Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cam nhan cua em ve cuoc song cua nguoi dan thuoc dia qua van ban thue mau
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Cảm nhận của em về cuộc sống của người dân thuộc địa qua văn
bản Thuế máu
Bài làm
Bản án chế độ thực dân Pháp của lãnh tụ cách mạng Nguyễn Ái Quốc được viết
bằng tiếng Pháp, xuất bản tại Pa-ri năm 1925 và xuất bản lần đầu tiên ở Việt
Nam năm 1946. Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục có tựa đề Gửi
thanh niên Việt Nam, nội dung tố cáo và kết án tội ác tày trời của chủ nghĩa
thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… đồng thời
phản ánh tình cảnh tủi nhục khốn cùng của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa
trên thế giới. Từ đó, bước đầu tác giả vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng
đúng đắn để các dân tộc tự giải phóng, giành quyền độc lập. Sự ra đời của Bản án chế độ thực dân Pháp đã giáng một đòn tiến công quyết
liệt vào chủ nghĩa thực dân ngay tại sào huyệt của chúng và chỉ ra con đường
cách mạng cùng tương lai tươi sáng cho các dân tộc bị áp bức. Đầu thế kỉ XX, một số nước lớn ở châu u thi nhau xâm chiếm thuộc địa ở
nhiều nơi trên thế giới để vơ vét của cải và nhân lực. Chính sách cai trị của chế
độ thực dân rất hà khắc, dã man nên cuộc sống nhân dân thuộc địa vô cùng cực
khổ. Làn sóng cách mạng giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi dâng lên ngày
càng mạnh mẽ. Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) mà Nguyễn Ái Quốc mỉa mai gọi
là cuộc chiến tranh vui tươi thực chất là cuộc xung đột ác liệt giữa các đế quốc
để tranh giành ảnh hưởng và quyền lợi. Nó đẩy nhân dân lao động ở các nước
tư bản và dân chúng nghèo khổ ở thuộc địa vào lò lửa chiến tranh thảm khốc. Bản án chế độ thực dân Pháp là tác phẩm được Nguyễn Ái Quốc dành nhiều
thời gian và công sức để hoàn thành. Mỗi chương của tác phẩm viết về một chủ
đề và tất cả hợp thành bản cáo trạng phong phú, đanh thép về tội ác tày trời của
chủ nghĩa thực dân, về cuộc sống khốn cùng của người dân các xứ thuộc địa. Với thiên phóng sự điều tra này, lần đầu tiên trên thế giới, chế độ thực dân bị
lên án một cách toàn diện, cụ thể, chính xác và có hệ thống. Bản án chế độ thực dân Pháp thể hiện lòng căm thù mãnh liệt những thế lực
thống trị tàn bạo, đồng thời bày tỏ tình yêu thương thắm thiết những kiếp người
nô lệ nghèo khổ, phản ánh ý chí chiến đấu giành độc lập, tự do cho các dân tộc
thuộc địa của Nguyễn Ái Quốc. Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện tài năng văn
chương của tác giả qua nghệ thuật trào phúng, đả kích sắc sảo. Thuế máu là chương đầu tiên của Bản án chế độ thực dân Pháp, ở chương này, tác giả tập trung vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa và các thủ đoạn tàn bạo
của thực dân Pháp trong việc dùng người dân thuộc địa làm vật hi sinh trong
các cuộc chiến tranh thảm khốc để mang lại quyền lợi cho nước Pháp. Lợi
dụng xương máu của những con người nghèo khổ để làm giàu, đó là một trong
những tội ác ghê tởm nhất của chủ nghĩa thực dân. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bản chất xấu xa ấy bằng những lập luận chặt chẽ
và tư liệu phong phú, xác thực, nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm. Giọng
điệu chung của bài văn là vừa kết án đanh thép vừa mỉa mai chua chát, vừa
thông cảm, xót thương. Cái tên Thuế máu bao hàm nhiều ý nghĩa. Nó gợi lên số phận bi thảm của
người dân thuộc địa, đồng thời biểu lộ thái độ căm phẫn trước tội ác ghê tởm