Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Câu văn tạ duy anh dưới góc nhìn phong cách học.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------------------
ĐỖ THỊ HƢƠNG GIANG
CÂU VĂN TẠ DUY ANH DƢỚI GÓC NHÌN
PHONG CÁCH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đà Nẵng, tháng 5/ 2014
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------------------
CÂU VĂN TẠ DUY ANH DƢỚI GÓC NHÌN
PHONG CÁCH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Người hướng dẫn:
TS. Bùi Trọng Ngoãn
Người thực hiện:
ĐỖ THỊ HƢƠNG GIANG
Đà Nẵng, tháng 5/ 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS.Bùi Trọng Ngoãn và chưa từng công bố trong bất cứ công
trình nào khác.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về nội dung khoa học của công trình này.
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Đỗ Thị Hƣơng Giang
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian vừa qua nhờ sự quan tâm giúp đỡ của tận tình của quý
thầy cô cùng bạn bè nên tôi đã hoàn thành xong khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin dành lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô giáo trong khoa
Ngữ Văn - Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Đặc biệt, tôi xin dành lời cảm
ơn đến thầy giáo, TS. Bùi Trọng Ngoãn - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi
trong quá trình thực hiện khóa luận một cách nhiệt tình và niềm nở.
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Đỗ Thị Hƣơng Giang
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
5. Dự kiến đóng góp của đề tài ......................................................................... 6
6. Bố cục đề tài.................................................................................................. 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.. 7
1.1. Các kiểu câu có giá trị tu từ ....................................................................... 7
1.2. Tạ Duy Anh- hành trình cuộc đời trên những trang văn............................ 9
1.3. Vài nét về các tiểu thuyết “Thiên thần sám hối” và “Giã biệt bóng tối”. 12
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ MIÊU TẢ CÁC KIỂU CÂU CÓ TÁC
DỤNG TU TỪ TRONG “THIÊN THẦN SÁM HỐI” VÀ “GIÃ BIỆT
BÓNG TỐI” CỦA TẠ DUY ANH............................................................... 14
2.1 Khảo sát và miêu tả các kiểu câu văn Tạ Duy Anh xét theo phương tiện tu
từ cú pháp ........................................................................................................ 14
2.1.1 Kiểu câu thu gọn cấu trúc- câu đặc biệt................................................. 14
2.1.2 Kiểu câu mở rộng cấu trúc ..................................................................... 19
2.1.2.1 Tình thái từ.......................................................................................... 19
2.1.2.2 Thành phần chú thích (Giải ngữ)........................................................ 22
2.1.3 Kiểu câu có giá trị tu từ cao ................................................................... 25
2.1.4 Đảo ngữ.................................................................................................. 29
2.2 Khảo sát và miêu tả các kiểu câu văn Tạ Duy Anh xét theo biện pháp tu từ
cú pháp ............................................................................................................ 32
2.2.2 Phép điệp................................................................................................ 32
2.2.3 Phép im lặng........................................................................................... 35
2.3 Khảo sát và miêu tả kiểu câu văn phong hậu hiện đại.............................. 38
2.3.1 Câu văn phá vỡ cấu trúc thông thường .................................................. 38
2.3.2 Câu văn nhại từ vựng ............................................................................. 40
CHƢƠNG 3: GIÁ TRỊ TU TỪ HỌC CỦA CÂU VĂN ĐỐI VỚI SÁNG
TÁC CỦA TẠ DUY ANH............................................................................. 41
3.1 Vai trò của câu văn Tạ Duy Anh đối với nội dung thể hiện trong tác phẩm .. 42
3.1.1 “Tả chân” bức tranh hiện thực đa diện, đa chiều................................... 42
3.1.2 Mô tả hành trình khó khăn của con người trong cuộc sống................... 47
3.2 Vai trò của câu văn Tạ Duy Anh đối với nghệ thuật xây dựng nhân vật.. 50
3.2.1 Thể hiện kiểu nhân vật đứng giữa “lằn ranh thiện- ác” để bộc lộ bản chất.. 51
3.2.2 Thể hiện tính cách riêng của mỗi nhân vật để hoàn thiện bức tranh xã
hội đa tính cách ............................................................................................... 53
3.3 Vai trò của câu văn Tạ Duy Anh đối với phong cách ngôn ngữ tác giả... 56
3.3.1 Thể hiện sự sáng tạo với sự phối hợp nhiều phong cách chức năng ngôn
ngữ................................................................................................................... 56
3.3.2 Thể hiện lối viết đậm khẩu ngữ suồng sã............................................... 58
3.3.3 Làm nên giọng điệu ngôn ngữ nhiều sắc thái ........................................ 60
KẾT LUẬN.................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sau năm 1986, nền văn học Việt Nam có nhiều biến chuyển rõ nét cả về
nội dung tư tưởng cũng như trong cách thức thể hiện. Ở thể loại văn xuôi,
nhiều tên tuổi xuất hiện với lối viết bứt phá, cố thoát khỏi cái khung xưa cũ
mà thế hệ đi trước tạo ra. Là nhà văn thuộc thế hệ thứ hai sau đổi mới, cùng
với những gương mặt xuất sắc như Trần Thị Trường, Y Ban, Võ Thị
Hảo…Tạ Duy Anh đã dần khẳng định vị thế trong làng văn chương với
những đột phá trong nhận thức, trong quan niệm nghệ thuật và đặc biệt là ở
cách viết. Luôn xem hoạt động sáng tạo nghệ thuật là công việc cao cả nên
khi cầm bút Tạ Duy Anh đều có sự đầu tư thích đáng. Tác phẩm của ông phơi
bày, kiểu sống phũ phàng, tàn nhẫn, toan tính đầy ích kỉ của con người với
nhau, để từ đó đặt ra vấn đề cái tâm con người trong cuộc đời này và tìm cách
lí giải vấn đề. Văn Tạ Duy Anh lạnh lùng, vô âm sắc nhưng lại khoắc khoải
nỗi niềm trần thế, đặc biệt là khi viết về nông thôn và nỗi buồn của người dân
quê.Sự xuất hiện của Tạ Duy Anh cùng những tác phẩm gây chấn động đã tạo
nên một hiện tượng văn học “bước qua lời nguyền” với nhiều ý kiến trái chiều
trong dư luận. Nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về sáng tác của Tạ Duy
Anh nối nhau ra đời như minh chứng cho sức hút từ tác phẩm của ông.
Tạ Duy Anh bước đầu thành công ở thể loại truyện ngắn rồi có những
thử nghiệm táo bạo ở thể loại tiểu thuyết.Đem đến cái nhìn chân thực, đầy
phán xét về cuộc đời, về con người qua những trang tiểu thuyết.Ngôn ngữ đời
thường đi vào trang văn của ông nhẹ nhàng mà thấm đẫm ý vị. Chính vì thế
vấn đề câu văn Tạ Duy Anh dưới ánh sáng phong cách học là vấn đề cần được
quan tâm nghiên cứu để thấy được giá trị tác phẩm bên dưới lớp vỏ ngôn từ.