Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu kết cấu hạ tầng giao thông vận tải tỉnh Tuyên Quang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------------------------
PHẠM VIỆT QUYÊN
NGHIÊN CỨU KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
VẬN TẢI TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Thái Nguyên – 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------------------------
PHẠM VIỆT QUYÊN
NGHIÊN CỨU KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
VẬN TẢI TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ
Thái Nguyên – 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Phạm Việt Quyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, tác giả đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, động viên nhiệt
tình của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè cùng các cơ quan chức năng. Nhân dịp này, tác
giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ - ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, định hƣớng, đã tận tâm,
nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình giảng dạy và thực hiện đề tài. Các thầy giáo, cô
giáo trong khoa Địa lí - Trƣờng ĐHSP Thái Nguyên đã cung cấp kiến thức - là nền tảng
để tôi thực hiện đề tài.
Các cô chú trong Sở giao thông vận tải tỉnh Tuyên Quang đã nhiệt tình giải đáp
những thắc mắc và cung cấp cho tác giả những nguồn thông tin chuyên sâu.
Tác giả cũng xin gửi lòng biết ơn chân thành tới trƣờng THPT Tân Trào, toàn thể
gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tác giả
Phạm Việt Quyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. ATK : An toàn khu
2. CBCNV : Cán bộ công nhân viên
3. ĐT : Đƣờng tỉnh
4. GTCC : Giao thông công chính
5. GTNT : Giao thông nông thôn
6. GTVT : Giao thông vận tải
7. KCHT GTVT : Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.
8. KL : Khối lƣợng
9. MN : Miền núi
10. FDI : Vốn đầu tƣ trực tiếp
11. QL : Quốc lộ
12. TW : Trung ƣơng
13. UBND : Ủy ban nhân dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài .........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ............................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài ..................................................3
4. Quan điểm nghiên cứu ................................................................................4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................5
6. Những đóng góp chính của luận văn ...........................................................6
7. Cấu trúc luận văn ........................................................................................6
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO
THÔNG VẬN TẢI............................................................................................................ 7
1.1. Cơ sở lí luận.............................................................................................7
1.1.1. Khái niệm...........................................................................................7
1.1.2. Vai trò của KCHT GTVT ...................................................................7
1.1.3. Đặc điểm của ngành GTVT................................................................12
1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến KCHT GTVT .........................................15
1.1.4.1. Vị trí địa lí .................................................................................15
1.1.4.2. Các nhân tố tự nhiên..................................................................15
1.1.4.3. Nhân tố kinh tế - xã hội .............................................................18
1.1.5. Các tiêu chí đánh giá KCHT GTVT ...................................................20
1.2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................22
1.2.1. Vài nét về KCHT GTVT Việt Nam ....................................................22
1.2.2. Vài nét về KCHT GTVT vùng Đông Bắc ...........................................28
1.2.2.1. Mạng lƣới giao thông vận tải......................................................29
1.2.2.2. Tình hình và cơ cấu vận tải.........................................................31
CHƢƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN KCHT GTVT TỈNH TUYÊN QUANG ..............................................32
2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến KCHT GTVT tỉnh Tuyên Quang ..................32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ..............................................................33
2.1.2.Nhân tố tự nhiên..................................................................................33
2.1.3. Kinh tế - xã hội..................................................................................38
2.2. Thực trạng phát triển KCHT GTVT tỉnh Tuyên Quang .....................45
2.2.1. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế tỉnh Tuyên Quang ..............45
2.2.2. Quá trình phát triển mạng lƣới giao thông và hoạt động vận tải tỉnh
Tuyên Quang ..................................................................................................46
