Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chính sách đối với người lao động khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần – thực tiễn
MIỄN PHÍ
Số trang
72
Kích thước
406.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1989

Chính sách đối với người lao động khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần – thực tiễn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................3

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

KHI CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY CỔ

PHẦN.............................................................................................4

I. Doanh nghiệp nhà nước ................................................................................4

1. Khái niệm và vai trò doanh nghiệp nhà nước..........................................4

2. Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam........7

3. Cổ phần hoá và công ty cổ phần..............................................................8

3.1. Khái niệm và đặc điểm công ty cổ phần..............................................8

3.2. Bản chất của việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước...................10

3.3. Mục tiêu của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.......10

II. Chính sách đối với người lao động khi chuyển doanh nghiệp nhà nước

thành công ty cổ phần .............................................................................11

1. Chế độ đối với người lao động trong doanh nghiệp nhà nước..............12

2. Chính sách đối với người lao động tại thời điểm doanh nghiệp nhà nước

chuyển thành công ty cổ phần...............................................................15

3. Chính sách đối với người lao động khi doanh nghiệp đã chuyển thành

công ty cổ phần.....................................................................................18

4. Tổ chức thực hiện...................................................................................20

5. Chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp

nhà nước................................................................................................21

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO

ĐỘNG KHI CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG

TY CỔ PHẦN TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG THUỶ LỢI HÀ TÂY.......23

I. Công ty xây dựng Hà Tây chuyển thành Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi

PTNT Hà Tây..................................................................................................23

1. Cơ sở pháp lý cổ phần hoá ....................................................................23

2. Phương án cổ phần hoá..........................................................................33

3. Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho đến thời điểm

trước khi thực hiện cổ phần hoá:...........................................................36

SV. §inh ThÞ Duyªn Líp: Qu¶n lý kinh tÕ 44B 1

Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

4. Đánh giá lại thực trạng ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp........38

II. Quá trình thực hiện chính sách đối với người lao động tại Công ty xây

dựng thuỷ lợi Hà Tây......................................................................................40

1. Thực hiện chính sách đối với người lao động tại thời điểm Công ty xây

dựng thuỷ lợi Hà Tây chuyển thành Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi

PTNT Hà Tây........................................................................................40

1.1. Phương án sắp xếp lao động do cơ cấu lại doanh nghiệp.................40

1.2. Giải quyết chính sách đối với người lao động..................................42

2. Chính sách đối với người lao động khi doanh nghiệp nhà nước đã

chuyển thành Công ty cổ phần .............................................................48

3. Công đoàn – tổ chức đại diện của người lao động trong và sau khi cổ

phần hoá................................................................................................50

4. Tâm lý người lao động ảnh hưởng tới quá trình cổ phần hoá doanh

nghiệp nhà nước....................................................................................51

5. Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động khi đã là cổ đông Công ty cổ

phần xây dựng thuỷ lợi PTNT Hà Tây..................................................53

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI

LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ......................58

I. Những căn cứ để đưa ra giải pháp...............................................................58

1. Nhằm đảm bảo các chính sách về bảo hiểm xã hội cho người lao động

trong và sau cổ phần hoá.......................................................................58

2. Nhằm giải quyết lao động dôi dư...........................................................59

3. Nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cổ phần trong doanh nghiệp

và phát huy vai trò làm chủ của người lao động...................................62

4. Nhằm đảm bảo việc làm cho người lao động chuyển sang làm việc tại

công ty cổ phần

II. Các giải pháp cơ bản..................................................................................63

1. Nhóm giải pháp được thực hiện bởi Nhà nước......................................63

2. Nhóm giải pháp thuộc về doanh nghiệp.................................................67

3. Nhóm giải pháp thuộc về người lao động..............................................69

KẾT LUẬN.......................................................................................................71

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................72

SV. §inh ThÞ Duyªn Líp: Qu¶n lý kinh tÕ 44B 2

Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

LỜI MỞ ĐẦU

Đảng ta luôn khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước mà

doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng khoa học và công

nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế – xã hội và chấp

hành pháp luật. Vì vậy, việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao

hiệu quả doanh nghiệp nhà nước luôn là vấn đề quan trọng trong đường lối

phát triển kinh tế của Đảng ta. Một trong những giải pháp tích cực đổi mới

doanh nghiệp nhà nước là cổ phần hoá.

Khi cổ phần hoá, một trong những vấn đề không những được Đảng và

Nhà nước quan tâm mà tất cả người lao động quan tâm nhiều nhất là chính

sách đối với người lao động. Đây là chính sách được Nhà nước ban hành để

bảo vệ lợi ích hợp pháp và hạn chế những thiệt thòi vật chất cho người lao

động trong quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ

phần. Chính sách với người lao động là vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền

lợi của hầu hết công nhân viên chức ở mỗi doanh nghiệp nên đã tác động

không nhỏ đến tiến độ thực hiện cổ phần hoá.

