Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cấu trúc sở hữu, hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động : Trường hợp các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam: Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng / Dương Trọng Đoàn ; người hướng dẫn khoa học Trần Huy Hoàng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
*******
DƢƠNG TRỌNG ĐOÀN
CẤU TRÚC SỞ HỮU, HÀNH VI CHẤP NHẬN RỦI
RO VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG: TRƢỜNG HỢP
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI
VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
*****
DƢƠNG TRỌNG ĐOÀN
CẤU TRÚC SỞ HỮU, HÀNH VI CHẤP NHẬN RỦI
RO VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG: TRƢỜNG HỢP
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI
VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài Chính ngân Hàng
Mã số: 9.34.02.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Huy Hoàng
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả đã nghiên cứu và hiểu rõ các hành vi vi phạm đạo đức và sự trung thực
trong hoạt động học thuật và nghiên cứu khoa học. Tôi cam kết bằng danh dự cá
nhân rằng luận án này do chính tôi thực hiện. Luận án này đảm bảo tính trung thực
và đạo đức khoa học.
Nghiên cứu sinh
Dƣơng Trọng Đoàn
ii
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Huy Hoàng đã đồng hành và truyền đạt
những kinh nghiệm khoa học hữu ích để giúp tôi lựa chọn đề tài từ lúc luận án còn
sơ khai, theo đuổi và hoàn thành đƣợc luận án ―Cấu trúc sở hữu, hành vi chấp nhận
rủi ro và hiệu quả hoạt động: trƣờng hợp các ngân hàng thƣơng mại cổ phần tại Việt
Nam‖ đạt tiêu chuẩn khoa học của một Luận án Tiến sĩ.
Xin cảm ơn đến tập thể các giảng viên đã hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm trong quá
trình tôi nghiên cứu và học tập. Những kinh nghiệm và kiến thức này là phần quan
trọng để tôi xây dựng nội dung nghiên cứu.
Xin cảm ơn Viện Đào tạo sau đại học – Trƣờng ĐH Ngân hàng TP.HCM
Xin tri ân và trân trọng!
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt
DEA Data Envelopment Analysis Phƣơng pháp bao dữ liệu
DMU Decision Making Unit Đơn vị ra quyết định
FEM Fixed Effect Model Mô hình tác động cố định
HOSE Ho Chi Minh Stock Exchange Sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ
Chí Minh
HNX Ha Noi Stock Exchange Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
LM Lagrangian Multiplier Kiểm định Breusch and Pagan LM
NHTMCP Joint Stock Commercial
Banks
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
NHNN Central Bank Ngân hàng Nhà nƣớc
NIM Net Interest Margin Chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi
phí phải trả cho nhà đầu tƣ
OLS Ordinary Least Square Mô hình ƣớc lƣợng bình phƣơng nhỏ
nhất (Mô hình hồi quy tuyến tính cổ
điển)
REM Random Effect Model Mô hình tác động ngẫu nhiên
ROA Return On Assets Tỷ số lợi nhuận trên tài sản
ROE Return On Equity Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
VN Vietnam Việt Nam
iv
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Danh mục bảng
Bảng 1.1. Số lƣợng ngân hàng tại Việt Nam từ 2007-2019……….………..……....7
Bảng 2.1. Tổng hợp các lý thuyết nền và nghiên cứu trƣớc đây………………...…52
Bảng 2.2. Tổng hợp các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu………..…..63
Bảng 3.1. Biến nghiên cứu đại diện cho mức độ sở hữu tập trung…..…….....……75
Bảng 3.2. Biến nghiên cứu đại diện cho hành vi chấp nhận rủi
ro…………………78
Bảng 3.3. Biến nghiên cứu đại diện cho hiệu quả hoạt động…………
……………80
Bảng 3.4. Thống kê số lƣợng các ngân hàng đƣợc nghiên cứu theo cấu trúc sở
hữu.85
Bảng 3.5. Hệ số tƣơng quan của các biến nghiên
cứu………………………………88
Bảng 3.6. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong mô
hình……………………..91
Bảng 3.7. Tổng hợp nguồn tham khảo và kỳ vọng dấu của các biến nghiên cứu….93