2.2.3. Mạng lƣới giao thông và hoạt động vận tải............................................49
2.2.4. Hoạt động vận tải ...............................................................................67
2.2.5. Các đầu mối giao thông chính ............................................................77
2.2.6. Đánh giá chung ..................................................................................79
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO
THÔNG VẬN TẢI TỈNH TUYÊN QUANG ............................................................80
3.1. Định hƣớng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải tỉnh Tuyên Quang..... 80
3.1.1. Quan điểm phát triển ..........................................................................80
3.1.2. Mục tiêu phát triển .............................................................................81
3.1.3. Định hƣớng phát triển giao thông vận tải............................................82
3.2. Các giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải tỉnh Tuyên Quang ........90
3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ..........................................................90
3.2.2. Giải pháp về phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ....91
3.2.3. Giải pháp huy động vốn đầu tƣ...........................................................92
3.2.4.Giải pháp khoa học - công nghệ…………………………………….....94
3.2.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .................................................95
3.2.6. An toàn giao thông và bảo vệ môi trƣờng ...........................................96
KẾT LUẬN ....................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................99
DANH MỤC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
Danh môc b¶n ®å
- Bản đồ hành chính Tuyên Quang
- Bản đồ nguồn lực phát triển GTVT tỉnh Tuyên Quang
- Bản đồ thực trạng kết cấu hạ tầng GTVT tỉnh Tuyên Quang
- Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Tuyên Quang đến 2020
Danh môc b¶ng biÓu
Biểu đồ 2.1 :Quy mô dân số Tuyên Quang giai đoạn 2000 - 2008
Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu các loại đƣờng bộ tỉnh Tuyên Quang năm 2008
Biểu đồ 2.3 : Cự li vận chuyển trung bình tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2000 –
2008
Danh môc b¶ng sè liÖu
Bảng 1.1 : Tình hình vận tải vùng Đông Bắc giai đoạn 2000 – 2008.
Bảng 2.1 : Dân số, diện tích, mật độ dân số và các đơn vị hành chính tỉnh
Tuyên Quang năm 2008.
Bảng 2.2 : Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn tỉnh Tuyên Quang năm
2008
Bảng 2.3 : Nguồn lao động và cơ cấu nguồn lao động tỉnh Tuyên Quang giai
đoạn 2004 - 2008.
Bảng 2.4 : Tổng vốn đầu tƣ cho giao thông vận tải tỉnh Tuyên Quang giai đoạn
2001 - 2009
Bảng 2.5 : Hiện trạng mạng lƣới đƣờng bộ tỉnh Tuyên Quang
Bảng 2.6 : Hiện trạng cầu trên các tuyến quốc lộ tỉnh Tuyên Quang
Bảng 2.7 : Hệ thống đƣờng tỉnh của Tuyên Quang
Bảng 2.8 : Hiện trạng cầu trên đƣờng tỉnh lộ của Tuyên Quang
Bảng 2.9 : Hệ thống đƣờng bộ phân theo huyện, thị năm 2008
Bảng 2.10 : Doanh thu hoạt động vận tải tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005 - 2008
Bảng 2.11 : Vận tải hàng hóa đƣờng bộ tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2000 - 2008
Bảng 2.12 : Vận tải hành khách đƣờng bộ tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2000 - 2008
Bảng 2.13 : Hiện trạng hệ thống bến xe tỉnh Tuyên Quang
Bảng 2.14 : Vận tải hàng hóa đƣờng sông tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2000 - 2008
Bảng 3.1 : Quy hoạch đƣờng sông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020
Bảng 3.2 : Quy hoạch bến cảng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020
Bảng 3.3 : Quy hoạch bến thủy vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang đến năm
2020
Bảng 3.4 : Hệ thống bến xe trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020
Bảng 3.5 : Nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển giao thông vận tải tỉnh Tuyên
Quang đến năm 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập nền kinh tế thế giới, sự phát triển
mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc, việc mở rộng
quan hệ kinh tế không chỉ với các quốc gia trong khu vực, và trên thế giới mà
ngay trong một quốc gia, giữa các vùng miền hay thậm chí trong một tỉnh có ý
nghĩa rất quan trọng. Một trong những "phƣơng tiện" không thể thiếu trong tiến
trình hội nhập đó là sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải.
Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải (KCHT GTVT) là một bộ phận quan
trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đóng vai trò là tiền đề, là cơ sở cho
sự phát triển của các ngành kinh tế. Sự lạc hậu hay tiến bộ của KCHT GTVT
chi phối mạnh mẽ tới mức độ thuận lợi hay khó khăn trong quá trình phát triển
nền kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Ở nƣớc ta, KCHT nói chung và KCHT GTVT nói riêng đã và đang đƣợc
ƣu tiên phát triển trƣớc một bƣớc nhằm tạo nền tảng thuận lợi cho sự phát triển
kinh tế - xã hội cũng nhƣ tạo cơ sở cho sự hình thành và quy hoạch phát triển
kinh tế theo không gian (vùng, lãnh thổ).