Trong thời gian thực tập tại phòng Tổ chức – lao động – tiền lương của

Công ty cổ phần xây dựng phát triển nông thôn Hà Tây em đã đi sâu nghiên

cứu việc thực hiện chính sách, chế độ đối với người lao động trong quá trình

cổ phần hoá, đặc biệt là việc giải quyết việc làm cho lao động dôi dư trong

các doanh nghiệp nhà nước, vì vậy em đã chọn đề tài: “Chính sách đối với

người lao động khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần –

thực tiễn tại Công ty xây dựng thuỷ lợi Hà Tây (nay là Công ty cổ phần xây

dựng thuỷ lợi PTNT Hà Tây)”.

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà và các cán bộ

công nhân viên trong Công ty đã đóng góp ý kiến và chỉ bảo tận tình giúp em

hoàn thành chuyên đề này.

SV. §inh ThÞ Duyªn Líp: Qu¶n lý kinh tÕ 44B 3

Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI

LAO ĐỘNG KHI CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

I. Doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

1. Khái niệm và vai trò doanh nghiệp nhà nước

a) Khái niệm

Luật Doanh nghiệp nhà nước do Quốc hội thông qua ngày 20/4/1995

đưa ra khái niệm có tính pháp lý về doanh nghiệp nhà nước như sau: “Doanh

nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ

chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện

các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư

cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn

bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý.

Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên

lãnh thổ Việt Nam.” (Điều 1 Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995).

Định nghĩa trên cho thấy doanh nghiệp nhà nước có những đặc điểm

cơ bản sau đây:

Một là, doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế được Nhà nước thành

lập để thực hiện những mục tiêu do Nhà nước giao.

Hai là, doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước đầu tư vốn cho nên tài sản

trong doanh nghiệp là thuộc sở hữu Nhà nước, doanh nghiệp quản lý, sử dụng

tài sản theo quy định của chủ sở hữu là Nhà nước.

Ba là, doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân vì có đủ các điều

kiện của pháp nhân theo quy định của pháp luật.

Bốn là, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu

hạn, nghĩa là nó tự chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong

phạm vi số tài sản do doanh nghiệp quản lý.

Định nghĩa trên về cơ bản phù hợp với thực tế môi trường và hoạt động

SV. §inh ThÞ Duyªn Líp: Qu¶n lý kinh tÕ 44B 4

Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, phù hợp với xu thế chung của

thế giới trong vấn đề quan niệm về doanh nghiệp nhà nước.

Năm 2003 khái niệm doanh nghiệp nhà nước được phát triển sâu hơn,

cụ thể Điều 1 Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 định nghĩa: “ Doanh

nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ

hoặc vốn cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ty nhà

nước, công ty trách nhiệm hữu hạn”. Định nghĩa này cùng với các quy định

khác của Luật doanh nghiệp năm 2003 chứa đựng một số điểm mới cơ bản

sau:

Thứ nhất, nếu trước đây tiêu chí sở hữu được coi là cơ bản nhất, quyết

định nhất khi xác định doanh nghiệp nhà nước thì tiêu chí bây giờ là quyền

kiểm soát và chi phối doanh nghiệp nhà nước, vì vậy nếu chỉ dựa vào tiêu chí

sở hữu nhiều khi khó phân biệt doanh nghiệp nhà nước với các loại hình

doanh nghiệp khác. Định nghĩa đã thừa nhận sự tồn tại bình đẳng của các hình

thức sở hữu trong một doanh nghiệp nhà nước, đây là một bước tiến lớn trong

quan niệm về doanh nghiệp nhà nước, cho thấy sự đa dạng trong sở hữu và sự

tự chủ hơn của doanh nghiệp nhà nước từ đó tạo ra sự đa dạng về hình thức

tồn tại của doanh nghiệp nhà nước sẽ làm sinh động hơn thành phần kinh tế

công, tạo sự thích nghi tốt hơn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa.

