Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cái tôi trữ tình trong thơ huy cận.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHAN THÁI QUỐC TÂN
CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ HUY CẬN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 60.22.01.21
TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Đà Nẵng – Năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phong Nam
Phản biện 1: TS. Phan Ngọc Thu
Phản biện 2: TS. Ngô Minh Hiền
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn họp tại
Đại Học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 07 năm 2015.
Có thể tìm hiểu Luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lịch sử phát triển của văn học Việt Nam được đánh dấu
bằng nhiều giai đoạn phát triển cùng những sự kiện có ý nghĩa lớn
lao. Trong tiến trình phát triển ấy, Thơ mới có một vị trí, một giá trị
và vai trò quan trọng đối với nền văn học Việt Nam nói chung và thơ
ca Việt Nam nói riêng.
Phong trào Thơ mới là một trào lưu thơ ca hiện đại xuất hiện
vào những năm 30 và kéo dài đến năm 45 của thế kỷ XX. Những
thành quả mà Thơ mới đạt được vô cùng to lớn. Tuy xuất hiện ngắn
ngủi “Như ánh chớp loé lên giữa trời đông”,nhưng nó đã đánh dấu
một sự thay đổi rõ rệt của thơ dân tộc về nhiều phương diện. Thơ
mới đã đưa đến những cách tân mới mẻ, đưa cái tôi, đưa tiếng nói cá
nhân vào thơ để thơ ca thực sự là tiếng nói tâm tình, tạo ra diện mạo
mới cho thơ ca Việt Nam. Vì vậy, đi sâu tìm hiểu Thơ mới nói chung
và các nhà Thơ mới nói riêng là một trong những đòi hỏi cần thiết
nhằm nhìn nhận đánh giá những ý nghĩa và giá trị mà Thơ mới đã tạo ra.
Việc nghiên cứu tìm hiểu về thơ Huy Cận cũng không nằm ngoài mục
đích ấy.
1.2. Trong “Thời đại thi ca” đó, có những nhà thơ nổi bật lên
như những ngôi sao sáng chói. Huy Cận là một trong những ngôi sao
sáng chói của Thơ mới và cũng là một tác gia lớn. Với tập thơ đầu
tay Lửa thiêng (1940), Huy Cận đã góp vào phong trào Thơ mới một
tiếng thơ không thể thiếu, một hồn thơ luôn hướng tới vẻ đẹp hài hòa
và một phong cáchđặc sắc đã được định hình rõ rệt. Sau cách mạng,
Huy Cận vẫn gieo hạt đều tay và cho ra đời nhiều tập thơ có giá trị cả
về tư tưởng và nghệ thuật. Hơn 60 năm cầm bút, từ Lửa
thiêng đến Lời tâm nguyện cùng hai thế kỷ, ông đã để lại một gia tài
2
thơ khá đồ sộ: hơn 20 tập thơ. Đi cùng với những bước thăng trầm
của lịch sử dân tộc, Huy Cận luôn chứng tỏ được một bút lực dồi dào
và tiềm năng sáng tạo to lớn của mình.
1.3. Tìm hiểu cái tôi trữ tình trong thơ Huy Cận, chúng ta sẽ
khám phá được cái hay, độc đáo, vừa thống nhất, vừa đa dạng của
một chủ thể đầy sáng tạo đã được chọn lọc đưa vào nhà trường ở
chương trình trung học cơ sở và trung học phổ thông. Qua đó, chúng
ta được cảm nhận một thế giới thơ độc đáo, một cái tôi trữ tình đa
dạng, phong phú, nhiều cung bậc sắc thái khác nhau, sẽ hiểu hơn vai
trò, vị trí của thơ ông trong tiến trình phát triển của thơ ca hiện đại.
Vì vậy, đề tài cũng góp phần cho việc tìm hiểu thơ Huy Cận trong
nhà trường- một việc làm rất cần thiết trước hết là với bản thân tác
giả luận văn.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu cái tôi trữ tình trong thơ
Huy Cận và những phương thức, phương tiện góp phần tạo nên diện
mạo cái tôi trữ tình trong thơ ông. Huy Cận có hai mảng sáng tác
trước và sau cách mạng, hai mảng sáng tác này thể hiện khá rõ sự
vận động của cái tôi trữ tình trong thơ, tuy nhiên sự vận động này
không làm mất đi nét độc đáo xuyên suốt đời thơ của ông. Mong
muốn của chúng tôi là nhận diện cái tôi trữ tình trong thơ Huy Cận
và nói rõ được tầm ảnh hưởng của thơ Huy Cận đối với Thơ mới nói
riêng và thi ca hiện đại Việt Nam nói chung.