Bảng 4.1. Kết quả hồi quy tác động của đặc điểm sở hữu nhà nƣớc và đặc điểm
niêm yết đến hành vi chấp nhận rủi ro
……………………………..……………………98
Bảng 4.2. Kết quả hồi quy tác động của đặc điểm sở hữu nhà nƣớc và đặc điểm
niêm yết đến hiệu quả hoạt
động……………………………..….……………………..103
v
Bảng 4.3. Kết quả hồi quy tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hành vi chấp
nhận rủi ro ……………………………….……………………………………….109
Bảng 4.4. Kết quả hồi quy tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hiệu quả hoạt
động …………………………………..……………………………...…………...113
Bảng 4.5. Kết quả hồi quy tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hành vi chấp
nhận rủi ro có xem xét đến đặc điểm sở hữu nhà
nƣớc…………………………….117
Bảng 4.6. Kết quả hồi quy tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hiệu quả hoạt
động có xem xét đến đặc điểm sở hữu nhà
nƣớc…………………………………..121
Bảng 4.7. Kết quả hồi quy tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hành vi chấp
nhận rủi ro có xem xét đến đặc điểm niêm
yết………………………………..……125
Bảng 4.8. Kết quả hồi quy tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hiệu quả hoạt
động có xem xét đến đặc điểm niêm
yết…………………………………………..129
Bảng 4.9. Tổng hợp dấu hồi quy khi nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu
đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt
động………………………………..…131
Danh mục hình
Hình 2.1. Hiệu quả kỹ thuật ...........................................................................................37
Hình 2.2. Đƣờng biên hiệu quả theo mô hình DEA-CRS (đƣờng OC).........................38
Hình 3.1. Hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam bình quân giai đoạn
2008-2019.......................................................................................................................88
vi
Hình 3.2. Hành vi chấp nhận rủi ro của các NHTMCP Việt Nam bình quân giai
đoạn 2008-2019..............................................................................................................89
Hình 3.3. Mức độ sở hữu tập trung của các NHTMCP Việt Nam bình quân giai
đoạn 2008-2019..............................................................................................................90
vii
TÓM TẮT
Luận án đƣợc thực hiện nhằm phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến hành
vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần
Việt Nam. Luận án sử dụng dữ liệu bảng của 20 ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiêu
biểu tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2019, thông qua cách tiếp
cận OLS, REM và FEM, cùng với kiểm định F-test và Hausman. Kết quả cho thấy,
xét về đặc điểm đối tƣợng sở hữu, các ngân hàng sở hữu nhà nƣớc có hiệu quả hoạt
động không tốt và chấp nhận rủi ro cao so với các ngân hàng tƣ nhân. Trong khi đó,
xét về đặc điểm niêm yết, các ngân hàng niêm yết có kết quả hoạt động tốt và chấp
nhận rủi ro thấp so với các ngân hàng chƣa niêm yết. Mức độ sở hữu tập trung đem
lại lợi ích khi làm gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tuy nhiên lại gia tăng
hành vi chấp nhận rủi ro. Khi xem xét yếu tố tƣơng tác giữa mức độ sở hữu tập
trung và đặc điểm sở hữu nhà nƣớc, cũng nhƣ yếu tố tƣơng tác giữa mức độ sở hữu
tập trung và đặc điểm niêm yết, kết quả cho thấy mức độ tập trung cao trong kiểm
soát của nhà nƣớc càng khiến hiệu quả hoạt động của ngân hàng không tốt và chấp
nhận nhiều rủi ro cao so với các ngân hàng không do nhà nƣớc sở hữu. Trong khi
đó, mức độ sở hữu tập trung cao ở các ngân hàng niêm yết giúp các ngân hàng này
chấp nhận rủi ro ít hơn và hiệu quả hoạt động tốt hơn so với các ngân hàng chƣa
niêm yết. Kết quả này nhấn mạnh việc kiểm soát kép của thị trƣờng và hệ thống
quản trị nội bộ đến rủi ro và hiệu quả của ngân hàng.
