Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết - Kinh nghiệm quốc tế và chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
§Ò ¸n Lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ
LỜI MỞ ĐẦU
Sự hợp tác và tham gia phân công lao động quốc tế tăng lên không những làm
cho trao đổi hàng hóa trong nước gia tăng mà còn làm cho trao đổi hàng hóa, dịch
vụ giữa các nước phát triển. Trên cơ sở phát triển của các mối quan hệ kinh tế giữa
các nước, sự liên hệ về chính trị và văn hóa giữa các nước ngày càng phát đạt.
Những mối quan hệ thường xuyên về mặt kinh tế, chính trị và văn hóa giữa các
nước đã làm nảy sinh những quan hệ tiền tệ của nước này đối với nước kia. Quan
hệ so sánh đồng tiền của các quốc gia với nhau được gọi là tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái giữ một vai trò quan trọng đến tình hình ngoại hối của các
nước và ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia, nó sẽ đảm bảo tính
ổn định trong nền kinh tế, ổn định giá cả tạo ra môi trường an toàn cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh mà đặc biệt là hoạt động ngoại thương. Vì vậy, việc áp
dụng một chính sách tỷ giá đúng đắn là một điều kiện tiên quyết để góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tất nhiên chưa hẳn là một tỷ giá là ưu việt đối với nước này thì đã là phù hợp
với các nước khác, bởi vì mỗi nước có một điều kiện kinh tế cụ thể khác nhau.
Thậm chí ngay trong một quốc gia, việc áp dụng cố định một chế độ tỷ giá khi các
điều kiện kinh tế - chính trị trong nước và quốc tế đã thay đổi cũng không thể đem
lại một kết quả tốt như mong đợi. Điều quan trọng là phải biết trong trường hợp
nào thì cố định tỷ giá phát huy tác dụng tối đa ưu điểm của mình, từ đó sẽ quyết
định lựa chọn việc áp dụng cố định tỷ giá một cách linh hoạt phù hợp với điều
kiện khách quan và mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển đất
nước.
Không dễ dàng về mặt lý thuyết cũng như thực tế khi lựa chọn một hệ thống
tỷ giá thích hợp. Trên thực tế có nhiều tranh luận về lợi thế cũng như bất lợi của
hai chính sách tỷ giá đặc biệt: tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi. Nhưng có nhiều lập
luận ủng hộ sự kết hợp giữa hai chế độ tỷ giá trên, đó là tỷ giá thả nổi có điều tiết.
Nó cho phép tận dụng lợi thế, đồng thời hạn chế những bất lợi của cả hai chế độ.
Vì thế, trên thực tế, một nước có thể có nhiều lựa chọn các kết hợp khác nhau tùy
§Æng Thanh Phong - Tµi ChÝnh A / K10B 1
§Ò ¸n Lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ
thuộc vào các đặc điểm cấu trúc, những cú sốc bên ngoài có thể xảy ra và môi
trường kinh tế vĩ mô.
Trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia vào hội nhập kinh tế - tài chính - tiền
tệ quốc tế, việc hình thành một chính sách tỷ giá linh hoạt và sát với những biến
động của thị trường là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự
phát triển của nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như thị trường chứng khoán
còn non trẻ của nước ta nói riêng.Tuy nhiên, khả năng tận dụng nhân tố này cho
sự thành công của công cuộc hội nhập cũng như công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước đến đâu thì còn phụ thuộc vào khả năng hoạch định chính sách, sức mạnh
kinh tế của nước ta và đặc biệt là sự phối hợp linh hoạt, đúng đắn, mềm dẻo giữa
hai chế độ tỷ giá để phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm của chúng, sao cho đạt
được mục tiêu một cách hiệu quả nhất.
Xuất phát từ những nhận định đó, em đi sâu vào phân tích đề tài:
" Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết - Kinh nghiệm quốc tế và chính sách tỷ giá
hối đoái của Việt Nam "
Đề án này được chia làm 3 chương:
Chương I. Khái quát chung về tỷ giá hối đoái và hoạt động của tỷ giá thả nổi
có điều tiết
Chương II. Chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam trong thời gian vừa
qua - Thành tích và những mặt còn hạn chế
Chương III. Những chính sách cho một tỷ giá phù hợp ở Việt Nam trong
thời gian tới
Do trình độ và hiểu biết thực tế còn hạn chế nên đề án này không thể tránh
khỏi những sai sót. Kính mong thầy giáo và các bạn đóng góp ý kiến, quan tâm và
chỉ bảo thêm.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội tháng 5/ 2002
§Æng Thanh Phong - Tµi ChÝnh A / K10B 2
§Ò ¸n Lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ
Chương I :
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ THẢ NỔI CÓ ĐIỀU TIẾT
I - TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1. Khái niệm
Có hai khái niệm về tỷ giá hối đoái:
- Các phương tiện thanh toán quốc tế được mua và bán trên thị trường hối đoái
bằng tiền tệ quốc gia của một nước theo một giá cả nhất định. Vì vậy, giá cả của một
đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia được gọi là tỷ
giá hối đoái.
