Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chiến tranh trong cao lương đỏ của mạc ngôn.
PREMIUM
Số trang
64
Kích thước
849.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
993

Chiến tranh trong cao lương đỏ của mạc ngôn.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

NGUYỄN THỊ THẮM

Chiến tranh trong Cao lương đỏ của

Mạc Ngôn

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong nền văn học Trung Quốc đương đại, Mạc Ngôn cùng với Vương

Mông, Giả Bình Ao, Trương Hiền Lượng, Phùng Kí Tài, Lục Vân Phụ, Trương

Tử Long, Cao Hiểu Thanh, Hàn Thiếu Công,… đã tạo nên một diện mạo mới;

những bước đột phá; cách tân về nghệ thuật cho nền văn học Trung Quốc. Với

ngòi bút tài hoa, các tác giả đã đưa hiện thực cuộc sống vào trong các tác phẩm

của mình một cách tự nhiên và chân thật. Chính họ là những người đã đưa văn

học Trung Quốc đương đại về đúng chức năng của văn học - phản ánh hiện thực

đời sống, tái hiện số phận con người. Hoàng Thị Bích Hồng cho rằng: “Những

gương mặt của nền văn học Trung Quốc đương đại họ luôn làm mới mình, luôn

đào xới mảnh đất hiện thực không mệt mỏi để tìm ra hướng mới” [16, tr.11].

Trong đó, Mạc Ngôn được đánh giá là một trong những đại diện tiêu biểu

và xuất sắc của nền văn học Trung Quốc đương đại. Khác với các nhà văn đương

thời, Mạc Ngôn không bao giờ lặp lại chính mình. Mỗi tác phẩm của Mạc Ngôn

đều rất độc đáo và mới lạ, nó kế thừa sâu sắc tư tưởng truyền thống và kết hợp

với hiện đại. Vì vậy, tác phẩm của Mạc Ngôn thu hút được nhiều tầng lớp độc

giả trong cũng như ngoài nước: “Mạc Ngôn được coi là một trong những tiểu

thuyết gia lớn nhất của văn học Trung Quốc và được hiệp hội nhà văn Châu Á

bình chọn là một trong những nhà văn có triển vọng nhất thế kỷ XXI. Sáng tác

của ông là sự kết hợp giữa thủ pháp của chủ nghĩa hiện đại và bút pháp truyền

thống, giữa cái huyền ảo và cái hiện thực làm thay đổi diện mạo nền văn học

đương đại Trung Quốc” [17, tr.590].

Chiến tranh, kháng chiến chống Nhật cứu nước là một trong những đề tài

quan trọng trong các sáng tác của Mạc Ngôn. Ở mỗi tác phẩm của Mạc Ngôn có

một cách nhìn nhận và thể hiện riêng về cuộc chiến tranh. Thông qua Báu vật

của đời, Mạc Ngôn đã tái hiện lại giai đoạn lịch sử Trung Quốc từ khi Nhật xâm

chiếm Trung Quốc đến năm 1995. Những biến cố lịch sử được nhìn nhận thông

3

qua những thay đổi của gia đình Thượng Quan - theo phương thức truyền kỳ hóa

kết hợp với hiện thực. Trong khi đó Cao lương đỏ lại dẫn người đọc đến cách

nhìn mới về lịch sử, về chiến tranh - từ góc độ cái tôi cá nhân, đi ngược với lịch

sử chính thống. Cái tôi ở đây đã kể lại lịch sử: bối cảnh lịch sử Trung Quốc

những năm 1920 và 1930, tại miền quê Cao Mật ở miền Nam Trung Hoa thông

qua nhân vật bà tôi, ông tôi, bố tôi. “Cao lương đỏ rũ bỏ quy phạm chính sử,

vượt qua những quan điểm đảng phái, chính trị, giai cấp để trở về với chủ nghĩa

dân tộc dân gian truyền thống” [17, tr.61].

Qua cách kể lại lịch sử sáng tạo và khách quan, chiến tranh đã được nhìn

nhận theo một hướng hoàn toàn mới mẻ và thú vị. Mạc Ngôn đã giúp người đọc

thấy được hiện thực lịch sử, những khuất lấp lịch sử. Qua đó, chúng ta nhận thấy

tài năng, sức sáng tạo nghệ thuật của Mạc Ngôn.

