Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chính sách của triều nguyễn đối với đội ngũ sư tăng (1802 -1884).
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
CHÍNH SÁCH CỦA TRIỀU NGUYỄN ĐỐI VỚI
ĐỘI NGŨ SƯ TĂNG (1802 -1884)
Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Hoàng Anh
Chuyên ngành: Sư phạm Lịch sử
Lớp: 11SLS
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Duy Phương
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015
1
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài này, lời đầu tiên tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến
quý thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã tận tâm
chỉ bảo, giúp đỡ tôi.
Đặc biệt tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo Th.S Nguyễn Duy
Phương, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện
khóa luận này.
Do thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và do kiến thức còn hạn chế, bài khóa luận
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của
các thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Đinh Thị Hoàng Anh
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................5
3. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................6
4. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................6
5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................6
6. Nguồn tư liệu...........................................................................................................7
7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................7
8. Đóng góp của đề tài.................................................................................................7
9. Bố cục......................................................................................................................8
NỘI DUNG ................................................................................................................9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ
SƯ TĂNG CỦA TRIỀU NGUYỄN .........................................................................9
1.1. Vài nét về triều Nguyễn .......................................................................................9
1.2. Tình hình Phật giáo dưới triều Nguyễn..............................................................20
1.3. Khái lược chính sách đối với sư tăng của các triều đại phong kiến Việt Nam
(thế kỉ X – XVIII) .....................................................................................................25
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH CỦA TRIỀU NGUYỄN ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ
SƯ TĂNG (1802 – 1884).........................................................................................31
2.1. Nội dung của chính sách đối với đội ngũ sư tăng triều Nguyễn........................31
2.1.1. Các quy định của nhà nước đối với sư tăng....................................................31
2.1.1.1. Việc phân bổ, điều chuyển sư tăng ..............................................................31
2.1.1.2. Tổ chức thi sát hạch, bổ nhiệm chức sắc .....................................................35
2.1.1.3. Trình độ, phẩm hạnh ....................................................................................38
2.1.2. Quyền lợi của đội ngũ sư tăng ........................................................................41
2.1.3. Nghĩa vụ của sư tăng đối với nhà chùa và triều đình......................................44
2.2. Đánh giá về chính sách của triều Nguyễn đối với đội ngũ sư tăng....................46
2.2.1. Ảnh hưởng của chính sách đối với đội ngũ sư tăng dưới triều Nguyễn .........46
2.2.2. Tích cực...........................................................................................................48
2.2.3. Hạn chế............................................................................................................50
2.2.4. Bài học kinh nghiệm .......................................................................................51
KẾT LUẬN..............................................................................................................52
3
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................54
PHỤ LỤC
4
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phật giáo truyền vào nước ta tính ra đã hơn 2000 năm, trải qua các thời kì lịch
sử của dân tộc, Phật giáo từ lâu đã ăn sâu bám rễ trong đời sống tinh thần của người
dân Việt Nam, gắn với sinh hoạt cộng đồng của người Việt, một sự gắn bó tự nhiên,
không do áp đặt của chính quyền, cả khi Phật giáo được suy tôn là Quốc giáo. Cùng
với sự tồn tại lâu dài đó, Phật giáo đã có những đóng góp to lớn trong tiến trình phát
triển của lịch sử Việt Nam.
Nói đến Phật giáo người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh những ngôi chùa
cổ kính, hệ thống giáo lí nhà Phật, bên cạnh đó một bộ phận không thể thiếu làm
nên diện mạo của Phật giáo chính là đội ngũ sư tăng. Đội ngũ sư tăng ở các nhà
chùa không chỉ là những người rời bỏ xã hội trần tục, tìm đến cửa chùa để mong
cho tâm hồn thanh thản, cái tâm trong sáng, tu nhân tích đức cho con người, mà bộ
phận này còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tư tưởng văn hóa,
góp phần không nhỏ cho quá trình phát triển của xã hội, chính trị của đất nước.