Ví dụ: Một người nhập khẩu ở Đức phải bỏ ra 142.000 DEM để mua một tờ séc
có mệnh giá100.000 GBP để trả tiền nhập khẩu từ Anh. Như vậy giá 1GBP là
1,42DEM, đây là tỷ giá hối đoái giữa GBP và DEM.
- Tỷ giá hối đoái còn được định nghĩa ở khía cạnh khác, đó là quan hệ so sánh
giữa tiền tệ của hai nước với nhau.
Trong chế độ bản vị vàng, tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh hai đồng tiền vàng
của hai nước với nhau hoặc là so sánh hàm lượng vàng của hai đồng tiền hai nước
với nhau.
Trong chế độ lưu thông tiền giấy, ngang giá vàng không còn là cơ sở hình thành
tỷ giá hối đoái. Việc so sánh hai đồng tiền với nhau được thực hiện bằng so sánh sức
mua của hai tiền tệ với nhau, gọi là ngang giá sức mua của tiền tệ.
Ví dụ: Một hàng hoá A ở Mỹ mua với giá là 1USD, nhưng ở Việt nam lại được
mua với giá là 15.000VND.
Ngang giá sức mua là: 1USD = 15.000 :1 = 15.000 VND
Đây là tỷ giá hối đoái giữa đô la Mỹ và đồng Việt nam.
Từ khi ra đời cho đến nay, lịch sử phát triển của tỷ giá hối đoái trải qua rất
nhiều giai đoạn. Trước thế chiến thứ I (1914) nền kinh tế thế giới hoạt động theo
chế độ bản vị vàng. Trong chế độ này, vàng được coi là tiền tệ thế giới và được dùng
như một công cụ dự trữ và tiền tệ thanh toán cuối cùng giữa các quốc gia. Đồng tiền
của hầu hết các nước đều được đổi ra vàng, hình thành nên tỷ giá hối đoái cố định.
§Æng Thanh Phong - Tµi ChÝnh A / K10B 3
§Ò ¸n Lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ
Tuy nhiên, đầu thế chiến thứ II, chế độ này tan rã, nhường chỗ cho một chế độ tỷ giá
hối đoái mới, đó là hệ thống tỷ giá cố định - hệ thống Bretton Woods (1945-1971).
Theo chế độ này, thì các nước phải quy định hàm lượng vàng riêng cho đồng tiền của
mình và so sánh với hàm lượng vàng của USD để có một tỷ giá chính thức với biên độ
giao động không vượt quá 1%. Một nhược điểm của chế độ tỷ giá này là sự biến động
của USD sẽ tác động trực tiếp đến tỷ giá của tất cả các nước, vì vậy, vào năm 1971, hệ
thống Bretton Woods sụp đổ hoàn toàn. Năm 1970, các nước thuộc tổ chức IMF đã
thành lập một cơ chế tiền tệ tín dụng mới để điều tiết cán cân TTQT thông qua SDR
(Special Drawing Right). Mục đích là giúp các nước thuộc tổ chức này có thêm phương
tiện TTQT mà không phải dùng đến dự trữ vàng và ngoại tệ. Các nước được tự do lựa
chọn chế độ tỷ giá của nước mình cho phù hợp với điều kiện thực tiễn về kinh tế và mục
tiêu phát triển của mỗi nước trong từng thời kỳ: cố định, thả nổi tự do hay thả nổi có
quản lý.
2. Ưu nhược điểm của chế độ tỷ giá thả nổi và chế độ tỷ giá cố định
Samuelson đã mô tả như sau: “Chế độ tỷ giá cố định cung cấp cho chúng ta một
cái neo, nhưng một con tầu bỏ neo nhiều khi lại nguy hiểm hơn con tàu đang đi, và
nếu để các đồng tiền theo giá cả thị trường tự do thì chúng ta lang thang, quanh quẩn
giống như vị thuỷ thủ say khướt”.
Tất nhiên chưa hẳn là một tỷ giá là ưu việt đối với nước này thì đã là phù hợp
với các nước khác, bởi vì mỗi nước có một điều kiện kinh tế cụ thể khác nhau. Thậm
chí ngay trong một quốc gia, việc áp dụng cố định một chế độ tỷ giá khi các điều
kiện kinh tế - chính trị trong nước và quốc tế đã thay đổi cũng không thể đem lại một
kết quả tốt như mong đợi. Điều quan trọng là phải biết trong trường hợp nào thì cố
định tỷ giá phát huy tác dụng tối đa ưu điểm của mình, từ đó sẽ quyết định lựa chọn
việc áp dụng cố định tỷ giá một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện khách quan và
mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển đất nước.
2.1 Chế độ tỷ giá cố định
a. Ưu điểm
- TGCĐ sẽ đảm bảo tính ổn định trong nền kinh tế, ổn định giá cả tạo ra môi
trường an toàn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh mà đặc biệt là hoạt động ngoại
thương. Các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu không do dự về khả năng mất vốn, thua
thiệt trên mỗi khoản phải đòi hay phải trả do rủi ro của biến động tỷ giá; tạo niềm tin
§Æng Thanh Phong - Tµi ChÝnh A / K10B 4