3
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Huy Cận sáng tác và cho xuất bản khoảng 20 tập thơ. Trong
phạm vi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung đi vào khảo
sát một số tập thơ tiêu biểu của ông như: “Lửa Thiêng” (1940),
“Trời mỗi ngày lại sáng” (1958), “Đất nở hoa” (1960), “Bài thơ
cuộc đời” (1963). Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi
đi vào tìm hiểu một số bài thơ tiêu biểu trong các tập thơ khác để làm
nổi bật các dạng thức của cái tôi trữ tình trong thơ Huy Cận cũng
như những đóng góp quan trọng của tác giả trong nền thơ Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trước 1945, các nhà nghiên cứu đã đánh giá cao vai trò của
Huy Cận cũng như “Lửa thiêng” của ông. Các bài tựa, giới thiệu
chân dung, phê bình, đọc sách, tổng kết của Xuân Diệu, Hội Thống,
Hoài Thanh - Hoài Chân,… đi sâu phân tích những phương diện cơ
bản nhất về hồn thơ, nguồn cảm xúc vũ trụ, giọng điệu, nội dung và
hình thức nghệ thuật thơ Huy Cận. Xuân Diệu ông với niềm yêu mến
và trân trọng nhất: “Thơ Huy Cận cũng thuộc về hạng thơ vừa xem
qua thơ dường như khó khăn, nhưng kỳ thực không có gì quá bí
hiểm. Huy Cận cũng là “một người của đời, một người ở giữa loài
người”, ông không đi với lối thơ phù phiếm, mộng mơ. Ông chỉ nói
lòng người của ông, hồn người của ông, và thơ ông càng đẹp, càng
xinh, khi chứa đầy hương vị của đời, của sự sống” [45]. Trong sự
phát triển của thơ những năm sau cách mạng,Vương Trí Nhàn đã góp
một tiếng nói khẳng định vai trò, vị trí rất lớn của thơ Huy Cận:
“Chế Lan Viên có Ánh sáng và phù sa với cái phần e ấp chờ đợi hồi
4
hộp khát khao ít thấy. Tế Hanh có Gửi miền Bắc không dễ dãi như
tác giả này vốn có. Xuân Diệu có Cầm tay, chùm thơ tình mà chất
lượng hoàn toàn có thể đọ với Thơ thơ ngày xưa. Và Huy Cận có
Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời” [46, tr. 140].
Kho tàng thơ Huy Cận vẫn còn là một kho báu đồ sộ, phong
phú với muôn ngàn giá trị quý hiếm, khơi mạch nguồn để những ai
yêu say thơ ông đi vào chiêm ngưỡng, nghiên cứu.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, tài liệu tham khảo,luận
văn gồm có 3 chương
- Chương 1: Huy Cận và con đường hình thành cái tôi trữ
tình trong thơ
- Chương 2: Đặc điểm cái tôi trữ tình thơ Huy Cận
- Chương 3: Những phương thức hình thành nên cái tôi trữ
tình thơ Huy Cận
CHƯƠNG 1
HUY CẬN VÀ CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH
CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ
1.1. VÀI NÉT VỀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ VIỆT
NAM HIỆN ĐẠI
1.1.1. Khái niệm “hình tượng cái tôi trữ tình”
Nhà triết học Phichtê khi bàn về cái tôi đã cho rằng: “Cái tôi
là một cá nhân hoạt động, có sức sống và cuộc sống của nó là ở chỗ
xây dựng cá tính và tính cách của mình, ở chỗ biểu hiện mình và
khẳng định mình”. Cái tôi luôn vận động, đổi thay để phù hợp với
hiện thực và sự phát triển của lịch sử. Với cái tôi trữ tình đã có không
ít những nhà nghiên cứu nhận định, khái niệm khác nhau.
