Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cấu trúc so sánh trong thơ phạm tiến duật.
PREMIUM
Số trang
112
Kích thước
909.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1893

Cấu trúc so sánh trong thơ phạm tiến duật.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN HOÀI THƯƠNG

CẤU TRÚC SO SÁNH TRONG THƠ

PHẠM TIẾN DUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

CẤU TRÚC SO SÁNH TRONG THƠ

PHẠM TIẾN DUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn:

TS. Trần Văn Sáng

Người thực hiện:

Nguyễn Hoài Thương

(Khóa 2012 - 2016)

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận văn, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Trần Văn

Sáng - người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình

nghiên cứu bằng một tinh thần khoa học nhiệt thành và nghiêm túc.

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo

khoa Ngữ văn, Đại học - Trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã

giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học này.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp

đã quan tâm động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và

nghiên cứu.

Với trình độ và kiến thức còn hạn chế của người viết, luận văn chắc

chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự lượng thứ

và góp ý chân thành của các thầy, cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp đã quan

tâm đến vấn đề được tìm hiểu trong luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2016

Tác giả luận văn

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................... 6

1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 6

2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 12

3.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 12

Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận là cấu trúc so sánh trong thơ Phạm Tiến

Duật ................................................................................................................. 12

3. 2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 12

4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 13

5. Bố cục luận văn:.......................................................................................... 14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TẾ............................................. 15

1.1 Khái quát về so sánh ................................................................................. 15

1.1.1 Khái niệm so sánh .................................................................................. 15

1.1.2 Cấu trúc so sánh ..................................................................................... 18

1.1.3 Các kiểu so sánh..................................................................................... 29

1.2 Phạm Tiến Duật và những bài thơ của ông.............................................. 31

1.2.1 Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Tiến Duật..................... 31

1.2.2 Khái quát về thơ Phạm Tiến Duật.......................................................... 34

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA CỦA

PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT............... 38

2.1 Đặc điểm hình thái - cấu trúc của phương thức so sánh trong thơ Phạm

Tiến Duật......................................................................................................... 39

2.1.1 Các kiểu so sánh..................................................................................... 39

2.1.2 Đặc điểm của yếu tố được so sánh......................................................... 53

2.1.3 Đặc điểm của yếu tố so sánh.................................................................. 61

2.1.4 Đặc điểm của các từ ngữ biểu thị qua hệ so sánh ................................. 68

2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của phương thức so sánh trong thơ Phạm Tiến Duật

......................................................................................................................... 71

2.2.1 Đặc điểm của yếu tố được so sánh......................................................... 71

2.2.2 Đặc điểm của yếu tố so sánh................................................................. 79

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ TU TỪ CỦA PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG

THƠ PHẠM TIẾN DUẬT.............................................................................. 88

3.1. Giá trị nhận thức của so sánh tu từ.......................................................... 88

3.2. Giá trị biểu cảm của so sánh tu từ........................................................... 94

3.3. Phương thức so sánh với hình tượng nghệ thuật trong thơ Phạm Tiến

Duật................................................................................................................. 99

KẾT LUẬN................................................................................................... 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 110

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Để nhận thức thế giới khách quan, để hiểu rõ sự vật hiện tượng với các

thuộc tính muôn màu muôn vẻ trong đời sống, con người thường thực hiện

việc so sánh, nhằm phát hiện ra những thuộc tính đồng nhất và khác biệt giữa

các sự vật hiện tượng này, để quy loại và phân biệt chúng với nhau. Có thể

nói, so sánh là một thao tác thường xuyên, có ý thức hoặc vô thức, trong đời

sống hàng ngày của con người. Đối với văn học nghệ thuật, so sánh được xem

là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo. Nghiên cứu về phép so sánh của một tác

phẩm văn học giúp ta tìm hiểu một cách thức quan trọng (trong số các phép tu

từ khác) được các tác giả dùng để tạo nên ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm

của mình.

Sự nghiệp văn chương của Phạm Tiến Duật khởi từ tuyến đường mòn

vận tải Trường Sơn 559, con đường huyền thoại mang tên Hồ Chí Minh trong

cuộc chiến tranh chống Mỹ của dân tộc. Thơ Phạm Tiến Duật "đã lưu lại

trong lịch sử dân tộc dấu mốc sáng tạo của thơ trữ tình Việt Nam trên hành

trình đi tìm cái đẹp từ trong các sự kiện và in đậm chất sử thi của một thế kỷ

đầy biến động".

