Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chính sách của vua Gia Long và Minh mạng đối với vùng biển Đông Bắc Việt Nam (1802 - 1840)
PREMIUM
Số trang
118
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1771

Chính sách của vua Gia Long và Minh mạng đối với vùng biển Đông Bắc Việt Nam (1802 - 1840)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

---------

Trần Thị Hữu Hạnh

CHÍNH SÁCH CỦA VUA GIA LONG VÀ

MINH MẠNG ĐỐI VỚI VÙNG BIỂN ĐÔNG BẮC

VIỆT NAM (1802 - 1840)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

Thái Nguyên - Năm 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

---------

Trần Thị Hữu Hạnh

CHÍNH SÁCH CỦA VUA GIA LONG VÀ

MINH MẠNG ĐỐI VỚI VÙNG BIỂN ĐÔNG BẮC

VIỆT NAM (1802 - 1840)

Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM

Mã số: 602254

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHI

Thái Nguyên, Năm 2011

i

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn là hoàn toàn đúng sự

thật, là kết quả của sự tìm tòi, tổng hợp, khái quát trên cơ sở nhiều nguồn tài liệu

khác nhau. Từ đó rút ra những chính sách của vua Gia Long và Minh Mạng đối

với vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc trong khoảng gần 40 năm, từ 1802 đến 1840.

Luận văn được thực hiện trong 8 tháng, từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 8

năm 2011.

Ngƣời cam đoan

Trần Thị Hữu Hạnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

Lời cảm ơn!

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới người hướng dẫn khoa học là

PGS. TS Nguyễn Thị Phương Chi - Phó tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Lịch

sử - Viện sử học, người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian

qua để tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Viện sử học, Phòng Tư liệu

Khoa Lịch Sử - Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, Thư viện trường Đại học

sư phạm Thái Nguyên, Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên …đã tạo điều

kiện cung cấp thông tin giúp tôi có cơ sở khai thác, tổng hợp những kiến thức có

liên quan để hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình, người thân đã

quan tâm, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện về mặt thời gian trong suốt quá trình

tôi thực hiện luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011

Tác giả

Trần Thị Hữu Hạnh

iii

MỤC LỤC

Trang

Trang Phụ bìa

Lời cam đoan................................................................................................i

Lời cảm ơn ..................................................................................................ii

Mục lục.......................................................................................................iii

Danh mục các chữ viết tắt............................................................................v

MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài......................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài..............................6

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.............................................7

5. Đóng góp của đề tài.................................................................................9

6. Kết cấu của đề tài....................................................................................9

NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VÙNG

BIỂN ĐÔNG BẮC VIỆT NAM

1.1. Vị trí địa lý của vùng biển Đông Bắc Việt Nam...............................................10

1.2. Tầm quan trọng của vùng biển Đông Bắc Việt Nam..........................14

1.3. Tâm lý hướng biển của cư dân Việt cổ...............................................17

Tiểu kết......................................................................................................20

CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ CỦA VUA

GIA LONG VÀ MINH MẠNG ĐỐI VỚI VÙNG BIỂN

ĐÔNG BẮC VIỆT NAM

2.1. Chính sách quản lý vùng biển Đông Bắc Việt Nam của vua Gia

Long và Minh Mạng..................................................................................21

iv

2.2. Chính sách bảo vệ vùng biển Đông Bắc.............................................26

2.2.1. Xây dựng lực lượng thuỷ quân........................................................26

2.2.2. Phát triển hệ thống tàu thuyền.........................................................34

2.2.3. Hoạt động tuần tra............................................................................43

2.2.4. Hoạt động phòng chống hải tặc ở vùng biển Đông Bắc...........................55

Tiểu kết......................................................................................................66

CHƢƠNG 3: CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA VUA GIA LONG VÀ

MINH MẠNG ĐỐI VỚI VÙNG BIỂN ĐÔNG BẮC VIỆT NAM

3.1. Chính sách khai thác nguồn lợi biển...................................................68

3.2. Chính sách cứu đói cho nhân dân vùng biển Quảng Yên...................74

3.3. Chính sách đối với hoạt động thông thương đường biển....................79

Tiểu kết......................................................................................................83

