Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chế độ tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tế bằng chứng thực nghiệm từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á giai đoạn 1994 - 2014
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
HOÀNG THỊ NGA
CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ CÁC QUỐC GIA VÀ
VÙNG LÃNH THỔ TRONG KHU VỰC CHÂU Á
GIAI ĐOẠN 1994-2014
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
TP. Hồ Chí Minh, 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
HOÀNG THỊ NGA
CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ CÁC QUỐC GIA VÀ
VÙNG LÃNH THỔ TRONG KHU VỰC CHÂU Á
GIAI ĐOẠN 1994-2014
Chuyên ngành : Kinh tế học
Mã số chuyên ngành : 60 03 01 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. HẠ THỊ THIỀU DAO
TP. Hồ Chí Minh, 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “Chế độ tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh
tế: bằng chứng thực nghiệm từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Châu
Á, giai doạn 1994 - 2014” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hay được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm hay nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
Đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018
Hoàng Thị Nga
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Mở Thành
phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức cần thiết để tôi
có thể hoàn thành khóa học này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân chân thành đến PGS.TS Hạ Thị Thiều Dao đã luôn
tận tình chỉ dẫn, định hướng, thúc đốc tôi trong từng giai đoạn, động viên mỗi khi tôi
gặp khó khăn. Cô luôn tận tình hướng dẫn tôi những khi tôi cần sự trợ giúp. Bên cạnh
đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến TS.Võ Hồng Đức, mặc dù không trực tiếp hướng
dẫn luận văn nhưng thầy luôn dang rộng vòng tay mỗi khi tôi cần sự giúp đỡ, giải đáp
những thắc mắc và chỉ bảo rất tận tình.
Xin cám ơn vị giáo sư Carmen M. Reinhart – người đang công tác tại hệ thống
tài chính quốc tế thuộc trường Đại học Harvard Kennedy đã cung cấp cho tôi bộ dữ
liệu về chế độ tỷ giá hối đoái được cập nhật mới nhất mà trên trang web chưa có.
Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người bạn học, bạn thân đã tận tình
hỗ trợ, góp ý, động viên và chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
luận văn này.
Kính chúc quý Thầy Cô, bạn bè và những người thân luôn vui vẻ, sức khỏe, hạnh
phúc và thành đạt.
Trân trọng cảm ơn.
iii
TÓM TẮT
Giá trị đồng tiền tác động rất lớn đến cán cân thương mại của một quốc gia đến
các đối tác thương mại khác nhau. Sự lựa chọn cơ chế tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến mức độ
thay đổi của giá trị đồng tiền của quốc gia đến các đồng tiền của các quốc gia xuất
khẩu và nhập khẩu. Do vậy, sự lựa chọn cơ chế tỷ giá cho đồng tiền quốc gia luôn
đóng vai trò nền tảng trong các chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi chính phủ.
Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế
giới trên phương diện chiều rộng và cả chiều sâu. Sự cân nhắc của Chính phủ và Ngân
hàng Nhà nước về một cơ chế và chính sách tỷ giá phù hợp cho Việt Nam trong thời kỳ
mới là điều cực kỳ quan trọng. Quyết định quan trọng này sẽ góp phần ảnh hưởng trực
tiếp đến cán cân thương mại của quốc gia, và từ đó ảnh hưởng đến mức độ và chất
lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Nhằm mục đích cung cấp thêm một bằng chứng
khoa học định lượng có liên quan đến chính sách tỷ giá trong bối cảnh hội nhập,
nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đính đánh giá và lượng hóa tác động của chế
độ tỷ giá đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Châu Á trong giai đoạn 1994-2014,
thời điểm tốt nhất trên phương diện số liệu khi nghiên cứu này được tiến hành thực
hiện cho 46 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Châu Á.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng moment tổng quát – GMM vì
phương pháp này cho phép khắc phục một số điểm yếu, trên phương diện định lượng
có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, như vi phạm tự tương quan, phương sai thay đổi,
và các vấn đề nội sinh.
Trên cơ sở khảo sát cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu định lượng đã được thực
hiện trên phạm vi toàn thế giới, mô hình nghiên cứu đã được xây dựng bao gồm các
nhân tố tiêu biểu sau đây: (i) Tăng trưởng GDP bình quân đầu người quốc gia; (ii) Chế
độ tỷ giá hối đoái; (iii) Tần suất khủng hoảng tiền tệ của quốc gia, mức độ khủng
iv
hoảng; (iv) Độ mở nền kinh tế; (v) Chi tiêu chính phủ; (vi) GDP ban đầu; và (vii) Vốn
con người.