Từ khóa: NHTMCP, cấu trúc sở hữu, hành vi chấp nhận rủi ro, hiệu quả hoạt
động, sở hữu nhà nƣớc, sở hữu tập trung, ngân hàng niêm yết.
viii
SUMMARY
The thesis is conducted to analyze the impact of ownership structure on risktaking behavior and performance of Vietnamese joint stock commercial banks. The
thesis uses panel data of 20 typical joint stock commercial banks in Vietnam in the
period from 2008 to 2019, through the OLS, REM and FEM method, along with the
F-test and Hausman test. The results show that, in terms of ownership
characteristics, state-owned banks have poor performance and high risk-taking
behavior compared to private banks. Meanwhile, in terms of listing characteristics,
listed banks have good performance and low risk-taking behavior compared to
unlisted banks. Concentration of ownership is beneficial by increasing the bank's
operational efficiency, but increasing risk-taking behavior. When considering the
interaction factor between the concentration of ownership and the characteristics of
state ownership, as well as the interaction factor between the concentration of
ownership and the characteristics of listing ownership, the results show that the high
concentration of ownership in the state-owned banks make the bank's performance
less effective and accepting more risks than non-state owned banks. Meanwhile, the
high concentration of ownership in listed banks helps these banks take less risk and
perform better than unlisted banks. This result emphasizes the dual control of the
market and the internal governance system on the risk and efficiency of the bank.
Keywords: Joint-stock commercial banks, ownership structure, risk-taking
behavior, operational efficiency, state ownership, concentration of ownership, listed
banks.
1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH .................................................................................... iv
TÓM TẮT...................................................................................................................... vii
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN................................................................. 5
1.1 Bối cảnh thực tiễn và lý do lựa chọn đề tài ............................................................... 5
1.2 Bối cảnh nghiên cứu .................................................................................................. 9
1.3 Khe hở nghiên cứu................................................................................................... 13
1.4 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 15
1.5 Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................. 16
1.6 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 17
1.7 Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 17
1.8 Những điểm mới của luận án……………………………………………………..
18
1.9 Cấu trúc luận án …………………………………………………………….........
19
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN
CỨU .............................................................................................................................. 21
2.1 Cơ sở lý thuyết về cấu trúc sở hữu của ngân hàng .................................................. 21
2.1.1 Khái niệm cấu trúc sở hữu.................................................................................... 21
2.1.2 Phân loại cấu trúc sở hữu...................................................................................... 21
2.1.2.1 Phân loại cấu trúc sở hữu theo tính chất cổ đông ……………………………21
2
2.1.2.2 Phân loại cấu trúc sở hữu theo mức độ tập trung
…………………………..….24
2.1.2.3 Phân loại cấu trúc sở hữu theo đặc điểm niêm yết
……………………......…...26
2.2 Cơ sở lý thuyết về rủi ro và hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng..................... 27
2.2.1 Cơ sở lý thuyết về rủi ro ....................................................................................... 27
2.2.1.1 Khái niệm rủi ro
………………………………………………………………27
2.2.1.2 Phân loại rủi ro
………………………………………………………………..27
2.2.2 Cơ sở lý thuyết về hành vi chấp nhận rủi ro......................................................... 30
2.2.2.1 Khái niệm hành vi chấp nhận rủi ro
…………………………………………..29
2.2.2.2 Phân loại hành vi chấp nhận rủi ro
…………………………………………....30
2.3 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động của ngân hàng ............................................ 33
2.3.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động.............................................................................. 33
2.3.2 Phân loại hiệu quả hoạt động................................................................................ 34
2.4 Cơ sở lý thuyết về tác động của cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro và
hiệu quả hoạt động của ngân hàng ................................................................................ 39
2.4.1 Cơ sở lý thuyết về tác động của cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro... 39
2.4.2 Cơ sở lý thuyết về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động ........... 46
2.5 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu.............................................................................. 53
2.5.1 Tác động của cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro của các NHTMCP . 53
2.5.2 Tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP.......... 57
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.............................................................................................. 66
3
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU... 66
3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 66
3.1.1 Mô hình nghiên cứu.............................................................................................. 66
3.1.1.1 Tác động của đặc điểm sở hữu nhà nƣớc và đặc điểm niêm yết đến hành vi
chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt
động…………………………………………………... 66
3.1.1.2 Tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu
quả hoạt
động……………………………………………………………..……………... 70
3.1.1.3 Tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu
quả hoạt động có xem xét đến đặc điểm sở hữu nhà nƣớc và đặc điểm niêm yết
………. 71
3.1.2 Phƣơng pháp đo lƣờng các biến nghiên cứu ........................................................ 74
3.1.2.1 Đo lƣờng mức độ sở hữu tập trung.................................................................... 74
3.1.2.2 Đo lƣờng hành vi chấp nhận rủi ro.................................................................... 76
3.1.2.3 Đo lƣờng hiệu quả hoạt động ............................................................................ 79
3.1.3 Mô hình ƣớc lƣợng ............................................................................................... 81
3.2.4 Kiểm định mô hình ƣớc lƣợng ............................................................................. 82
3.2 Dữ liệu nghiên cứu và tổng quan mẫu nghiên cứu ................................................. 84
3.2.1 Dữ liệu nghiên cứu………….………………………………………………….
84
3.2.2 Tổng quan mẫu nghiên cứu …………………………………………………….
86
3.3 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu……………….…………….