KẾT LUẬN...............................................................................................85

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................87

PHỤ LỤC

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Các chữ viết tắt Đọc là

1. HTKH Hội thảo khoa học

2. Nxb. Nhà xuất bản

3. KHXH Khoa học xã hội

4. tr. Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Từ xa xưa biển đã luôn gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản

xuất và đời sống của các dân tộc Việt Nam. Biển của nước ta có vị trí

chiến lược rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,

hay nói cách khác biển có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển

kinh tế và bảo vệ quốc phòng, an ninh.

Việt Nam là một quốc gia có vùng biển lớn với chỉ số biển

khoảng 0,01, gấp 6 lần giá trị trung bình của thế giới, có nhiều vũng, vịnh,

đảo và quần đảo, bờ biển dài, chạy dọc từ Bắc vào Nam. Nước ta có 28

tỉnh, thành phố nối liền với biển.

Từ thuở khai thiên lập địa đã có câu chuyện mẹ Âu Cơ và cha Lạc

Long Quân chia tay nhau với "50 con theo mẹ lên rừng và 50 con theo

cha xuống biển”. Phải chăng truyền thuyết này cho chúng ta thấy một

sự thực là ngay từ những ngày đầu dựng nước tổ tiên chúng ta đã rất coi

trọng khai phá biển đảo và ý thức được tầm quan trọng của nó. Lịch sử

giữ biển của ông cha ta đã minh chứng bằng chiến thắng Bạch Đằng

Giang và đặc biệt là trận phục kích trên vùng biển Vân Đồn của danh

tướng Trần Khánh Dư, đánh tan đoàn thuyền lương của tướng nhà

Nguyên - Trương Văn Hổ, góp phần chiến thắng quân xâm lược Nguyên

lần thứ ba.

Vùng biển Đông Bắc của Việt Nam có vị trí chiến lược cực kỳ

quan trọng, chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

trữ lượng và quy mô thuộc loại khá, cho phép phát triển nhiều lĩnh vực

kinh tế biển quan trọng.

Bên cạnh ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế thì vùng biển Đông Bắc

cũng có tầm quan trọng đặc biệt về quốc phòng an ninh. Vùng biển này

là nơi có nhiều nguy cơ gây mất ổn định, uy hiếp chủ quyền và lợi ích

của quốc gia, đồng thời còn là kho lưu giữ các bí mật của quá khứ, ghi

nhận những trang sử hào hùng về các cuộc chiến tranh giữ nước và lịch

sử dựng nước của các dân tộc Việt Nam. Có thể nói biển thực sự là bộ

phận, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, là di sản thiên nhiên của dân tộc

và thực sự là chỗ dựa về tinh thần và vật chất cho người dân.

Nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử dân

tộc Việt Nam. Nhà Nguyễn quản lý lãnh thổ đất nước từ Bắc tới Nam.

Cùng với việc quản lý lãnh thổ đất nước, nhà Nguyễn dưới các triều vua

Gia Long và Minh Mạng đã tổ chức quản lý và bảo vệ vùng biển rộng

lớn, trong đó có vùng biển phía Đông Bắc quan trọng này như thế nào.

Việc quản lý vùng biển này dưới hai triều vua có những nội dung gì?

Chính sách quản lý và bảo vệ ra sao thì vẫn còn là điều cần thiết phải

tìm hiểu.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài:

"Chính sách của vua Gia Long và Minh Mạng đối với vùng biển Đông

Bắc Việt Nam (1802 - 1840)" làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Những sách và công trình nghiên cứu về lịch sử triều Nguyễn,

trong đó có đề cập ở mức độ khác nhau về chính sách của vua Gia Long

và Minh Mạng đối với vùng biển Đông Bắc của Việt Nam có thể kể đến:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