Kết quả đạt được từ nghiên cứu này cung cấp bằng chứng khoa học định lượng
để khẳng định rằng quốc gia sử dụng chế độ tỷ giá ít linh hoạt hơn sẽ đóng góp tích cực
đến mức tăng trưởng kinh tế. Khu vực Châu Á tập trung nhiều quốc gia mới nổi và các
quốc gia đang phát triển. Do vậy, sự ổn định của giá trị đồng tiền quốc gia dường như
đóng vai trò quan trọng đến cán cân thương mại và từ đó đóng góp tích cực đến tăng
trưởng kinh tế quốc gia. Kết quả đạt được từ nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với
những giá trị nền tảng đạt được từ lý thuyết về khu vực tiền tệ tối ưu của nhà kinh tế
học người Mỹ Robert Mundell (1961). Kết quả đạt được từ nghiên cứu này cũng phù
hợp với kết quả của một số nghiên cứu đã được thực hiện trong quá khứ cho các khu
vực vào thời điểm khác nhau. Do vậy, kết quả đạt được từ nghiên cứu này sẽ là một
bằng chứng khoa học định lượng đến các quốc gia khu vực Châu Á trong quá trình cân
nhắc và lựa chọn một chính sách và cơ chế tỷ giá phù hợp cho quốc gia nhằm mục đích
đạt được mức độ cao về tăng trưởng nền kinh tế quốc gia.
v
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu ...................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................2
1.4 Đối tượng, phạm vi và dữ liệu nghiên cứu ..................................................3
1.5 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................4
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu......................................................................................4
1.7 Kết cấu luận văn ..........................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................................6
2.1 Tỷ giá hối đoái và chế độ tỷ giá hối đoái.....................................................6
2.1.1. Tỷ giá hối đoái .............................................................................................6
2.1.1 Chế độ tỷ giá hối đoái..................................................................................6
2.1.2 Phân loại chế độ tỷ giá hối đoái...................................................................7
2.2 Tăng trưởng kinh tế ...................................................................................10
2.2.1 Khái niệm...................................................................................................10
2.2.2 Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế..........................................................12
2.2.3 Lý thuyết về sự lựa chọn tỷ giá hối đoái- học thuyết khu vực tiền tệ tối ưu
(OCA) ...................................................................................................................16
2.3 Các nghiên cứu trước liên quan .................................................................18
2.4 Tóm tắt chương 2.......................................................................................21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................29
3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................29
3.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu ..................................................................30
vi
3.3 Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................35
3.4 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................36
3.4.1 Thống kê mô tả ..........................................................................................37
3.4.2 Phân tích tương quan .................................................................................37
3.4.3 Phân tích đa cộng tuyến.............................................................................37
3.5.4 Phân tích hồi quy trên dữ liệu bảng ...........................................................38
3.4.4 Kiểm định các giả thuyết của mô hình hồi quy .........................................40
3.4.5 Phương pháp ước lượng GMM..................................................................41
3.5 Tóm tắt chương 3.......................................................................................44
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................45
4.1 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu ...........................................................45
4.2 Kiểm định sự tương quan của các biến trong mô hình và đa cộng tuyến..47
4.2.1 Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến ..............................47
4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình ...................................................48
4.3 Các kiểm định lựa chọn mô hình...............................................................49
4.3.1 Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled và mô hình dữ liệu bảng FEM........49
4.3.2 Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled và mô hình dữ liệu bảng REM .......50
4.3.3 Kiểm định lựa chọn mô hình FEM và mô hình dữ liệu bảng REM ..........51
4.4 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư .................................51
4.5 Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư trên dữ liệu bảng ..............52
4.6 Phân tích kết quả hồi quy mô hình ............................................................53
4.7 Tóm tắt chương 4.......................................................................................58
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................59
5.1 Kết luận......................................................................................................59
5.2 Khuyến nghị...............................................................................................60
vii
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................62
DANH MỤC THAM KHẢO.......................................................................................63
PHỤ LỤC ĐỊNH LƯỢNG ..........................................................................................70