Thứ hai, pháp luật hiện hành thừa nhận chuyển đổi doanh nghiệp nhà

nước thành doanh nghiệp thông thường thông qua cơ chế chuyển nhượng,

mua bán cổ phần.

b) Vai trò của doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước hiện đang được quan tâm đặc biệt vì vai trò và

sứ mệnh của chúng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Vai trò của doanh

nghiệp nhà nước bắt nguồn từ mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng

và nhân dân ta đang phấn đấu thực hiện. Đảng nhấn mạnh vai trò kinh tế Nhà

nước với bộ phận chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước. Với tư cách là bộ phận

SV. §inh ThÞ Duyªn Líp: Qu¶n lý kinh tÕ 44B 5

Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

nòng cốt của thành phần kinh tế công, doanh nghiệp nhà nước đương nhiên

giữ vị trí trọng yếu của kinh tế Nhà nước, vì thế có thể coi chúng có ý nghĩa

quan trọng trong vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

Vai trò của hệ thống doanh nghiệp nhà nước gắn liền với việc tham gia

vào hoạt động kinh tế của Nhà nước. Vai trò này thể hiện trên ba khía cạnh:

kinh tế, chính trị và xã hội. Nội dung của vai trò này được thể hiện như sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước chi phối sự phát triển trong các lĩnh

vực kinh tế có ý nghĩa đối với sự phát triển ổn định của đất nước. Đảm nhận

các lĩnh vực hoạt động có tính chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã

hội: cung ứng các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu, nhất là trong lĩnh vực kết cấu

hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, điện, nước, thông tin liên lạc,…), xã hội (giáo

dục, y tế,…) và an ninh quốc phòng.

Thứ hai, doanh nghiệp nhà nước là công cụ tạo ra sức mạnh vật chất để

Nhà nước giữ vững sự ổn định xã hội, điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế phát

triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Doanh nghiệp nhà nước là nguồn lực

vật chất chủ yếu của Nhà nước, đóng góp quyết định cho ngân sách nhà nước.

Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng xung kích tạo ra sự thay đổi cơ cấu kinh

tế, thúc đẩy nhanh việc ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ nhằm thực

hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mở đường, hỗ trợ các

thành phần kinh tế khác phát triển, lôi cuốn các doanh nghiệp thuộc các thành

phần kinh tế khác vào quỹ đạo đi lên chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy sự tăng

trưởng nhanh và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế.

Thứ ba, doanh nghiệp nhà nước góp phần quan trọng khắc phục những

khiếm khuyết của cơ chế thị trường: những lĩnh vực mới, các lĩnh vực kết cấu

hạ tầng, công trình công cộng,… rủi ro cao, đòi hỏi vốn lớn, thu hồi chậm, lợi

nhuận thấp là những ngành cần thiết và tạo điều kiện cho phát triển sản xuất,

nhưng các thành phần kinh tế khác không muốn đầu tư, hoặc không có khả

năng đầu tư thì doanh nghiệp nhà nước cần phải đi đầu mở đường, tạo điều

kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển.

SV. §inh ThÞ Duyªn Líp: Qu¶n lý kinh tÕ 44B 6

Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

Thứ tư, doanh nghiệp nhà nước là lực lượng đối trọng trong cạnh tranh

trên thị trường trong và ngoài nước, chống sự lệ thuộc vào nước ngoài về kinh

tế trong điều kiện mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới.

Thứ năm, doanh nghiệp nhà nước mẫu mực trong việc thực hiện các

chính sách xã hội, trợ cấp xã hội như tạo việc làm cho các nhóm xã hội dễ bị

tổn thương; ở những khu vực khó khăn, kém phát triển, như biên giới, hải

đảo, miền núi,…

2. Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không phải là một quá

trình ngẫu nhiên, mà đằng sau nó là những nguyên nhân khiến cho hầu hết

các chính phủ đều đi đến các quyết định cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà

nước. Đối với Việt Nam, cổ phần hoá là giải pháp tối ưu cho quá trình sắp

xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước. Sự cần thiết phải

cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là do:

Thứ nhất, tình trạng hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà

nước. Đây có lẽ là nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho các chính phủ phải

đưa ra quyết định cổ phần hoá. Các doanh nghiệp nhà nước đã không thể hiện

và phát huy được vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù đã

được đầu tư và ưu đãi nhiều từ phía Nhà nước, sau nhiều lần sắp xếp tổ chức

lại và đổi mới cơ chế, nhưng các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa chứng tỏ

được tính hiệu quả của mình so với khu vực dân doanh, chưa đáp ứng được

mong muốn của Đảng và Nhà nước, chưa tương xứng với tiềm lực và ưu đãi

do Nhà nước dành cho. Trong tất cả các doanh nghiệp nhà nước, chỉ một số ít

là làm ăn có lãi, còn lại là thua lỗ hoặc lãi không đáng kể.

Thứ hai, nguyên nhân này là hệ quả của nguyên nhân trên, kết quả tài

chính nghèo nàn của các doanh nghiệp nhà nước làm tăng sự phụ thuộc của

chúng vào ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước từ chỗ là đóng góp

phần lớn cho ngân sách nhà nước giờ lại trở thành gánh nặng. Đây cũng là

SV. §inh ThÞ Duyªn Líp: Qu¶n lý kinh tÕ 44B 7

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!