Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chính sách phát triển giáo dục dưới thời lê thánh tông (1460 – 1497).
PREMIUM
Số trang
59
Kích thước
718.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1878

Chính sách phát triển giáo dục dưới thời lê thánh tông (1460 – 1497).

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

Đề tài:

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC

DƯỚI THỜI LÊ THÁNH TÔNG (1460 – 1497)

SVTH: Nguyễn Đại Minh

Lớp 09 SLS, khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng

GVHD: Th.s Nguyễn Xuyên

Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng

Đà Nẵng - 05/2014

2

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Giáo dục là một trong những lĩnh vực quan trọng bậc nhất đối với mỗi quốc gia,

dân tộc. Nước Việt Nam ta cũng vậy không chỉ ngày nay mà điều này còn được minh

chứng trong lịch sử phong kiến, giáo dục như là kim chỉ nam, tôn chỉ cho đường

hướng trị nước và phát triển của triều đại.

Nghiên cứu diễn trình phát triển của lịch sử phong kiến Việt Nam, vương triều

nào, vị vua nào thực hiện tốt chính sách giáo dục thì quốc gia hưng thịnh, hùng mạnh

và có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực. Ngược lại thực hiện không tốt thì là sự suy

vong dẫn đến sụp đổ. Dường như tầm quan trọng của nó đã gói gọn trong câu nói nỗi

tiếng của Thân Nhân Trung: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh

thì nước mạnh và hưng thịnh. Nguyên khí suy thì nước yếu mà thấp hèn vì thế các bậc

đế vương, thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sỉ

vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết…” [21, tr. 35].

Dưới thời vua Lê Thánh Tông trị vì (1460 – 1497) nước Đại Việt trở thành một

quốc gia hùng cường trong khu vực là thời đại thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến

Việt Nam. Ông là một vị vua anh minh, sáng suốt trong đường lối trị nước, là người:

“Dám tuyên chiến với tất cả sự bảo thủ, trì trệ mà quá khứ để lại, mạnh bạo tiến hành

cải cách trên mọi lĩnh vực; từ thể chế chính trị, điển chương, pháp luật đến kinh tế,

văn hóa, giáo dục...” [31, tr. 11]. Chính những cải cách, cách tân hợp với quy luật đó

đã làm nên sự hưng thịnh đối với triều đại của ông. Thời Lê Thánh Tông sự phát triển

toàn diện của đất nước gắn liền với nhiều chính sách, trong số đó có chính sách phát

triển giáo dục. Nó không chỉ đóng góp chung vào sự phát triển của nền giáo dục dân

tộc, mà còn góp phần làm nên tên tuổi vĩ đại của Lê Thánh Tông và triều đại của ông

trị vì.

Phát triển giáo dục ở thời kì nào trong lịch sử cũng là vấn đề cấp thiết. Đặt vào

thời đại ngày nay việc xây dựng và phát triển nền giáo dục được Đảng và Nhà nước ta

đặc biệt quan tâm nó thể hiện qua các kì đại hội của Đảng. Đại hội VIII đã khẳng định:

“Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng

cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài…” [3, tr. 16]. Sự nghiệp giáo dục –

đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược con người, chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước, “Nguồn tài nguyên và sự giàu có của một quốc gia không phải

nằm trong lòng đất mà chính là nằm trong bản thân trí tuệ con người” [4, tr. 28].

Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải đẩy mạnh phát triển giáo

3

dục- đào tạo vì giáo dục đào tạo có vai trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất vật chất

xã hội cũng như xây dựng nền văn hoá. Bởi vậy Đảng luôn đặt mục tiêu xây dựng,

phát triển nền giáo dục nước nhà là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đưa đất nước phát triển

đi lên bắt kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này cho thấy rằng phát

triển giáo dục là luôn là vấn đề lớn, xuyên suốt trong lịch sử phát triển của dân tộc ta.

Do đó nghiên cứu chính sách phát triển giáo dục dưới thời Lê Thánh Tông không

chỉ làm sáng tỏ được những chính sách về phát triển giáo dục, thành tựu, hạn chế mà

còn đánh giá được ý nghĩa tác động của giáo dục thời kì này trong dòng chảy lịch sử

giáo dục Việt Nam.

Chính những ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi quyết định chọn đề

tài: Chính sách phát triển giáo dục dưới thời Lê Thánh Tông (1460 – 1497) làm

khóa luận tốt nghiệp.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Viết về vấn đề giáo dục Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến

vấn đề này, chúng tôi phân thành 4 nhóm tiêu biểu sau:

Nhóm các tác phẩm viết theo lối biên niên sử:

Ngoài ra trong các tác phẩm cổ sử như “Đại Việt sử kí toàn thư”của Ngô Sĩ Liên

và các sứ thành triều Lê, “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú, hay

cuốn “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” của Quốc sử quán triều Nguyễn đã

ghi lại những vấn đề về giáo dục dưới thời Lê Thánh Tông, tuy nhiên những cuốn sách

này chỉ đề cập một cách sơ lược theo kiểu biên niên mà chưa trình bày một cách hệ

thống cụ thể về những chính giáo dục cũng như những thành tựu, hạn chế về giáo dục

ở thời kì này.

Nhóm các tác phẩm chuyên đề đã xuất bản:

Trong cuốn “Lịch sử giáo dục Việt Nam” của tác giả Bùi Minh Hiền, xuất bản

năm 2008, NXB Đại học sư phạm. Tác Phẩm đã khái quát về giáo dục Việt Nam qua

từng từng thời kì, trong đó bàn về nội dung giáo dục, những tích cực và hạn chế, cơ

chế thi cử qua các triều đại phong kiến những kế thừa và phát huy

Trong cuốn “Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước 1945”, của tác giả Vũ Ngọc

Khánh, xuất bản năm 2002, NXB Thanh Niên. Tác Phẩm cũng đã đề cập đến giáo dục

thời phong kiến với những đánh giá về nội dung và chính sách giáo dục của triều đại

phong kiến Việt Nam.