Với những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: Chiến tranh trong

Cao lương đỏ của Mạc Ngôn làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Nghiên cứu về tiểu thuyết tân lịch sử

Khi chủ nghĩa hậu hiện đại được du nhập vào Trung Quốc, nó có sự ảnh

hưởng lớn đến tư duy sáng tác của các nhà văn. Hầu hết các tác phẩm thời kỳ

đương đại đều mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại. Các nhà văn đương

đại Trung Quốc đã tiếp thu và bị ảnh hưởng bởi khái niệm của chủ nghĩa hậu

hiện đại. Hiện nay trào lưu viết tiểu thuyết theo phương thức cố sự tân biên đang

nở rộ trên văn đàn. Nó đạt được những thành công rực rỡ. Hiện tượng viết truyện

lịch sử gắn liền với khái niệm liên văn bản.

Trong công trình nghiên cứu Văn học hậu hiện đại thế giới đã dịch bài

viết của I.P Ilin. Tác giả đã đưa ra một số khái niệm và thuật ngữ về chủ nghĩa

hậu hiện đại. Trong đó có khái niệm liên văn bản. Tác giả đã đưa ra nhận xét:

“Luận điểm cho rằng lịch sử và xã hội là những thứ có thể đọc được như văn

bản, đã dẫn đến việc coi văn hóa của nhân loại như một thứ liên văn bản, mà đến

4

lượt mình nó đóng vai trò tiền văn bản của bất cứ văn bản nào xuất hiện tiếp

theo. Hệ quả quan trọng của việc đồng nhất ý thức con người với văn bản, đó là

việc hòa tan theo kiểu liên văn bản tính chủ thể tự chủ của con người trong

những văn - bản - ý - thức, chúng tạo ra liên văn bản lớn truyền thống văn hóa”

[3, tr.33].

Trong công trình nghiên cứu Chủ nghĩa hậu hiện đại và tiểu thuyết đương

đại Trung Quốc, tác giả Lê Huy Tiêu đã đề cập đến tiểu thuyết tân lịch sử. Tác

giả của công trình đã nhận định rằng: “Tiểu thuyết của các nhà tiên phong Trung

Quốc giống với tiểu thuyết tân lịch sử ở Phương Tây [37, tr.61]. Nhìn lại những

tiểu thuyết tiên phong của văn học đương đại Trung Quốc, chúng ta nhận thấy

hầu hết các tác phẩm đó đều lấy đề tài lịch sử làm cơ sở. Tuy nhiên, những tác

phẩm đó không phải là những tiểu thuyết kể lại lịch sử đã qua, mà các nhà văn

chỉ dùng nó như chất liệu để hư cấu và biến nó thành một sản phẩm sáng tạo:

“Các nhà văn tiên phong và tân tả thực Trung Quốc lại hoài nghi tính chân thực

và tính hợp lý của lịch sử, họ nhấn mạnh việc khôi phục lại tính hư cấu của văn

học và mong lấy danh nghĩa của văn học để phủ định tính hợp lý của lịch sử” [6,

tr.59].

Với công trình nghiên cứu Tiểu thuyết tân lịch sử của Trung Quốc đương

đại, tác giả Lê Huy Tiêu đã khái quát quá trình ra đời của tiểu thuyết tân lịch sử.

Tác giả đã đưa ra một số tác phẩm để phân tích, mổ xẻ rồi từ đó đưa ra những

đặc điểm của tiểu thuyết tân lịch sử như sau:

Giải thích lịch sử mang đậm màu sắc dân gian, có tính truyền kì, hoang

đường.

Tiểu thuyết tân lịch sử chú trọng đến những chuyện vụn vặt ở bên ngoài

cuộc sống.

Tiểu thuyết tân lịch sử hướng tới những đề tài xưa nay coi là vùng cấm địa.

Tiểu thuyết tân lịch sử không phục vụ cho giai cấp mà giải thích một cách

khách quan. Tiểu thuyết tân lịch sử hướng tới việc lý giải nguồn gốc lịch sử.

5

Từ đó, tác giả đã đi đến khái niệm về tiểu thuyết tân lịch sử: “Tiểu thuyết

tân lịch sử Trung Quốc không tuyệt đối trung thành với lịch sử mà coi lịch sử chỉ

là chiếc áo khoác bên ngoài, còn tất cả sự kiện, nhân vật đều có thể hư cấu…”

[37, tr.135].

Tiểu thuyết tân lịch sử hay còn gọi là tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết lịch

sử mới là một khái niệm mới, nó gắn liền với chủ nghĩa hậu hiện đại. Tiểu thuyết

tân lịch sử còn là tên gọi của một tư trào văn học Trung Quốc, đó là mảnh đất

hứa của các nhà lý luận, nghiên cứu, phương pháp sáng tạo của các nhà văn. Tuy

nhiên do giới hạn về mặt thời gian và ngoại ngữ chúng tôi chỉ giới thiệu một số

công trình tiêu biểu, từ đó nắm bắt những lý luận chính về khái niệm và đặc

điểm của tiểu thuyết tân lịch sử để phục vụ cho bài khóa luận.