90
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................................. 96
4
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................. 97
4.1 Tác động của đặc điểm sở hữu nhà nƣớc và đặc điểm niêm yết đến hành vi chấp
nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP VN............................................ 97
4.2 Tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả
hoạt động của các NHTMCP VN................................................................................ 107
4.3 Tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả
hoạt động của các NHTMCP VN, có xem xét đến đặc điểm sở hữu nhà nƣớc và đặc
điểm niêm yết .............................................................................................................. 115
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4............................................................................................ 132
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN......................................................................................... 133
5.1 Kết quả và những đóng góp mới của nghiên cứu.................................................. 133
5.1.1 Kết quả nghiên cứu............................................................................................. 138
5.1.2 Đóng góp mới của luận án.................................................................................. 137
5.2 Hàm ý chính sách .................................................................................................. 145
5.2.1 Đối với các nhà quản trị NHTMCP Việt Nam................................................... 145
5.2.2 Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc ..................................................................... 145
5.3 Hạn chế của nghiên cứu......................................................................................... 153
5.4 Đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo...................................................................... 155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG
PHỤ LỤC 2: GIÁ TRỊ CÁC BIẾN PHỤ THUỘC
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ HỒI QUY TỪ PHẦN MỀM STATA
5
CHƢƠNG 1:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1 Bối cảnh thực tiễn và lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia có thị trƣờng tài chính sôi nổi và phát triển
nhanh nhất thế giới với các chính sách đổi mới nổi bật cả về chính trị lẫn kinh tế kể từ
năm 1986. Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng theo chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt
Nam đƣợc đánh giá là trƣờng hợp nghiên cứu đặc biệt, thu hút sự quan tâm của nhiều
tác giả (Doan, Lin & Doong, 2018). Khi nghiên cứu bất kỳ hệ thống kinh tế nào, lĩnh
vực ngân hàng luôn là một trong những chủ đề quan trọng đƣợc quan tâm nhiều nhất.
Tại Việt Nam, hệ thống tài chính dựa trên nền tảng ngân hàng, do đó, ngành ngân
hàng đƣợc xem là mạch máu của cả nền kinh tế. Các NHTMCP đóng vai trò quan
trọng trong phân phối vốn từ các chủ thể thừa vốn tới chủ thể thiếu vốn. Đây là nguồn
cung cấp tài chính ngắn hạn và dài hạn chủ yếu của hầu hết các đối tƣợng trong nền
kinh tế, đặc biệt là khu vực tƣ nhân (Tran, Hassan & Houston, 2018). Khác với các
quốc gia khác trên thế giới, phần lớn hệ thống ngân hàng Việt Nam do các NHTMCP
Nhà nƣớc chi phối, trong đó cổ đông lớn nhất là Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, với
hơn 70% tổng vốn chủ sở hữu. Các NHTMCP Nhà nƣớc chiếm xấp xỉ 50% thị phần
(SBV, 2017), sở hữu lƣợng khách hàng lớn nên thƣờng ít có động lực cải thiện khả
năng sinh lời và hiệu quả hoạt động.
Từ năm 2005 đến nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam chứng kiến ba giai đoạn thay
đổi và phát triển: giai đoạn hội nhập (2005 – 2010), giai đoạn khủng hoảng (2011-
2014) và giai đoạn tái cơ cấu và phục hồi (từ 2014). Từ năm 2005, Việt Nam là một
trong những quốc gia tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, thể hiện rõ nét qua việc tham
gia vào hàng loạt các tổ chức kinh tế - thƣơng mại quốc tế (WTO, AFTA) và ký kết
các Hiệp định song phƣơng, đa phƣơng theo hƣớng toàn cầu hóa (TPP, EVFTA).
Theo lộ trình cam kết, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng phải mở cửa hội nhập. Đặc
biệt năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO),
ngành ngân hàng chứng kiến sự bùng nổ về số lƣợng các ngân hàng. Sự xuất hiện của
10 ngân hàng tƣ nhân mới và sự thâm nhập của 5 ngân hàng nƣớc ngoài khiến cho