5
Theo chúng tôi trong bất kỳ thời đại nào, tác phẩm trữ tình
cũng mang trong mình một cái tôi đặc sắc riêng, và đặc điểm của cái
tôi trữ tình phụ thuộc vào phong cách của mỗi nhà thơ, của các trào
lưu, khuynh hướng thơ.
1.1.2. Cái tôi trữ tình trong Thơ mới và thơ Việt Nam
nửa sau thế kỷ XX
Nếu ở thơ trung đại các thi nhân thường lấy thiên nhiên làm
thước đo, chuẩn mực của cái đẹp, thì đến với Thơ mới cái đẹp là ở
chủ thể con người, các nhà thơ đi vào đề cao vẻ đẹp của con người.
Tiếp nối thời đại Thơ mới, cái tôi trữ tình trong thơ ở giai đoạn nửa
sau thế kỷ XX cũng không kém phần đa dạng và phong phú. Cái tôi
trữ tình trong thơ sau cách mạng cũng dần dần bùng nổ và đổi thay
theo sự đổi thay của đất nước, cái tôi lúc này đang thoát ra khỏi cái
tôi sầu não của những ngày nô lệ, tăm tối để hòa chung, dấn thân vào
cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và công cuộc kiến thiết đất
nước. Cái tôi lúc này đây tràn ngập những lời ca ngợi vẻ đẹp non
sông đất nước, ca ngợi quê hương, con người.
Qua tìm hiểu cái tôi trữ tình trong Thơ mới cũng như thơ giai
đoạn nửa sau thế kỷ XX, chúng ta có thể nói rằng mỗi giai đoạn, mỗi
thời kỳ đều có những quan niệm nghệ thuật khác nhau. Tùy theo
từng thời kỳ mà cái tôi trữ tình trong thơ thay đổi cho phù hợp nhằm
tạo nên những phong cách thơ độc đáo, riêng biệt.
2.2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG
TÁC THƠ HUY CẬN
2.2.1. Quan niệm nghệ thuật của Huy Cận
Thơ Huy Cận, nhất là sau cách mạng rất gần gũi với con
người, bởi ông quan niệm thơ phải gắn với đời.Nhà thơ từng tâm sự:
“Tôi sống và lao động ở mỏ với tất cả cái hào hứng của một cán bộ
6
muốn đi sâu vào phong trào quần chúng của một con người vốn ham
giao thân với nhiều người khác, ham kết bạn với những con người
chân thực, với những tấm lòng bạn bè” [8, tr.175].
Nói về thơ trước cách mạng, ông từng tự nhận xét rằng:
“Trước cách mạng, thơ tôi rất buồn, không phải buồn về số phận cá
nhân, mà buồn về cuộc đời; cái buồn ấy của tôi được các nhà nghiên
cứu, bình luận là cái buồn nhân thế, cái sầu đau đời”[8, tr.112]. Sau
cách mạng, quan niệm của nhà thơ thay đổi: “sau này, sống cách
mạng và sống bên cạnh Bác Hồ, thấm đẫm tư tưởng, tình cảm dân
tộc của Bác, tôi nhớ nhiều đến cha ông, đến cái hào hùng, và cả cái
đau xót, đau đời của cha ông” [8, tr.112].
2.2.2. Hành trình sáng tác thõ Huy Cận
Thơ Huy Cận những năm trước cách mạng tháng tám 1945
gồm có tập thơ đầu tay Lửa Thiêng (1940). Thời gian này, Huy Cận
cùng sống với Xuân Diệu tại số 40 Hàng Than-Hà Nội. Đôi bạn thân
thiết với nhau như hình với bóng này đã làm nên những vần thơ mãi
mãi ghi dấu ấn trong trái tim bạn đọc. Tập thơ gồm có 50 bài,và vừa
ra đời Lửa Thiêng đã nhanh chóng được nhiệt liệt đón nhận từ phía
độc giả ở mọi lứa tuổi, thành phần. Không phải ai cũng có được một
sự cảm nhận tinh tế, một cái nhìn chín chắn, trải nghiệm về tình đời,
tình người ở tuổi còn rất trẻ như Huy Cận. Nhà thơ đã sáng tác tập
thơ đầu tay Lửa Thiêng khi mới vừa tròn hai mươi mốt tuổi. Tiếp nối
cho nguồn mạch thơ của ông là tập thơ Vũ trụ ca (1942). Sự ra đời
của tập thơ này đã dần dần khẳng định hơn nữa vị trí của Huy Cận
trên thi đàn.