2.2. Nghiên cứu về Mạc Ngôn và “Cao lương đỏ”

Tác phẩm Cao lương đỏ mở đầu cho danh tiếng của Mạc ngôn. Cao lương

đỏ đã phản ánh cuộc chiến chống quân xâm lược Nhật đầu thế kỉ XX. Cao lương

đỏ mở đường cho phương pháp sáng tác mới của nhà văn Mạc Ngôn nói riêng và

các nhà văn Trung Quốc nói chung. Tuy nhiên số lượng nghiên cứu về Cao

lương đỏ còn hạn chế.

Trong cuốn Mạc Ngôn và những lời tự bạch, Nxb Văn học (Nguyễn Thị

Thại dịch), Lâm Kiến Phát và Vương Nghiêm đã tập hợp những bài nói chuyện

chính của Mạc Ngôn tại diễn đàn các nhà văn. Trong đó có ba bài đáng chú ý

hơn cả và liên quan đến khóa luận. Cụ thể bài số một là: Vì sao tôi lại viết Gia

tộc Cao lương đỏ [26, tr.46] ; bài hai là: Ba cuốn sách xuất bản ở Mỹ của tôi [26,

tr.110] ; cuốn thứ ba là: Đi tìm quê hương của Cao lương đỏ [26, tr.243]. Mạc

Ngôn đã đưa ra những lời tự bạch về số phận tác phẩm Cao lương đỏ và bối

cảnh nơi ông chọn để thể hiện trong tác phẩm của mình vùng quê Đông Bắc Cao

Mật.

Trong bài viết Năm mươi năm văn học của nước Trung Quốc mới, tác giả

Trương Quýnh đã nhận xét, đánh giá về những đổi mới của văn học Trung Quốc.

6

Tác giả của bài viết này đưa ra nhận xét về xu hướng văn học Trung Quốc đương

đại, đó là chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại cùng một số tác giả tiêu

biểu. Tác giả đề cập đến “Tiểu thuyết tiên phong” [24, tr.32]. Xuất hiện tiểu

thuyết tiên phong chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại. Như tác phẩm của

Mạc Ngôn, Mã Nguyên, Tô Đồng, Dư Hoa…” [24, tr.36].

Lê Huy Tiêu (dịch, 2006), Cao lương đỏ, nhà xuất bản Lao động. Tác giả

Lê Huy Tiêu đã nhận định: “Cao lương đỏ được giải thưởng văn học Mao Thuẫn

1985 - 1986. Tiểu thuyết này đã được đạo diễn điện ảnh tài danh Trương Nghệ

Mưu đưa lên màn ảnh và được giải "Con gấu vàng" ở liên hoan phim Tây Béc -

1in và "Quả pha lê vàng” tại liên hoan phim Các - lô - vi Vary. Văn học nghệ

thuật Trung Quốc những năm gần đây đang thăng hoa và được thế giới biết đến.

Cao lương đỏ là một trong những viên gạch xây lên lâu đài nghệ thuật đó” [35,

tr.7]

Trong bài viết Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn, Lê

Huy Tiêu đã đề cập đến nghệ thuật trần thuật và cho rằng tiểu thuyết của Mạc

Ngôn là tiểu thuyết cảm giác mới: “Tiểu thuyết cảm giác mới đối lập với tiểu

thuyết hiện thực truyền thống, nó không đơn thuần là miêu tả hiện thực bề ngoài,

mà nhấn mạnh cảm thụ trực giác, đưa cảm giác trực quan vào trong khách thể

đang sáng tạo ra một hiện thực mới mẻ” [37, tr.198]. Tác giả cho rằng Mạc Ngôn

đã sử dụng bút phát tả thực kết hợp với bút pháp tượng trưng, biến hình, kì ảo:

“Lạ hóa là hình thức tự sự trữ tình độc đáo, mục đích là tạo nên cảm giác mới lạ

đối với những sự vật bình thường trong cuộc sống hàng ngày” [37, tr.208].

Trên báo Văn nghệ, số 5 tháng 12 năm 2003, có đăng bài viết “Tiểu thuyết

Mạc Ngôn với độc giả Việt Nam” của Hồ Sĩ Hiệp. Bài viết tổng kết những bước

đường sáng tạo tiểu thuyết của Mạc Ngôn từ những tiểu thuyết đầu tiên.

Nhà văn Nguyễn Khắc Phê đào sâu vào Thủ pháp lạ hoá của Mạc Ngôn

bằng cách nhìn tổng quát toàn bộ những tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt

trong bài viết Tài phù phép của Mạc Ngôn.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!