ sệt, yếu đuối, thiếu sức mạnh lý trí tạo ra những xúc cảm

tiêu cực, tạo điều kiện nảy sinh ý thức tôn giáo.

3.TÍNH CHẤT CỦA TÔN GIÁO

+ Tính lịch sử: tôn giáo là một phạm trù có tính lịch sử, nghĩa là nó ra đời

và tồn tại trong một giai đoạn lích sử nhất định. Do đó nó tồn tại và sẽ mất đi

trên cơ sở điều kiện sinh hoạt vật chất đã phát triển ở trình độ xã hội nhất

định.

+ Tính chính trị: Trong xã hội có giai cấp đối kháng, một mặt là sự phản

kháng tiêu cực của quần chúng bị áp bức bóc lột. Mặt khác, tôn giáo bị các

giai cấp thống trị lợi dụng, chúng biến tôn giáo thành công cụ thống trị áp

bức, bóc lột và mê hoặc quần chúng nhân dân.

+ Tính quần chúng: Tôn giáo thâm nhập vào quần chúng nhân dân và lôi

kéo một bộ phận không nhỏ nhân dân vào các tôn giáo, biến tôn giáo thành

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!