Trong Cuốn “Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam”, của

tác giả Lê Văn Giảng, xuất bản năm 2003, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. Tác phẩm

4

cũng đã trình bày sơ lược về nền giáo dục Việt Nam dưới thời phong kiến về các khía

cạnh như sự phát triển của nền giáo dục qua các triều đại, nội dung giáo dục, hình thức

và cơ chế tổ chức học hành, thi cử trong hơn 1000 năm qua.

Trong cuốn “Lê Thánh Tông (1442 – 1497) con người và sự nghiệp” do Đại học

Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 1997, trong đó có bài viết của tác giả Mai Xuân Hải

với bài viết “Khoa cử thời Lê Thánh Tông” đã trình bày khá cụ thể về số một khía cận

trong nền giáo dục dưới triều vua Lê Thánh Tông đó là chế độ khoa cử, ông đã đi sâu

vào trình bày những vấn đề trong khoa cử dưới triều vua Lê Thánh Tông như về phép

thi, trường thi, đối tượng dự thi, về chất lượng đào tạo, những thành tựu của khoa cử

thời Vua Lê Thánh Tông cũng như một số hạn chế.

Nhóm các bài viết đăng trên các báo, tạp chí nghiên cứu

Bài viết “Tiếp cận nền giáo dục khoa cử thời Lê Sơ” của tác giả Phạm Ngọc

Trung “, đăng trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 306, tháng 12 – 2009 đã đề cập một

cách khái quát về nền giáo dục khoa cử dưới triều Lê Sơ trải qua 10 đời vua từ Lê Thái

Tổ đến Lê Tương Dực (1428 – 1527), trong đó có nhắc đến nền giáo dục khoa cử thời

vua Lê Thánh Tông.

Tuy nhiên những bài viết và những tác phẩm kể trên vẫn chưa nghiên cứu đầy đủ

và cụ thể về giáo dục dưới thời vua Lê Thánh Tông mà chỉ dừng lại ở mức độ khảo

lược hay trình bày một vài nội dung khía cạnh nhỏ của vấn đề. Song đó cũng là nguồn

tài liệu tham khảo bổ ích và cần thiết để giúp tôi hoàn thành đề tài này.

3. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu vấn đề này nhằm mục đích làm sáng tỏ các chính sách phát triển giáo

dục cũng như những thành tựu của nền giáo dục dưới thời vua Lê Thánh Tông. Mặt

khác thấy được một số hạn chế và ý nghĩa của chính sách phát triển giáo dục đối với

triều đại vua Lê Thánh Tông cũng như ý nghĩa đối với nền giáo dục nước ta hiện nay.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng mà đề tài tập trung hướng đến để nghiên cứu là những chính sách phát

triển giáo dục dưới thời Lê Thánh Tông. Ngoài ra chúng tôi còn nghiên cứu những mặt

tích cực, tiến bộ của các chính sách phát triển giáo dục, cũng như một số hạn chế, ý

nghĩa của nó đối với triều đại Lê Thánh Tông nói riêng và lịch sử giáo dục Việt Nam

nói chung.

5

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: từ năm 1460 đến năm 1497, là khoảng thời gian vua Lê Thánh

Tông trị vì.

Về nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu những chính sách phát triển

giáo dục thời Lê Thánh Tông, thành tựu, hạn chế và ý nghĩa của các chính sách đó đối

với sự phát triển của triền đại Lê Thánh Tông và thực tiễn giáo dục Việt nam ngày

nay.

5. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tư liệu

Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này, tôi dựa vào các nguồn tư liệu sau:

-Tài liệu thành văn như: sách, báo tạp chí và các bài viết có các nội dung liên

quan đến vấn đề chính sách phát triển giáo dục dưới thời vua Lê Thánh Tông.

-Tài liệu thu thập được từ các báo đài, internet và các phương tiện truyền thông

khác

Đây là nhưng nguồn tài liệu phong phú cần được khai thác triệt để.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Khi thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu,

chúng tôi đứng trên cơ sở phương pháp luận của quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối của Đảng để xem xét, đánh giá các sự

kiện lịch sử. Trong quá trình đó chúng tôi còn sử dụng các phương pháp chuyên ngành

lịch sử như: phương pháp logic, kết hợp với các phương pháp tổng hợp, phân tích, so

sánh, đối chiếu, đánh giá vấn đề...

Thu thập xử lý dựa trên các nguồn tài liệu khác nhau như sách, báo các

internet….

6. Đóng góp của đề tài

Góp phần tìm hiểu và làm sáng tỏ về chính sách phát triển giáo dục trong lịch sử

Việt Nam nói chung, chính sách phát triển giáo dục dưới thời Lê Sơ và Lê Thánh

Tông nói riêng. Đồng thời làm rõ được những tích cực, tiến bộ trong chính sách phát

triển giáo dục của Lê Thánh Tông cũng như một số hạn chế còn tồn tại trong chính

sách giáo dục của vị minh quân này. Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng góp phần bổ

sung kiến thức cho phần giảng dạy lịch sử Việt Nam dưới triều Lê Sơ và lịch sử giáo

dục Việt Nam qua các triều đại phong kiến, đặc biệt là vấn đề trọng dụng hiền tài và

phát triển giáo dục dưới thời vua Lê Thánh Tông. Bên cạnh đó còn làm sáng tỏ những

tiến bộ, tích cực trong những chính sách đó để kế thừa và rút kinh nghiệm cho công

tác phát triển giáo dục của nước ta hiện nay.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!