Là một gương mặt độc đáo của văn học Việt Nam 1945 - 1975, nét độc

đáo, nổi bật trong thơ Phạm Tiến Duật là ở ngôn ngữ thơ thô nhám, gân guốc

nhưng lại được ông sử dụng một cách uyển chuyển và vô cùng tự nhiên. Ông

được đánh giá là một trong những tác giả tiêu biểu của nền thơ chống Mỹ.

Đọc thơ Phạm Tiến Duật, chúng ta như được quay ngược dòng quá

khứ, được sống trong không khí của những năm tháng hào hùng, gian khổ

nhưng hết sức lạc quan của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông

gieo vào lòng người đọc niềm tin tưởng ở những phẩm chất tốt đẹp, vững bền

của con người Việt Nam trước những thử thách lịch sử.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn và tiến hành nghiên cứu

đề tài: “Cấu trúc so sánh trong thơ Phạm Tiến Duật”

2. Lịch sử vấn đề

Các phương thức biểu hiện của ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn

chương, trong đó có phương thức so sánh, đã được nhiều nhà nghiên cứu

trước đây đề cập tới.

Lịch sử nghiên cứu phương thức so sánh ghi nhận tên tuổi của nhà triết

học, nhà hùng biện lỗi lạc của Hi Lạp là Arisstotle (384 - 322 TCN). Trong

cuốn Thi học, khi trình bày những cách tu từ chủ yếu và phổ dụng, Arisstotle

đã chú ý đến so sánh. Ông xem đây là một trong những biện pháp được sử

dụng rất phổ biến trong văn chương, đặc biệt rất đắc dụng trong thơ ca nhằm

tăng hiệu quả biểu cảm và giá trị thẩm mĩ.

Ở Trung Hoa cổ đại, cùng với ẩn dụ, lí luận về so sánh được bộc lộ qua

những lời bình giải về hai thể tỉ và hứng trong thơ ca dân gian Trung Quốc.

Trong các công trình nghiên cứu, các học giả Trung Hoa thường dùng khái

niệm “tỉ” và “hứng” khi nói về phương thức nghệ thuật có liên quan đến

cách ví von bóng gió.

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu phương thức nghệ thuật này trên quan

điểm ngữ văn học được kế thừa và phát triển truyền thống bình giảng tác

phẩm văn học Trung Hoa, theo khuynh hướng coi đó là thuộc mĩ từ pháp, là

một trong những “phép làm văn”.

Cho đến nay, ở Việt Nam đã có hàng loạt các công trình nghiên cứu về

các phương thức tu từ, trong đó có so sánh, tiêu biểu là: Đinh Trọng Lạc với

Giáo trình Việt ngữ (NXB GD, 1964), 99 phương tiện và biện pháp tu từ

tiếng Việt (NXB GD, 1996), Phong cách học tiếng Việt (NXB GD, 1998); Cù

Đình Tú với cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt (NXB ĐH &

THCN,1983); Hữu Đạt với cuốn Phong cách học tiếng Việt hiện đại (NXB

ĐHQGHN, 2001); Nguyễn Thế Lịch với Từ so sánh đến ẩn dụ (T/c Ngụn

ngữ, số 3, 1991); Hoàng Kim Ngọc với cuốn So sánh và ẩn dụ trong ca dao

trữ tình (NXB KHXH, 2009)...

Qua tìm hiểu, có thể nhận thấy trong những công trình nghiên cứu kể

trên, các tác giả đã chú trọng đến việc hình thành khái niệm, phân loại và tìm

ra giá trị của các phương thức tu từ nói chung và so sánh nói riêng. Đây là cơ

sở lí thuyết vô cùng quí báu để khóa luận tốt nghiệp có thể tham khảo trước

khi đi sâu nghiên cứu về phương thức so sánh trong thơ Phạm Tiến Duật.

