Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

CHIẾN TRANH VÀ HẬU CHIẾN TRONG PHIM CỦA CÁC ĐẠO DIỄN TRẺ docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHIẾN TRANH VÀ HẬU CHIẾN TRONG PHIM CỦA CÁC
ĐẠO DIỄN TRẺ
Đề tài chiến tranh đã xuất hiện từ những ngày khởi đầu của phim truyện
nước nhà. Tuy không phải là một đề tài mới, nhưng dường như nó vẫn còn
nguyên sức hấp dẫn đối với các thế hệ đạo diễn điện ảnh. Lớp đạo diễn trẻ hiện
nay cũng không hề bỏ quên mảng đề tài này, mà còn mạnh dạn thể hiện nó với
cái nhìn riêng về chiến tranh và hậu chiến tranh. Đường thư (Bùi Tuấn Dũng),
Sống trong sợ hãi (Bùi Thạc Chuyên), Sinh mệnh, Hoài vũ trắng (Đào Duy
Phúc), Chớp mắt cùng số phận (Lê Ngọc Linh)... là vài ví dụ.
Ngay từ khi bộ phim truyện Việt Nam đầu tiên ra đời, nghệ thuật điện ảnh
đã khẳng định vị trí, vai trò của mình bằng việc tập trung cổ vũ và tuyên truyền
cách mạng. Cũng do đòi hỏi của lịch sử mà ở giai đoạn chiến tranh phim của ta
đều đi vào ca ngợi chủ nghĩa anh hùng và lấy đó làm nội dung phản ánh chính,
hình thành một số điểm chung. Chủ nghĩa anh hùng được thể hiện qua nhân vật
anh hùng và hành động anh hùng. Nhân vật phải tốt xấu rõ ràng và nhân vật
anh hùng là nhân vật chính của phim. Cốt truyện được xây dựng hoàn chỉnh, có
chính diện, phản diện, ta thắng, địch thua; lấy tập thể làm trung tâm, ít khai thác
chi tiết và nhiều thoại... Sang giai đoạn hậu chiến, ngoài việc phản ánh đề tài xã
hội, gia đình phức tạp khi hàn gắn vết thương sau chiến tranh thì mảng phim
này đã xuất hiện nét mới trong nội dung. Tuy vẫn tiếp tục bao quát chủ nghĩa
anh hùng nhưng nhân vật trong phim đã ít mang tính đại diện và có sức khái
quát riêng. Đến giai đoạn đổi mới, đề tài này phát triển ở tầng sâu hơn khi được
các tác giả đi vào thể hiện những đau thương, mất mát âm thầm trong số phận
mỗi con người. Có thể nói, việc thể hiện chủ nghĩa anh hùng và sự đau thương
mất mát là hai vấn đề xuyên suốt ở phần lớn phim chiến tranh trong nhiều năm