Sau cách mạng, Huy Cận cho ra đời tập Trời mỗi ngày lại
sáng. Tập thơ được viết sau đợt đi thực tế lao động tại Hồng
Gai.Liên tiếp những năm sau đó, nhà thơ đã sáng tác các tập thơ:Ðất
7
nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (1967),
Những năm sáu mươi (1968); Cô gái Mèo (1972), Chiến trường gần
đến chiến trường xa (1973); Những người mẹ, những người vợ
(1974); Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (1975),Hạt lại gieo,
(1984).Đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước được giải phóng
hoàn toàn, bắc nam sum họp một nhà, đất nước trở về với thời bình
và bước vào công cuộc kiến thiết, đổi mới, nhà thơ Huy Cận với bút
lực dồi dào vẫn sáng tác đều đặn. Những tập thơ tiêu biểu ở giai đoạn
này là: Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại gieo (1984), Chim làm ra
gió (1989), Lời tâm nguyện cùng hai thế kỷ (1997). Và tiếp tục
những trang thơ đầy suy tưởng, hướng nội, chiêm nghiệm về ý nghĩa
nhân sinh cao cả từ những biểu hiện bình dị, giản đơn của cuộc sống
đời thường.
2.3. VỊ TRÍ HUY CẬN TRONG DÒNG MẠCH CỦA THƠ CA
HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
2.3.1. Huy Cận trong Thơ mới
Huy Cận đã tạo niềm yêu thích trong lòng người đọc và
đứng vững qua thời gian ngay từ khi mới xuất hiện trên thi đàn như
lời nhận định của Hoài Thanh “Huy Cận vừa bước vào làng thơ đã
được người ta dành ngay cho một chỗ ngồi yên ổn” [49, tr.132]. Đầu
tiên, chúng ta biết đến vẻ đẹp trong thơ ông, ở chính nỗi buồn cao cả.
Có thể bao quát thơ Huy Cận trước cách mạng bằng những lời nhận
xét của nhà nghiên cứu Trần Khánh Thành, đó là “Như nhiều nhà
thơ lãng mạn khác, Huy Cận giai đoạn này ít thơ vui hơn thơ buồn.
Luôn có một nỗi sầu thường trực trên từng trang thơ của ông, nhưng
đó là biểu hiện sinh động của bi kịch tâm trạng; đáng được cảm
thông, trân trọng”.
8
Phong trào Thơ mới là một hiện tượng rất độc đáo trong lịch
sử văn học Việt Nam. Đặc trưng dễ nhận thấy, là tiếng thơ của cái tôi
cá nhân, cá thể được xuất hiện, hiện lên một cách trực tiếp mà không
hề giấu diếm. Có thể nói “chưa bao giờ trong thơ ca cái tôi hiện lên
ở nhiều cấp độ như vậy”. Cái tôi trong thơ Huy Cận đượm một nỗi
buồn sâu lắng“Một chiếc linh hồn bé nhỏ/ Mang mang thiên cổ sầu”
(Ê chề). Cái tôi trữ tình của nhà thơ lúc này đây cố vươn lên nhưng
đành bất lực trước thời cuộc.
2.3.2. Huy Cận và thơ sau cách mạng
Cách mạng tháng Tám đã đưa dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ,
mở ra một trang sử mới đầy tươi sáng. Cách mạng cũng ảnh hưởng
rất lớn đến các văn nghệ sỹ lúc bấy giờ, trong đó có Huy Cận. Cái tôi
trữ tình trong giai đoạn này hòa nhập với cuộc đời, với nhân dân.
Thế nhưng, không phải ngày một ngày hai cái tôi với tâm hồn đa
cảm, đa sầu trong thơ Huy Cận nhanh chóng chuyển sang cái tôi vui
vẻ, nhiệt huyết hơn mà phải qua thời gian.
Cùng với một đội ngũ lớn “hùng dũng” của thơ ca sau cách
mạng, Huy Cận cũng đã có những đóng góp quan trọng ở cả nội
dung, giá trị tư tưởng và cả nghệ thuật đặc sắc, xứng đáng được ngợi
ca không chỉ đối với nhân dân ta, mà còn với cả thế giới.