Phạm Tiến Duật có thơ đăng báo từ đầu những năm 60 của thế kỉ XX,

nhưng thơ ông lúc này vẫn còn lẫn trong thơ nhiều người. Phải đến cuộc thi

thơ do báo Văn nghệ tổ chức vào năm 1969 -1970, ông mới thực sự ghi được

tên tuổi của mình vào làng thơ Việt Nam. Chùm thơ đoạt giải nhất của ông

gây được ấn tượng mạnh mẽ với độc giả về một phong cách thơ rất lạ. Bắt

đầu từ đây, nhiều cây bút, nhiều nhà phê bình, nghiên cứu văn học đã quan

tâm đánh giá thơ ông. Một trong những bài viết đầu tiên về thơ Phạm Tiến

Duật là Giữa chiến trường nghe tiếng bom rất nhỏ (Tạp chí Văn nghệ Quân

đội, số 10, 1970 của Nhị Ca). Nhị Ca cho rằng chùm thơ được giải bốn bài

của Phạm Tiến Duật thực sự gây được ấn tượng với độc giả về một phong

cách thơ "rất lạ", lạ từ chất liệu, thi liệu đến giọng điệu. Ông chỉ ra rằng, đây

là một hồn thơ "được nuôi dưỡng bằng chất liệu sống thực, tươi trẻ thở hết

không khí mặt trận dữ dội và tự tin, có thời gian ngẫm nghĩ về cuộc chiến đấu

quyết liệt, dũng cảm". Nhị Ca cũng rất quan tâm đến việc tạo dựng câu thơ,

một trong những yếu tố làm nên sự mới mẻ của Phạm Tiến Duật so với các

nhà thơ khác là "dáng dấp xốc vác, xô bồ, cứng cáp hơn, như hạt gạo đỏ đồng

chiêm vừa chắc dạ, vừa béo ngọt". Bên cạnh đó, Nhị Ca đã có ý kiến nhận xét

khá xác đáng về những thành công cũng như hạn chế qua việc phân tích một

số bài thơ tiêu biểu của tập “Vầng trăng quầng lửa”.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu (trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 7,

1972) có bài Người viết trẻ giữa cánh rừng già cho rằng: "Sự xuất hiện của

Phạm Tiến Duật đã làm xôn xao đời sống thơ ca vốn có. Thơ Phạm Tiến Duật

đã cổ vũ cho cuộc chiến đấu theo cách riêng của mình và đã đón nhận được

sự quan tâm đặc biệt từ nhiều phía".

Dưới quan điểm văn nghệ phục vụ chính trị như vậy, nhà nghiên cứu

văn học Nguyễn Ngọc Thiện với bài viết Chỗ mạnh và chỗ yếu trong thơ

Phạm Tiến Duật (in trên Tạp chí Văn học, số 4, 1974) đã khẳng định: "hồn

thơ Phạm Tiến Duật phóng khoáng, rộng mở, cái đẹp của cuộc sống chiến

đấu đi vào thơ ông tự nhiên và rất thật". Ông cho rằng, thơ Phạm Tiến Duật

"là tiếng nói khoẻ khoắn, đôn hậu, bắt nguồn trực tiếp từ cuộc sống chiến đấu

sôi nổi mà hào hùng của dân tộc". Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Thiện cũng

phê phán một số bài thơ như “Qua một mảnh trời thành phố Vinh”, “Vòng

trắng”... mà trong điều kiện chiến tranh được coi là có tư tưởng lệch lạc làm

yếu sức mạnh của cộng đồng.

Và từ góc nhìn vận động và phát triển của thơ ca dân tộc, nhà thơ, nhà

phê bình Vũ Quần Phương trong bài “Một đóng góp của dòng thơ quân đội

vào nền thơ Việt Nam” (trong Tạp chí Văn học, số 6, 1979) đã chỉ ra sự kế

thừa những kinh nghiệm của thơ ca dân gian trong thơ Phạm Tiến Duật. Theo

Vũ Quần Phương, điều đó khiến cho thơ Phạm Tiến Duật "đầy rẫy những chi

tiết đời sống đánh Mỹ chính xác, cụ thể như hiện vật trong bảo tàng...". Năm

năm sau, năm 1985, Vũ Quần Phương phát triển bài viết thành bài nghiên cứu

tác giả Phạm Tiến Duật trong cuốn Nhà thơ Việt Nam hiện đại (NXB Khoa

học Xã hội, Hà Nội, 1985), với tư cách là một nhà thơ trẻ tiêu biểu của nền

thơ trữ tình cách mạng.