Dưới triều Nguyễn (1802 – 1884), mỗi vị vua đều có những thái độ khác nhau
đối với Phật giáo. Xuất phát từ việc nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ sư
tăng đối với sự phát triển văn hóa, chính trị, xã hội của đất nước, các vị vua triều
Nguyễn thời kì này đã có những chính sách tiến bộ nhằm phát triển đội ngũ sư tăng
về mọi mặt như số lượng, trình độ, phẩm chất… Chính những chính sách đó đã góp
phần củng cố bộ phận sư tăng trong nhà chùa, vai trò của họ đối với đất nước và
càng làm tăng thêm vị trí của Phật giáo trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
Có rất nhiều đề tài đã nghiên cứu tổng quát về Phật giáo ở Việt Nam dưới các
triều đại phong kiến, nhất là triều Nguyễn. Thế nhưng rất ít những đề tài nghiên
cứu cụ thể về đội ngũ tăng sư, những chính sách của triều Nguyễn đối với sư tăng
và tác động của chính sách đó tới sự phát triển của Phật giáo Việt Nam dưới triều
Nguyễn. Hơn nữa, hiện nay, Phật giáo là một trong số những tôn giáo phát triển ở
nước ta và có số tăng ni Phật tử rất đông đảo trong cả nước trong khi các chính sách
của Nhà nước đối với sư tăng như quản lí, đào tạo… còn rất nhiều hạn chế, cần bổ
sung. Vì vậy, việc nghiên cứu chính sách đối với đội ngũ sư tăng và vai trò của nó
5
đối với Phật giáo triều Nguyễn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, tôi quyết định chọn đề tài:
“Chính sách của triều Nguyễn đối với đội ngũ sư tăng (1802 – 1884)” để thực
hiện khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, việc nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Phật giáo
dưới triều Nguyễn đều được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề
chính sách của triều Nguyễn đối với đội ngũ sư tăng mới chỉ được nghiên cứu, đề
cập một cách chung chung, khái quát trong nội dung những chính sách của triều
Nguyễn đối với Phật giáo mà thôi.
Trong cuốn “Việt Nam Phật giáo sử luận” của Nguyễn Lang, NXB Văn học,
Hà Nội đã đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo, cũng như các
đặc điểm của Phật giáo qua các thời kì. Bên cạnh đó, trong cuốn “Lịch sử Phật giáo
Đàng Trong” của Nguyễn Hiền Đức, NXB TP. Hồ Chí Minh, “Lịch sử Phật giáo xứ
Huế” của Thích Hải Ân và Hà Xuân Liêm, NXB Văn hóa Sài Gòn, TP. Hồ Chí
Minh đã cung cấp những tài liệu về tình hình phát triển Phật giáo ở Đàng Trong
cũng như các chính sách của nhà nước và ảnh hưởng của nó đối với Phật giáo thời
kì này. Tác giả Nguyễn Ngọc Quỳnh trong cuốn “Chính sách tôn giáo thời Tự Đức
(1848 - 1883)”, NXB Chính trị Quốc gia đã đi sâu tìm hiểu tình hình sinh hoạt tôn
giáo và những chính sách đối với các tôn giáo lớn thời Tự Đức như Nho giáo, Đạo
giáo và Công giáo. Đồng thời cũng phân tích những nguyên nhân cơ bản, những
nghịch lí trong chính sách tôn giáo thời Tự Đức, từ đó rút những điểm tích cực cũng
như hạn chế của triều vua này đối với các tôn giáo, trong đó có Phật giáo.
Các bài viết: “Chính sách tôn giáo của triều Nguyễn, những bài học kinh
nghiệm lịch sử”, của Đỗ Bang đăng trên Tạp chí Huế Xưa và Nay, số 77; “Chính
sách của triều Nguyễn đối với Phật giáo” của Lê Cung trong Phật giáo Việt Nam
với cộng đồng dân tộc, Thành hội Phật giáo, TP. Hồ Chí Minh; “Chính sách tôn
giáo của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX” của Nguyễn Văn Kiệm đăng trên Tạp chí
nghiên cứu lịch sử, số 6 đã đề cập đến chính sách của triều Nguyễn đối với các tôn
giáo, trong đó có Phật giáo. Tuy nhiên, các bài viết, bài nghiên cứu này chỉ mới nói
một cách khái quát, sơ lược về chính sách của triều Nguyễn đối với Phật giáo, chưa