Đối với tỉnh Tuyên Quang, giao thông vận tải cũng có vai trò đặc biệt quan
trọng. Thị xã Tuyên Quang cũng đƣợc Chính Phủ phê duyệt quy hoạch trở
thành thành phố, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, môi trƣờng sống có chất lƣợng cao
và phát triển bền vững vào năm 2010. Để làm đƣợc điều đó, trƣớc hết Tuyên
Quang phải hình thành mạng lƣới giao thông hiện đại, liên kết giữa các khu
chức năng của tỉnh với nhau và với vùng lân cận. Sự phát triển của giao thông
vận tải Tuyên Quang có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế -
xã hội của vùng và với cả nƣớc.
Trong những năm qua, giao thông vận tải Tuyên Quang đã có những bƣớc
phát triển mạnh mẽ, có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã
hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh và cả nƣớc. Tuy nhiên, so với yêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, giao thông vận tải Tuyên
Quang vẫn còn nhiều bất cập cần đƣợc giải quyết.
Trên cơ sở nhận thức vai trò to lớn cũng nhƣ thực trạng phát triển của kết
cấu hạ tầng giao thông vận tải tỉnh Tuyên Quang hiện nay, là một ngƣời con của
quê hƣơng Tuyên Quang, đƣợc sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn
Minh Tuệ, tôi đã lựa chọn đề tài "Nghiên cứu kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
tỉnh Tuyên Quang" với mong muốn đóng góp một phần nhỏ kiến thức địa lí
trong việc phát triển KCHT GTVT cũng nhƣ sự phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh. Bởi qua việc nghiên cứu này, không chỉ cung cấp một cái nhìn tổng thể về
KCHT GTVT mà trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phát triển KCHT GTVT của
tỉnh - nơi tác giả sinh ra và lớn lên.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
GTVT là một bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Đã có
nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này dƣới những góc độ khác nhau ở
trên thế giới và ở Việt Nam.
Ở nƣớc ta, từ cuối thế kỷ XX trở lại đây, GTVT đã đƣợc nhiều tác giả
nghiên cứu và công bố. Tiêu biểu là Cự li các tuyến đƣờng giao thông Việt
Nam, H 1990 ; Bùi Nguyên Nhạc, GTVT Việt Nam bƣớc vào thế kỷ XXI, H
1999 ; Trần Thị Lan Hƣơng, Nguyễn Thị Hồng Mai, Địa lí GTVT, H 2003 ;
Phan Văn Liên, Lịch sử GTVT, H 2005...
Dƣới góc độ Địa lí học (Địa lí kinh tế - xã hội), giáo trình Địa lí kinh tế -
xã hội đại cƣơng, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ chủ biên đề cập đến các ngành
Địa lí GTVT, vai trò, đặc điểm, tình hình hoạt động trên phạm vi toàn thế giới.
Các giáo trình Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam do GS.TS. Lê Thông chủ biên,
NXB ĐHSP, H 2004 và GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh chủ biên, tập 1, NXB Giáo
dục, H 2001 đã trình bày Địa lí các ngành GTVT ở Việt Nam.
Một số đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lí học (Địa lí kinh tế - xã
hội) của khoa Địa lí, trƣờng ĐHSP Hà Nội cũng nghiên cứu về Địa lí GTVT
nhƣ Phát triển kết cấu hạ tầng GTVT vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
Nguyễn Văn Vinh, năm 2007; Địa lí GTVT đƣờng bộ Việt Nam của Nguyễn
Thị Hoài Thu; Địa lí GTVT đƣờng sắt Việt Nam của Lê Thị Quế; Địa lí GTVT
đƣờng biển Việt Nam của Nguyễn Thị Minh Hƣơng; Địa lí GTVT đƣờng hàng
không Việt Nam của Vũ Thị Ngọc Phƣớc vừa bảo vệ tháng 11/2009.