CHƯƠNG 2
NÉT ĐẶC SẮC CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG
THƠ HUY CẬN
2.1. CÁI TÔI SẦU MUỘN VÀ ĐẬM CHẤT CỔ ĐIỂN
2.1.1. Cái tôi sầu muộn, lạc loài
Trước cách mạng, đó là cái tôi sầu muộn, lạc loài. Cái tôi trữ
tình mang đặc điểm “sầu muộn”, “lạc loài” này được Huy Cận thể
hiện nhiều nhất qua tập thơ đầu tay Lửa thiêng (1940). Cái tôi thi
9
nhân buồn và cảm thấy lạc loài, chơi vơi, không tìm được lối thoát.
Chính nỗi buồn, nỗi cô đơn trong những tác phẩm của Huy Cận đã
làm cho thơ của ông trở nên có hồn hơn, gần gũi hơn.
Xuất phát từ một tình yêu sâu sắc, nặng lòng với quê hương,
đất nước nên trong thơ Huy Cận tâm trạng buồn đau luôn hiện hữu.
Đó là nỗi đau chia ly, nỗi đau bị chà đạp, dày xéo. Nhà thơ buồn
trước cái nghèo khổ, cơ cực của nhân dân trong thời buổi loạn lạc khi
mà “Đôi guốc năm hiên kéo bốn mùa/ Tiền nhà ít gởi biết chi mua”
(Học sinh).Cùng với nỗi buồn, nỗi đau vì quê hương, đất nước, Huy
Cận còn buồn vì cuộc đời, vì thế thái nhân tình. Nhưng đó không chỉ
là nỗi buồn riêng tư, cá nhân một nhà thơ mà còn là nỗi buồn chung.
Bởi thế, có người cho rằng: “Thơ Huy Cận buồn, căn bệnh tinh thần
của thế hệ không dễ đổi thay, nhưng nỗi buồn của Lửa thiêng không
mang tính riêng tư, không gắn liền với dục vọng, đam mê để rồi chán
chường, tuyệt vọng” [48, tr.57].
2.1.2. Cái tôi nhuốm màu sắc cổ điển
Huy Cận là một trong rất nhiều nhà thơ thể hiện rõ nét cái tôi
trữ tình thấm đẫm chất cổ điển qua các trang thơ, nhất là những tập
thơ trước cách mạng. Một trong những bài thơ được đánh giá cao ở
vẻ đẹp cổ điển của Huy Cận phải kể đến Tràng giang. Người đọc
cảm nhận được chất cổ điển trước tiên qua cảm hứng thơ – đó là cảm
hứng vũ trụ ca, cảm hứng không gian rợn ngợp trước cảnh sông dài
vô tận, không gian mênh mông, bao la.Huy Cận ảnh hưởng rất lớn
của các nhà thơ cổ điển Việt Nam, trong khi đó các nhà thơ xưa lại
chịu ảnh hưởng lớn từ thơ Đường. Vì vậy mà trong thơ Huy Cận
cũng có một sự tiếp thu rất tinh tế cái hay của thơ Đường.
Đặc biệt, cái tôi trữ tình trong thơ Huy Cận thấm đẫm chất
cổ điển qua những bài thơ viết về tình yêu, về kiếp người. Nhà thơ
10
dù trăn trở, khắc khoải băn khoăn về kiếp người cũng không thoát
khỏi cảm xúc của vũ trụ. Trong thơ xưa, ta thường bắt gặp ở các nhà
thơ mỗi khi buồn đều tìm đến với thiên nhiên để được giãi bày hay
được hòa hợp cùng thiên nhiên, vũ trụ để thấy lòng nhẹ nhõm hơn
giữa cảnh đời nhiều chông gai. Một đội ngũ những thi nhân như
Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ,…đã tìm đến
với vũ trụ, thiên nhiên để được giãi bày nỗi niềm tâm sự,…vì cuộc
thế đầy gai góc, nhiễu nhương.
2.2. CÁI TÔI CÔNG DÂN DẤN THÂN, NHẬP CUỘC VÀ CÁI
TÔI TỰ HÀO, NGỢI CA
2.2.1. Cái tôi công dân dấn thân, nhập cuộc
Thơ Huy Cận những năm sau cách mạng mang một màu sắc
của cái tôi trữ tình hòa chung vào công cuộc xây dựng đất nước, cái
tôi ấy nhập cuộc vào cuộc sống mới. Giai đoạn thơ này, nhà thơ từng
được “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với các anh chiến sĩ, bộ đội, nhân
dân ta.Hiện lên trong thơ ông là hình ảnh thân thương và gần gũi của
các anh bộ đội, anh công binh, chiến sỹ lái xe, cô giao liên xung
phong,...