Bộ sách Đại Nam thực lục xuất bản năm 1964 của Nhà xuất bản

(Nxb.) Khoa học đã ghi chép các sự kiện lịch sử từ thời chín Chúa

Nguyễn Đàng Trong (1558) cho đến đời vua Khải Định (1925). Đây là

bộ sách lớn viết về lịch sử triều đại nhà Nguyễn với nội dung rất đầy đủ,

chân thực và sinh động về toàn cảnh xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực

kinh tế chính trị và xã hội, quân sự và ngoại giao, trong đó có ghi chép

lại những chính sách quan tâm của hai đời vua Gia Long và Minh Mạng

đối với các vùng biển, đảo, trong đó có vùng biển thuộc tỉnh Quảng Yên

ở phía Đông Bắc của Tổ quốc.

Cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời của tác giả Đào Duy Anh

do Nxb. Văn hoá thông tin ấn hành năm 2005 đã nghiên cứu phần địa lý

hành chính để nhận định cương vực của nhà nước và vị trí các khu vực

hành chính trải qua các đời. Cuốn sách có nói đến sự diên cách về địa lý

hành chính qua các đời Lê Mạt - Nguyễn Sơ, các tỉnh nước Việt Nam ở

đời Nguyễn, trong đó có tỉnh Quảng Yên - nơi có vùng biển Đông Bắc

quan trọng, chiếm 2/3 số đảo của cả nước.

Các nhà sử học đã có những nghiên cứu liên quan đến biển như

Nguyễn Việt - Vũ Minh Giang - Nguyễn Mạnh Hùng (1983), Quân thủy

trong lịch sử chống ngoại xâm, Nxb. Quân đội nhân dân; GS. Trần

Quốc Vượng, GS. Cao Xuân Phổ (Chủ biên) (1996), Biển với người Việt

cổ do Nxb. Văn hóa Thông tin ấn hành; Trần Quốc Vượng, 2000, Mấy

nét khái quát lịch sử cổ xưa về cái nhìn về biển của người Việt Nam,

trong Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà

Nội; Nguyễn Nhã (2002), Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Thành phố

Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu về biển gần đây có một số tác phẩm: Sổ tay pháp lý

cho người đi biển (2002) của Tiến Sỹ Hoàng Ngọc Giao chủ biên do

Nxb. Chính trị Quốc gia ấn hành. Cuốn sách có trình bày khá rõ về lãnh

hải Việt Nam, Luật biển và biển Đông.

Cuốn Chính sách pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát

triển bền vững của Nxb. Tư pháp năm 2006 đã nghiên cứu tổng quan

chính sách pháp luật về biển và những nguyên tắc phát triển bền vững.

Tác giả Đinh Thị Hải Đường, trong khóa luận tốt nghiệp cử nhân

đã nghiên cứu về Chính sách khai thác nguồn lợi biển của triều Nguyễn

nửa đầu thế kỷ XIX (1802-1858). Luận văn đã nhiên cứu chính sách khai

thác nguồn lợi biển ở hai nội dung cơ bản: Những chính sách của nhà

Nguyễn trong việc khai thác nguồn lợi từ biển và những chính sách khai

thác các nguồn lợi khác.

Đặc biệt, năm 2008 Khoa Lịch sử Đại học Khoa học xã hội và

Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội kết hợp với Ban Quản lý các di

tích trọng điểm tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội thảo khoa học (HTKH):

Thương cảng Vân Đồn - lịch sử, tiềm năng kinh tế và các mối giao lưu

văn hóa, trong đó có một số tham luận đề cập đến vùng biển Đông Bắc

ở những góc độ khác nhau. Có thể kể đến: Vũ Văn Quân, Vài nét về

chính sách an ninh quốc phòng đối với vùng Đông Bắc của nhà Lê Sơ

(1428-1527); Nguyễn Thị Phương Chi, Tầm nhìn của các triều đại Lý,

Trần về Vân Đồn và vùng Đông Bắc; Vũ Đường Luân, Triều Nguyễn

với việc bảo vệ an ninh và hoạt động thương mại vùng Đông Bắc; Vũ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!