Riêng về Tuyên Quang, cho đến nay chƣa có một đề tài nào nghiên cứu về
phát triển kết cấu hạ tầng GTVT dƣới góc độ địa lí học.
3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về địa lí kinh tế -
xã hội nói chung và giao thông vận tải nói riêng để vận dụng vào địa bàn tỉnh
Tuyên Quang, đề tài tập trung vào phân tích tiềm năng và đánh giá thực trạng
phát triển mạng lƣới và kết quả hoạt động GTVT, từ đó đề xuất các giải pháp
phát triển giao thông vận tải tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
Đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về KCHT GTVT.
- Tìm hiểu và đánh giá những nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển và phân
bố KCHT GTVT tỉnh Tuyên Quang.
- Phân tích thực trạng phát triển KCHT GTVT Tuyên Quang.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển KCHT GTVT của tỉnh trong thời gian
tới.
3.3. Giới hạn
- Về nội dung: đề tài tập trung đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát
triển và phân bố KCHT GTVT cũng nhƣ thực trạng phát triển của ngành (mạng
lƣới giao thông: đƣờng bộ, đƣờng sông, tình hình và cơ cấu vận tải) ở tỉnh
Tuyên Quang.
- Về thời gian: đề tài chủ yếu tập trung phân tích, sử dụng số liệu, tƣ liệu
chính thống của Tổng cục thống kê và các cơ quan chức năng trong khoảng 10
năm trở lại đây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
- Về phạm vi lãnh thổ: đề tài chủ yếu nghiên cứu trên phạm vi toàn tỉnh, có
chú ý tới sự phân hoá theo thị xã, huyện.
4. Quan điểm và nghiên cứu
4.1. Quan điểm hệ thống
Giao thông vận tải là một trong các ngành kinh tế quan trọng, có mối quan
hệ mật thiết với các ngành kinh tế khác. Bất kỳ một ngành kinh tế nào muốn
phát triển đều không thể không dựa vào sự phát triển của giao thông vận tải. Vì
vậy, khi nghiên cứu cần chú ý đến sự tác động, ảnh hƣởng giữa các ngành kinh
tế với hoạt động của giao thông vận tải và ngƣợc lại để đánh giá đúng bản chất
của đối tƣợng đƣợc nghiên cứu.
4.2. Quan điểm tổng hợp
Đây là một quan điểm rất quan trọng và cần thiết. Quan điểm này đòi hỏi
việc phân tích đối tƣợng nghiên cứu trong sự vận động và biến đổi, trên cơ sở mối
quan hệ biện chứng giữa các yếu tố cấu thành chúng và với các hệ thống khác. Vì
vậy, khi nghiên cứu kết cấu hạ tầng giao thông vận tải của tỉnh phải nghiên cứu
một cách tổng thể các loại hình giao thông vận tải có mối quan hệ chặt chẽ và tác
động, ảnh hƣởng chi phối lẫn nhau. Trên cơ sở đó để có đƣợc những đánh giá
mang tính tổng thể nhằm khai thác tổng hợp kết cấu hạ tầng của tỉnh nhà.
4.3. Quan điểm lãnh thổ
Tỉnh Tuyên Quang là một bộ phận trong cơ cấu lãnh thổ vùng Trung du và
miền núi phía Bắc. Nghiên cứu kết cấu hạ tầng giao thông vận tải phải đƣợc đặt
trong phạm vi lãnh thổ của tỉnh Tuyên Quang và trong mối quan hệ giữa các
tỉnh trong vùng lãnh thổ khác và với cả nƣớc.
4.4. Quan điểm phát triển
Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải luôn phát triển trong thế vận động, biến
đổi với mục tiêu chung là hình thành một hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông
vận tải hoàn thiện và hợp lí trên cơ sở phát triển theo sự tiến bộ đi lên của nền
kinh tế. Nằm trong tổng thể kết cấu hạ tầng giao thông vận tải miền núi phía
Bắc và của cả nƣớc, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải tỉnh Tuyên Quang phát
triển sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển ngành giao thông vận tải cũng nhƣ
nền kinh tế của cả tỉnh và cả nƣớc.
4.5. Quan điểm lịch sử