Đặc biệt, cái tôi trữ tình trong thơ Huy Cận giai đoạn này
không ngừng hòa nhập vào công cuộc xây dựng kinh tế, thi đua sản
xuất, góp phần tạo nên hậu phương vững chắc. Có như vậy, mới có
thể tiếp thêm sức mạnh cho các anh chiến sỹ nơi tiền tuyến đấu tranh
giải phóng đất nước thoát khỏi giặc ngoại xâm. Lắng nghe nhịp đập
rộn ràng của cuộc sống mới, Huy Cận cảm nhận một cách sâu sắc
từng âm thanh của cuộc sống đời thường. Không chỉ có những câu
thơ làm xúc động lòng người bởi tài năng thơ hơn người của nhà thơ
Huy Cận mà ở đó, trên từng trang thơ là hình ảnh rất thực về cuộc
sống của nhân dân ta những năm tháng trong chiến tranh gian khổ.
11
2.2.2. Cái tôi tự hào, ngợi ca
Cùng với cái tôi trữ tình nhập cuộc, dấn thân vào đời sống để
kết nên những vần thơ mang vẻ đẹp của lòng yêu quê hương, đất
nước, dân tộc và vẻ đẹp của niềm tin ánh sáng cách mạng chói lói là
cái tôi đầy tự hào của Huy Cận. Đó là niềm tự hào vì sự dũng cảm,
đầy nhiệt huyết, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc mỗi khi có
giặc xâm lăng ở cha ông: “Đánh Mỹ là chuyện sự sống cái chết đặt
lại hằng giờ hằng phút/ Phải sống anh dũng, không có cách nào hơn!/
Đánh Mỹ là mỗi đêm bước lên cầu Hàm Rồng, không nhụt, không
run/Tay cầm ngọn lửa xanh êm rịt hàn xương thép” (Niềm tự hào).
Cùng với niềm tự hào, ngợi ca về con người, lao động là
niềm tự hào của cái tôi trữ tình vì được sống trong một đất nước, một
miền quê có phong cảnh hữu tình, giàu đẹp. Quê hương ông đã
không còn là một miền quê cằn cội, nghèo khổ khi miền bắc được
hoàn toàn giải phóng. Nhà thơ từ chỗ đau thương, xót xa, buồn khổ
cho cảnh đói nghèo của quê nhà trở nên vui tươi vô ngần vì quê
hương ngày một khởi sắc.
2.3. CÁI TÔI CỦA NIỀM SUY TƯỞNG VƯƠN RA VŨ TRỤ
VÀ CÁI TÔI BẮT RỄ TRONG CỘI NGUỒN TRUYỀN
THỐNG
2.3.1. Cái tôi của niềm suy tưởng vươn ra vũ trụ
Một trong những hình tượng cái tôi trữ tình nổi bật nhất, dễ
nhận thấy trong thơ Huy Cận, đó là cái tôi của niềm suy tưởng vươn
ra vũ trụ. Cùng với hình ảnh vũ trụ bao la là niềm suy tưởng về cuộc
đời. Cái tôi vươn ra vũ trụ trong thơ Huy Cận được thể hiện từ khi
còn là một đứa bé nhỏ, ngày ngày theo bạn trẻ chăn trâu qua âm
thanh của từng tiếng trống đất: “Tiếng trống vang lên điệu cổ sơ/
Vang từ lòng đất – Đến bây giờ” (Chiếc trống đất).Nhà thơ vui
12
mừng đón nhận vẻ đẹp của không gian vũ trụ khi được “chiêm
ngưỡng trái đất từ trên cao”.