Năm 1986, Đỗ Trung Lai cũng có một bài viết rất công phu với nhan đề

“Một chặng đường thơ Phạm Tiến Duật” (Tạp chí Văn học, số 4, 1986) đã

đánh giá, tổng kết giai đoạn sáng tác trong chiến tranh của Phạm Tiến Duật.

Nhà văn đã khẳng định vai trò của thực tiễn chiến tranh đối với sáng tác của

Phạm Tiến Duật.

Một công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về thơ Phạm Tiến Duật

là của Trần Đăng Suyền trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập III (NXB

Đại học Sư phạm I, 2002). Tác giả công trình đã giới thiệu tiểu sử, con người

nhà thơ. Ông cho rằng "Vùng thẩm mĩ" của thơ Phạm Tiến Duật là rừng

Trường Sơn. Tác giả đặc biệt quan tâm đến phong cách thơ Phạm Tiến Duật

là tính chất trẻ trung, giọng thơ ngang tàng, sự xô bồ, rậm rạp mà khái quát

của chi tiết, ngôn ngữ sinh hoạt ùa vào trong thơ. Cũng như nhiều nhà nghiên

cứu khác, tác giả Trần Đăng Suyền vẫn mong đợi một sự đổi mới của nhà thơ

Phạm Tiến Duật để thơ ông có thể đến được, hoà nhập với cuộc sống mới.

Bài nghiên cứu mới nhất gần đây về Phạm Tiến Duật của Vũ Văn Sỹ,

in trước ngày mất của Phạm Tiến Duật với nhan đề Phạm Tiến Duật, người

"chứa được Trường Sơn nhiều nhất"...(trong Tạp chí Nhà văn, số 12, 2007).

Vũ Văn Sỹ đánh giá cao vị trí của Phạm Tiến Duật trong hành trình thơ trữ

tình cách mạng. Ông cho rằng "Thơ Phạm Tiến Duật đã lưu lại trong lịch sử

văn học dấu mốc của thơ trữ tình Việt Nam trên hành trình đi tìm cái đẹp trên

các sự kiện và biến cố in đậm chất sử thi của một thế kỉ đầy biến động".

Cùng với những bài viết trên, có thể kể đến các bài của Thiếu Mai, Mai

Hương, Hồ Phương, Hoàng Kim Ngọc... đăng tải trên các báo và tạp chí.

Phạm Tiến Duật cũng từng được nhắc đến và giới thiệu trong các công trình

tiểu luận và nghiên cứu như Dọc đường văn học (NXB Văn học, Hà Nội,

1996); Nhà văn Việt Nam thế kỉ XX, tập III (NXB Hội nhà văn, Hà Nội,

2000); Từ điển tác giả văn học Việt Nam thế kỉ XX (NXB Hội nhà văn, Hà

Nội, 2003). Hầu hết các cuốn sách đều tập trung phân tích, nghiên cứu những

giá trị mới mẻ mà nhà thơ Phạm Tiến Duật đưa lại.

Các bài viết đều có những mặt mạnh riêng, màu sắc riêng, nhưng đều

thể hiện một cái nhìn nghiêm túc, khoa học trong nghiên cứu của các tác giả.

Tất cả đều công nhận Phạm Tiến Duật là một hiện tượng lạ của thơ ca Việt

Nam. Ông có biệt tài trong việc lựa chọn chi tiết, dựng cảnh, sử dụng ngôn

ngữ và các biện pháp tu từ. Phạm Tiến Duật là nhà thơ có vị trí hết sức quan

trọng trong thơ ca chiến tranh , là “mối tình đầu của thơ ca chống Mỹ”, rất

“ấn tượng, “đắm say”.

Như vậy có thể nói, đã có rất nhiều bài báo, nhiều công trình nghiên

cứu khoa học về nội dung lẫn nghệ thuật trong thơ Phạm Tiến Duật. Tuy

nhiên, các công trình nghiên cứu trước đó chỉ dừng lại ở việc làm rõ về giọng

thơ, phong cách thơ, các hình tượng trong thơ. Với việc nghiên cứu và làm rõ

các cấu trúc so sánh trong thơ Phạm Tiến Duật, chúng tôi khẳng định đây là

một đề tài mới mẻ, và chưa có ai chạm đến.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!