Hình ảnh vũ trụ với vẻ đẹp rộng lớn, bao la luôn là nguồn
cảm hứng trong sáng tác thơ Huy Cận. Cái tôi trữ tình trong thơ luôn
khát khao vươn ra cùng với vũ trụ nhưng cũng không tách khỏi cuộc
đời đã mang đến cho người đọc những bài thơ thật độc đáo, hấp dẫn
bởi vẻ đẹp của chất tư duy, suy tưởng qua mỗi trang thơ. Vẻ đẹp đó
là hiện hữu của một trái tim nhân văn luôn biết yêu và trân trọng sự
sống, trân trọng những gì mà con người đang có. “Vũ trụ ca” trong
thơ Huy Cận vì thế luôn hấp dẫn chúng ta hơn bất cứ ở nơi đâu.
2.3.2. Cái tôi bắt rễ trong cội nguồn truyền thống
Cái tôi trữ tình trong thơ Huy Cận luôn xuất phát, bắt rễ từ
trong cội nguồn truyền thống dân tộc.Huy Cận yêu quê hương như
bao người yêu quê hương là yêu dòng sông tuổi thơ, yêu bờ kênh
xanh thẳm, yêu từng món ăn quê nhà, tuy nghèo khổ đã gắn bó và
thấm sâu vào trong máu thịt của mỗi người con. Phải gắn bó rất sâu
sắc với làng quê với những món ăn, thức uống đặc trưng không thể
quên được như cà, nước chè, khoai lang rồi những món cây nhà lá
vườn như cam, xoài, Huy Cận mới có thể viết được những lời thơ
không chỉ đúng mà còn giàu tình cảm yêu mến đến vậy: “Khoai lang
vàng xứ Nghệ/ Càng nhai kỹ càng bùi/ Cam xã Đoài xứ Nghệ/ Càng
chín lại càng tươi”.
Truyền thống văn hóa dân gian cũng được nhà thơ Huy Cận
thể hiện qua hình tượng cái tôi trữ tình rất gần gũi, thân quen mà
chan chứa tình cảm. Ai dù đi xa muôn nơi vẫn không quên được
tiếng nhạc, tiếng đàn đặc trưng, truyền thống của làng quê mình sinh
ra. Huy Cận và người dân Nghệ Tĩnh quê ông cũng vậy, họ sống
chan hòa, gắn bó, thủy chung cùng nhau qua từng câu ví dặm: “Nghe
13
câu hò ví dặm/ Càng lắng lại càng sâu/…/ Đất này bền nghĩa bạn/
Đất này tình thủy chung” (Gửi bạn người Nghệ Tĩnh).
2.4. CẢM THỨC KHÔNG-THỜI GIAN TRONG THƠ HUY
CẬN
2.4.1. Nỗi “khắc khoải không gian”
Ai đã từng thưởng thức thơ Huy Cận, nhất là những tác
phẩm thơ trong “Lửa thiêng” đều nhận ra ở đó là một không gian
mênh mông, quạnh vắng và lạnh giá. Đó cũng là điều mà cái tôi trữ
tình trong thơ ông luôn thổn thức và “khắc khoải” ám ảm bởi không
gian nhiều đến vậy. Nỗi “nhớ không gian” qua lời thơ được hiểu là
một sự cảm nhận tinh tế về không gian vật lí, không gian có thật,
nhưng trong không gian ấy con người lại gợi lên cái cảm giác như
đánh mất một điều gì, hình ảnh của không gian như không nắm
được, không giữ được càng trở nên vô định khiến lòng người chơi
vơi hơn.
Nỗi “khắc khoải” không gian trong thơ Huy Cận trước cách
mạng thường nghiêng về “nỗi buồn, “nỗi nhớ” với không gian của vũ
trụ bí ẩn, rợn ngợp. Sau cách mạng, sự “khắc khoải” về không gian
trong thơ ông nghiêng về không gian trần thế, không gian tự nhiên
gắn bó với hình ảnh của làng quê, nông thôn có hình ảnh của khu
vườn, nhà cửa, con sông, bến nước,….Và nỗi buồn cô đơn rợn ngợp
của thi sĩ trong không gian giờ cũng được thay bằng những hình ảnh
mới, tươi tắn hơn.
2.4.2. Cảm thức “thời gian bất định”
Có thể nhận thấy ở thơ Huy Cận là sự ám ảnh không nguôi
về thời gian. Thời gian bất định, luôn vận động không ngừng như
một quy luật tất yếu của tự nhiên trong sự mâu thuẫn của thời gian
“đứng yên”. Quy luật ấy cũng mang theo tâm trạng của con người